Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AS (Trang 41)

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN AS

4.1 Giới thiệu quy trình kiểm toán chung tại công ty Kiểm toán AS

4.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trước ngày nhóm kiểm tốn xuống cơng ty khách hàng, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ

gửi kế hoạch kiểm tốn cho khách hàng xem. Kế hoạch kiểm toán bao gồm: - Danh sách nhóm kiểm tốn

- Thời gian dự kiến kiểm tốn, cơng việc cụ thể sẽ thực hiện

- Danh sách yêu cầu kế tốn cơng ty khách hàng cung cấp tài liệu: Nhật kí chung, Bảng

cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, Chi tiết công nợ khách hàng,… Khi đến văn phịng tại cơng ty khách hàng, KTV và trợ lý kiểm toán tiến hành thu

thập các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán như Giấy phép đầu tư; Biên bản họp Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông, Ban giám đốc để xem có sự thay đổi nhân sự trong năm hoặc có

thay đổi tỷ lệ góp vốn hay khơng. Cịn đối với công ty khách hàng mới, KTV sẽ xem sơ lược

toàn bộ các sổ kế tốn để tìm hiểu quy trình hoạt động và chu trình kinh doanh của công ty khách hàng.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán tại cơng ty kiểm tốn AS bao gồm thực hiện thử

nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản (bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết).

4.1.2.1 Thử nghiệm kiểm soát:

KTV và trợ lý kiểm toán sẽ kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục KSNB như: - Kiểm kê quỹ tiền mặt và sau đó xem xét lại biên bản kiểm kê quỹ.

- Kiểm kê hàng tồn kho và TSCĐ của công ty

- Kiểm tra bảng đối chiếu tiền gửi của công ty khách hàng với ngân hàng (Thư xác nhận của ngân hàng)

- Kiểm tra lại công nợ để đảm bảo khách hàng có thực hiện hay khơng. (Thư xác nhận công nợ của công ty khách hàng)

4.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản:

- Thủ tục phân tích:

KTV của cơng ty Kiểm tốn AS sẽ tiến hành các thủ tục phân tích để phát hiện những biến động bất thường. Các thủ tục phân tích bao gồm:

+ So sánh tỷ trọng các khoản mục trên BCTC giữa năm trước và năm nay.

+ Phân tích biến động chỉ tiêu theo tháng như doanh thu; giá vốn; tỷ lệ lãi gộp; các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…

- Thử nghiệm chi tiết: + Kiểm tra số dư:

KTV hoặc trợ lý kiểm toán sẽ kiểm tra số dư đầu kỳ trên sổ sách kế tốn có khớp với báo cáo kiểm tốn năm trước hay không. Nếu số dư đầu kỳ giữa sổ sách kế tốn và báo cáo kiểm tốn năm trước khơng khớp, KTV sẽ tìm hiểu ngun nhân, thơng thường là do kế tốn

khơng điều chỉnh lại sổ kế tốn theo bút toán điều chỉnh của Báo cáo kiểm toán năm trước.

KTV kiểm tra số dư cuối kỳ bằng phương pháp gửi thư xác nhận đến ngân hàng, gửi

thư xác nhận cơng nợ. Ngồi ra KTV sẽ đối chiếu số dư cuối kỳ giữa các sổ sách kế tốn

xem có khớp với nhau hay khơng. Sau đó kiểm tra các phát sinh tăng giảm trong kỳ để kiểm tra tính bất thường, kiểm tra lại việc tính khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ công cụ dụng cụ của kế toán để chốt được số dư cuối kỳ một cách chính xác.

+ Kiểm tra nghiệp vụ:

KTV và trợ lý kiểm toán sẽ chọn mẫu hoặc chọn toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh

trong năm tài chính nếu phát sinh ít hoặc rủi ro kiểm sốt cao.

