4.2.3 .2Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu
5.3 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lv sử ụng vốn lưu động.
5.3.2.1 Biện pháp quản lý sản phẩm dở dang tại công ty
Sản phẩm dở dang là một bộ phận trong hàng tồn kho, có vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như trong quản lý sử dụng vốn lưu động. Nếu sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất cao sẽ làm chậm vòng quay vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng nếu quá thấp sẽ dẫn đến việc gián đoạn sản xuất giữa các khâu, không đảm bảo hiệu quả sản xuất và cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần phải cải tiến công tác quản lý sản phẩm dở dang giữa các khâu sản xuất được tốt hơn.
Với Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam việc sản xuất thông qua một dây chuyền sản xuất liên tục. Nhưng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty lại chiếm tỷ trọng tương đối khơng đáng kể hầu như là khơng có) trong tổng giá trị hàng tồn kho nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động không bị ảnh hưởng nhiều. Do đó nếu muốn tiếp tục duy trì việc sử dụng VLĐ theo chiều hướng tích cực thì cơng ty cần phải đầu tư đúng lúc và có hiệu quả vào máy móc, thiết bị sản xuất đảm bảo cho dây chuyền sản xuất được đồng bộ nhằm tăng năng suất lao động và đồng thời cũng giảm bớt sản phẩm dở dang trong hàng tồn kho.
Ngoài ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản phẩm dở dang là cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ q trình sản xuất quản lý máy móc thiết bị như: bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho q trình sản xuất được liên tục.
58
5.3.2.2 Biện pháp giảm tồn kho thành phẩm
Muốn tăng vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp nào cũng quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ thành phẩm vì bên cạnh việc tăng vịng quay của hàng tồn kho thì cịn làm tăng hiệu quả sản xuất vốn lưu động đồng thời tăng lợi nhuận doanh nghiệp để tăng vốn nhằm tái sản xuất.
Hiện tại công ty đang quản lý tốt hệ thống máy móc trang thiết bị của mình bằng việc sửa chữa những máy móc thiết bị hiện có, đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác, từ đó giảm được lượng sản phẩm tồn kho làm cho vốn lưu động bị ứ đọng làm tăng hiệu quả của công ty.
Bên cạnh đó cơng ty cũng cần cố gắng giữ những khách hàng quen thuộc của mình có thể bằng các biện pháp kích thích tiêu thụ hay tập trung nghiên cứu đa dạng hóa những sản phẩm đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Nâng cao tay nghề của công nhân viên để tạo ra được những sản phẩm chất lượng.
Ngồi ra cơng ty cần tìm mọi biện pháp làm nổi bật hình ảnh sản phẩm của mình trong nhận thức của khách hàng, bằng cách đi chào hàng, trưng bày sản phẩm, có chính sách chiết khấu hợp lý….cho khách hàng.
5.3.3 Biện pháp quản l khoản phải thu
Khoản phải thu là một bộ phận của VLĐ, việc quản lý khoản phải thu có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như thực tế tình hình kinh doanh của cơng ty hiện nay thì việc cho khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao quản lý khoản phải thu một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam hiện nay có một số khách hàng có yêu cầu thời hạn tín dụng nhưng chưa được quan tâm. Điều này có thể làm mất đi một mối lợi cho cơng ty vì đi kèm với việc nới rộng thời hạn tín dụng là sự tăng lên của doanh thu. Để đánh giá yêu cầu tín dụng của khách hàng, sau đó dùng phương pháp cho điểm để xác định thời hạn tín dụng có thể chấp nhận đối với khách hàng.
Thông qua việc áp dụng phương thức phân tích yêu cầu tín dụng sẽ thu hút được khách hàng có tài chính yếu hơn làm cho doanh số bán tăng lên, bên cạnh đó
59
phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí vốn đầu tư cho việc áp dụng yêu cầu tín dụng, chi phí cho việc thu tiền…Do đó, cơng ty cịn tính tốn phần chênh lệch giữa thu nhập tăng thêm và chi phí tăng thêm để đảm bảo có lời cho doanh nghiệp ta tiến hành như sau:
Bước 1: Phân loại khách hàng dựa trên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của cơng ty qua các năm
Bước 2: Xác định yêu cầu của thời hạn tín dụng của khách hàng: căn cứ vào sổ theo dõi công nợ của công ty để xác định thời hạn tín dụng mà khách hàng yêu cầu
Bước 3: Đánh giá khách hàng bằng phương pháp cho điểm. Tổng số điểm tối đa là 10, trong đó:
Phẩm chất, tư cách tín dụng: dựa vào khả năng thanh tốn của khách hàng đối với doanh nghiệp về các khoản nợ. Điểm tối đa là 4.
Vốn của khách hàng: đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Điểm tối đa của khoản này là 1.
Năng lực trả nợ: dựa vào khả năng thanh toán của khách hàng đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả. Điểm tối đa là 2.
Thế chấp: xem xét tài sản dùng để tài trợ cho các khoản nợ. Điểm tối đa là 2.
Điều kiện kinh tế: nói đến khả năng phát triển của khách hàng dựa trên đánh gia chủ quan của doanh nghiệp. Điểm tối đa là 1.
Bước 4: Xác định độ tin cậy đối với khách hàng. Tổng điểm x 10%
Thời hạn tín dụng có thế chấp = Độ tin cậy về yêu cầu tín dụng từng KH x Thời hạn tín dụng khách hàng yêu cầu
Bước 5: Xác định doanh số tăng thêm khi áp dụng thời hạn tín dụng mới cho khách hàng.
Tính thu nhập rịng tương ứng với phần tăng thêm:
TNR = TN tăng thêm – Chi phí vốn đầu tư Trong đó:
o TN tăng thêm = Doanh thu tăng thêm – (Giá vốn tương ứng với doanh thu tăng thêm + Chi phí khác)
60
o Chi phí vốn đầu tư = khoản phải thu tăng thêm x chi phí vốn
o Khoản phải thu tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Thời hạn tín dụng có thể chấp nhận /360
Nếu TNR > 0: chấp nhận đối với khách hàng
Nếu TNR <=0: không chấp nhận thời hạn tín dụng cho khách hàng.
Như vậy, dựa vào những điều kiện và kết quả trên sẽ giúp cơng ty kiểm sốt và quản lý tốt khoản phải thu.
61
KẾT LUẬN
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động là nhiệm vụ thường xuyên và là mục tiêu lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn lưu động, đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản lưu động đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động ở Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam. Đồng thời qua đó nhằm tìm ra những ngun nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Với những biện pháp đã nêu ra trong bài luận văn này, hy vọng rằng nó có thể giúp ích được cho công ty trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi sự cố gắng, quan tâm thường xuyên của ban lãnh đạo cũng như tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty chứ không phải chỉ ở một bộ phận chức năng hay một cá nhân nào đó.
62
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS. Ngơ Kim Thanh (2013). Giáo trình Quản trị oanh nghiệp Phần 2. Đại học Kinh tế Quốc dân.
https://caphesach.wordpress.com/2013/10/27/nguyen-nhan-va-nhung-rui-ro- tiem-an-cua-no-cong-cua-viet-nam/ http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-quan-ly-hang-ton-kho-35192/ http://voer.edu.vn/m/mot-so-van-de-hoat-dong-gia-cong-may-mac-xuat- khau/4b2f67ba https://voer.edu.vn/m/noi-dung-quan-tri-von-luu-dong/40cc6193