2.3. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
2.3.3. Vấn đề kế thừa thỏa thuận trọng tài
Về vấn đề kế thừa thỏa thuận trọng tài, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.150
Như vậy, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực kể cả khi một trong các bên của thỏa thuận khơng cịn tồn tại hoặc khơng còn khả năng tham gia giao dịch. Nếu một bên là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó. Tương tự, nếu một bên là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức nào tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận khác rằng hiệu lực thỏa thuận trọng tài sẽ chấm dứt khi một bên chết, giải thế hoặc chấm dứt thì những người thừa kế của bên đó sẽ khơng phải chịu sự điều chỉnh của nội dung thỏa thuận trọng tài. Quy định này của pháp luật Việt Nam tương tự như quy định của Luật trọng tài Anh năm 1996. Điều này thể hiện sự hài hịa hóa của pháp luật Việt Nam trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong quá trình xây dựng pháp luật về trọng tài thương mại...151
Tóm lại, quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài là phù hợp với thực tiễn pháp lý của đời sống xã hội Việt Nam, hài hòa với pháp luật quốc tế mà trong đó là thể hiện sự tương thích với Luật mẫu UNCITRAL; đảm bảo tốt quyền lợi của các bên tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài. Đồng thời, các quy định này cũng giúp cho các chủ thể liên quan như Hội đồng trọng tài, Tịa án có căn cứ để thực hiện các nhiệm vụ, công việc cụ thể. Mặt khác, những quy định này còn đảm bảo được trật tự xã hội hiện có.
150 Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại nói chung, thỏa thuận trọng tài nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể, thể hiện ở sự ra đời của Luật trọng tài thương mại năm 2010, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định Luật trọng tài thương mại năm 2010 có sự tương thích với pháp luật Anh, Hoa Kỳ hay điển hình là Luật mẫu UNCITRAL như quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài, nội dung thỏa thuận, hiệu lực thỏa thuận... Điều này đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động xác lập thỏa thuận trọng tài được diễn ra một cách hiệu quả và có hiệu lực trên thực tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định như phạm vi hình thức của thỏa thuận trọng tài tuy đã tiệm cận với Luật mẫu UNCITRAL nhưng vẫn còn hạn chế so với pháp luật Anh hay những bất cập trong quy định về xác định thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài, năng lực hành vi dân sự trong xác lập thỏa thuận trọng tài, sự chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật về nội dung thỏa thuận trọng tài không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.... Để khắc phục những bất cập này, chúng ta cần học tập kinh nghiệm cũng như xem xét quy định của pháp luật các nước về vấn đề này để tạo cơ sở cho việc xây dựng pháp luật về trọng tài nói chung, thỏa thuận trọng tài nói riêng của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và hài hòa với pháp luật thế giới.
KẾT LUẬN
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp cổ nhất được sử dụng để giải quyết tranh chấp hoặc mối quan hệ bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hoạt động trọng tài ở các quốc gia trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu đời và ở các nước này hoạt động trọng tài đều được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài. Ở các nước theo hệ thống pháp luật thông luật hầu hết đều có Luật Trọng tài. Ví dụ: Hoa Kỳ có Luật Trọng tài liên bang năm 1925, Anh có Luật Trọng tài năm 1959, 1975, 1979; Australia có Luật liên bang về Trọng tài Thương mại quốc tế và các Luật Trọng tài của các bang, Brazil, Trung Quốc và rất nhiều các quốc gia khác ở các hệ thống pháp luật khác nhau từ lâu đều đã có Luật Trọng tài. Ở các nước theo truyền thống luật dân sự, một số nước đưa các quy định của pháp luật về Trọng tài vào trong Bộ luật Tố tụng Dân sự như Áo, Đức, Pháp, Ý… Tuy nhiên có một số nước lại ban hành Luật Trọng tài riêng như Phần Lan, Đan Mạch…
Ở Việt Nam, Pháp luật về trọng tài được hình thành từ năm 1960 với Nghị định số 20/TTg của Thủ tướng chính phủ về trọng tài kinh tế. Sau đó, quy định về trọng tài lần lượt được sửa đổi qua Nghị định số 116-CP, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và hiện nay là Luật trọng tài thương mại năm 2010. Pháp luật hiện nay của Việt Nam về trọng tài thương mại tồn tại những quy định có sự tương thích với pháp luật Anh, Hoa Kỳ hay điển hình là Luật mẫu UNCITRAL như quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài, nội dung thỏa thuận, hiệu lực thỏa thuận... Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động trọng tài tại Việt Nam được phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập nhất định mà pháp luật Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của pháp luật Anh, Luật Mẫu UNCITRAL hay pháp luật các nước trên thế giới để xem xét sửa đổi cho phù hợp và rõ ràng trong quy định nhằm thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phát triển hơn nữa.
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL. Đồng thời, có sự so sánh đối chiếu
các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL về thỏa thuận trọng tài. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, phân tích các quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, Luận văn đã tiến hành so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL với pháp luật Việt Nam. Từ kết quả so sánh này, luận văn đã đề ra hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề xây dựng
quy phạm pháp luật về thỏa thuận trọng tài như sau:
Một là, bổ sung quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại. Thêm trường hợp các bên có thể chứng minh bằng văn bản rằng có tài liệu tham khảo về thỏa thuận trọng tài đã được ghi nhận bằng bất kỳ
phương tiện nào.