KTV và trợ lý kiểm toán sẽ tìm chứng từ để đối chiếu với sổ sách để kiểm tra các

nghiệp vụ này có được ghi chép vào sổ sách đầy đủ hay khơng. Ngồi ra nhóm kiểm tốn cũng sẽ kiểm tra chứng từ để xem nghiệp vụ này có thực sự phát sinh hay khơng và chứng từ

này có hợp lý, hợp lệ và hợp phát theo quy định của pháp luật hay không. 4.1.3 Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

4.1.3.1 Tổng hợp

- Trước khi kết thúc cuộc kiểm tốn tại cơng ty khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ họp lại

với nhau để thảo luận những vấn đề phát sinh của từng phần hành được giao, sau đó mỗi

người sẽ ghi vấn đề cần trao đổi và giải quyết với kế toán vào giấy làm việc của mình rồi đưa cho trưởng nhóm kiểm tốn để tổng hợp vấn đề. Trưởng nhóm sẽ trao đổi tất cả vấn đề

phát sinh trong cuộc kiểm toán với ban giám đốc và kế tốn của cơng ty khách hàng để giải quyết những vấn đề khúc mắc.

- Sau khi trao đổi với ban giám đốc và kế tốn, trưởng nhóm sẽ lập biên bản trao đổi và

gửi cho ban giám đốc cùng những người có liên quan.

4.1.3.2 Kết luận

- Tập hợp các sai sót phát hiện:

Các thành viên trong nhóm kiểm tốn sẽ phải hồn thành tất cả giấy tờ làm việc của các phần hành mà nhóm trưởng phân cơng. Trưởng nhóm kiểm tốn sẽ xem xét và tập hợp

các bút toán điều chỉnh từ các trợ lý kiểm tốn, những sai sót mà trợ lý kiểm tốn phát hiện được trong q trình kiểm tốn và bổ sung những sổ sách kế tốn mà phía khách hàng cung

cấp thiếu. Sau đó trưởng nhóm sẽ trao đổi lại với kế tốn trưởng cơng ty khách hàng. - Xem xét các sự kiện trước và sau ngày khóa sổ:

Trưởng nhóm sẽ xem xét các ghi chú sau ngày khóa sổ lập BCTC. Vì sau ngày kết thúc niên độ có thể xảy ra các sự kiện quan trọng và ảnh hưởng đến BCTC như hỏa hoạn, cháy xưởng, cháy nhà kho, hàng hóa gặp tai nạn trong lúc vận chuyển tới công ty,…. Việc

này sẽ được nhóm trưởng tiến hành phỏng vấn các nhân viên của công ty khách hàng và nhóm trưởng sẽ ghi chú lại.

4.1.3.3 Lập báo cáo:

- KTV sẽ là người lập báo cáo kiểm tốn, sau đó sẽ chuyển tồn bộ hồ sơ và báo cáo kiểm tốn cho trưởng phịng nghiệp vụ rà sốt lại. Trưởng phịng nghiệp vụ sẽ đề nghị KTV giải thích, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung sai hoặc thiếu trong hồ sơ kiểm toán trước khi

phát hành Báo cáo kiểm toán dự thảo. Sau khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng về bản dự thảo báo cáo kiểm toán, nếu hai bên khơng có bất đồng ý kiến, cơng ty Kiểm Tốn AS sẽ phát hành báo cáo kiểm tốn chính thức.

- Lưu trữ hồ sơ tại Công ty Kiểm Toán AS được chia làm hai loại:

+ Hồ sơ thường trực: Loại hồ sơ này được sử dụng để lưu trữ những thông tin,

tài liệu về khách hàng mà KTV thường xuyên sử dụng cho nhiều năm kiểm toán. Hồ sơ thường trực bao gồm: Thông tin chung về khách hàng như giấy phép kinh doanh, điều lệ,

báo cáo thành lập; Các thông tin pháp luật; Tài liệu về thuế; Các tài liệu khác như hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động, quy chế trả lương, …

+ Hồ sơ làm việc: Loại hồ sơ này được tổ chức lưu trữ theo từng năm, mỗi năm cơng ty Kiểm Tốn AS kiểm tốn một khách hàng là sẽ có một hồ sơ làm việc mới. Các giai

đoạn của cuộc kiểm tốn sẽ được trình bày đầy đủ trong hồ sơ. Hồ sơ làm việc là nơi lưu trữ

tất cả các giấy làm việc và bằng chứng kiểm toán mà KTV và trợ lý kiểm tốn thực hiện trong q trình làm việc.