Hai là, sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại về
cách xác định năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài. Theo đó, năng lực hành vi của các bên sẽ theo pháp luật các bên mang quốc tịch. Quy định này nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất trong hệ thống pháp luật
Việt Nam cũng như dễ dàng trong việc xác định năng lực hành vi của các bên trong thỏa thuận trọng tài, đảm bảo pháp luật Việt Nam hài hòa với pháp luật thế giới.
Ba là, sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại cho tương thích với khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại về thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội sẽ không phát sinh hiệu lực. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc quy định của pháp luật Việt Nam nhằm tránh việc hiểu không đúng.
Trong phạm vi Luận văn này, chắc chắn không thể bao quát và giải quyết triệt để toàn bộ các vấn đề đặt ra đối với pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài. Tác giả hi vọng, việc nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài với pháp luật Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL sẽ góp phần trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về thỏa thuận trọng tài cũng như thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGỒI
1. Cơng ước La Haye năm 1907.
2. Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngồi.
3. Cơng ước La Haye I năm 1988.
4. Công ước Châu Âu về trọng tài thương mại năm 1961.
5. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985. 6. Đạo luật trọng tài liên bang Hoa Kỳ năm 1925.
7. Luật trọng tài Anh năm 1996.
8. Quy tắc trọng tài thương mại của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ.
B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
9. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013. 10. Bộ luật Dân sự năm 2005.
11. Bộ luật Dân sự năm 2015.
12. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, bổ sung sửa đổi năm 2011. 13. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
14. Luật Đầu tư năm 2014.
15. Luật Giao dịch điện tử năm 2005. 16. Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 17. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
18. Nghị định số 04-TTg ngày 04/01/1960 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế.
19. Nghị định số 20/TTg ngày 14/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ về về Tổ
chức Trọng tài kinh tế Nhà nước.
20. Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 của Chính phủ về chế độ hợp đồng
21. Nghị định số 75-CP ngày 14/04/1975 của Chính phủ ban hành Điều lệ Tổ
chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế.
22. Nghị định số 62/HĐBT ngày 17/04/1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện.
23. Nghị định số 116-CP ngày 05/9/1994 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
24. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
25. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại.
26. Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ Về tổ chức trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
27. Đỗ Văn Đại (2007), “Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (6), tr. 34 – 44.
28. Đỗ Văn Đại (2008), “Về thỏa thuận chọn trọng tài nước ngồi”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (01), tr. 49 – 56.
29. Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2013), Trọng tài
thương mại và pháp luật trọng tài thương mại, Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật trung ương, Hà Nội.
32. Hội luật gia Việt Nam (2009), Giới thiệu tóm tắt Luật trọng tài của một số
33. Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc
tế nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Textbook international trade and business law, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí
Minh.
37. Viện khoa học pháp lý (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005
– tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
38. Earl S. Wolaver (1934), “The Historical Background of Commercial Arbitration”, University of Pennsylvania law review, (December 1934), pp.
132 – 146.
39. Guy Pendell and David Bridge (2012), “Arbitration in England and Wales”,
CMS Guide to Arbitration, Vol I, pp. 299 – 328.
40. IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide England and Wales,
Allen & Overy, London.
41. IBA Arbitration Committee (2012), Arbitration Guide United State,
Debevoise & Plimpton LLP, New York.
42. International Council for Commercial Arbitration (2011), ICCA’s Guide to
the Interpretation of the1958 NewYork Convention: A Handbook for Judge,
International Council for Commercial Arbitration , Schiedam.
43. Jack Wright Nelson (2014), “International Commercial Arbitration in Asia: Hong Kong, Australia and India Compared”, Asian International Arbitration
44. Joseph W. Goodman (2003), “The Pros and Cons of Online Dispute Resolution an assessment of Cyber mediation Websites”, Duke Law & Technology Review, vol 2, pp. 1 – 16.
45. Kyriaki Noussia (2010), Confidentiality in International Commercial Arbitration A Comparative Analysis of the Position under English, US, German and French Law, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Berlin.
46. Lan Q. Hang (2001), “Online Dispute Resolution Systems: The Future of Cyberspace Law”, Santa Clara Law Review, Volume 41, pp. 837 – 866.
47. Robert V. Massey, Jr. (2003), History of Arbitration and Grievance Arbitration in the United States, West Virginia University Extension Service
Institute for Labor Studies and Research, Virginia.
48. William P. Mills, III (1989), “State International Arbitration Statutes and the U.S. Arbitration Act: Unifying the Availability of Interim Relief”, Fordham International Law Journal, Volum 13 Issue 4, pp. 604 – 648.
D. WEBSITE 49. https://www.adr.org 50. http://legal.moit.gov.vn 51. http://www.ncseif.gov.vn 52. http://moj.gov.vn 53. http://tapchitaichinh.vn 54. http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn 55. www.nclp.org.vn 56. https://www.uncitral.org 57. http://law.justia.com 58. http://www.hcmulaw.edu.vn