4.2 Quy trình kiểm tốn khoản mục TSCĐ trong BCTC tại Cơng ty TNHH Kiểm Tốn AS AS

4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.2.1.1 Thu thập tài liệu do khách hàng cung cấp

- Trước khi bắt đầu tiến hành kiểm toán, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ yêu cầu khách

hàng cung cấp một số tài liệu liên quan đến TSCĐ và chi phí khấu hao bao gồm:

- Bảng cân đối phát sinh, nhật kí chung, sổ cái hoặc sổ chi tiết TSCĐ và chi phí khấu

hao. Nếu là khách hàng mới, Trưởng nhóm sẽ yêu cầu cung cấp Bảng tổng hợp về số dư đầu kỳ để so sánh với số dư cuối kỳ trên BCTC của năm trước.

- Bảng tổng hợp phát sinh tăng, giảm của nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của từng loại TSCĐ.

- Danh sách tài sản tăng từ hoạt động mua tài sản hoặc từ xây dựng cơ bản chuyển sang; Danh sách tài sản giảm do thanh lý, nhượng bán trong kỳ.

- Bảng tính khấu hao TSCĐ trong năm tài chính của khách hàng.

- Tất cả chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ tăng hoặc giảm của TSCĐ trong năm như hợp đồng mua bán TSCĐ, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm thu, tờ khai nhập

khẩu,…

- Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà KTV có thể yêu cầu khách

hàng cung cấp thêm các tài liệu khác để bổ sung bằng chứng phục vụ cho cuộc kiểm toán

được diễn ra thuận lợi.

4.2.1.2 Xây dựng mức trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu, mức trọng

yếu được xác lập bao gồm mức trọng yếu tổng thể của BCTC, mức trọng yếu thực hiện và

chóng và chính xác hơn. KTV dựa vào những hiểu biết cơ bản về đơn vị khách hàng, về lĩnh

vực kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện và những kinh nghiệm chun mơn của mình

để xác lập mức trọng yếu cho BCTC. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phải kiểm

tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong niên độ BCTC nhằm đảm bảo khơng có sai sót trọng yếu trên khoản mục TSCĐ.

Bảng 4.1: Tỷ lệ sử dụng mức trọng yếu dựa vào ba chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn

Mức trọng yếu tổng thể 3% - 5% Mức trọng yếu thực hiện 50%-75%

Ngưỡng sai sót khơng đáng kể 2%-4%

4.2.1.3 Đề ra mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu của kiểm tốn BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng là giúp cho KTV đưa ra ý kiến chính xác về BCTC hay các khoản mục riêng có được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành hay khơng.

Mục tiêu của kiểm toán cũng giúp cho doanh nghiệp được kiểm tốn thấy rõ những

sai sót để khắc phục từ đó nâng cao chất lượng thơng tin tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng luôn ở mức tối đa, trước mỗi cuộc kiểm tốn, KTV ln phải xác định rõ mục tiêu kiểm toán bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết cho từng phần hành.

- Mục tiêu kiểm toán TSCĐ như sau:

+ Hiện hữu: TSCĐ thể hiện trên BCTC là có thật

+ Quyền sở hữu: TSCĐ thể hiện trên BCTC thuộc quyền sở hữu/kiểm soát của

doanh nghiệp.

+ Đầy đủ: TSCĐ thuộc quyền sở hữu/kiểm soát của doanh nghiệp đã được ghi chép đầy đủ.

+ Ghi chép chính xác: Số liệu chi tiết của tài khoản TSCĐ khớp đúng với số dư trên sổ cái. Các phép tính liên quan đến TSCĐ đều chính xác về số học.

+ Đánh giá: TSCĐ thể hiện trên BCTC và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá được ghi nhận phù hợp chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành.

+ Trình bày và Thuyết minh: TSCĐ được trình bày và thuyết minh là có thật,

thuộc về đơn vị, đầy đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng. - Chi phí khấu hao:

+ Xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao.

+ Kiểm tra việc tính tốn mức khấu hao có chính xác hay khơng?

+ Xem xẻt việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao hay giảm xuống do thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ.

4.2.1.4 Đánh giá HTKSNB của Doanh nghiệp

Đánh giá HTKSNB của một doanh nghiệp là một bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình kiểm tốn. Đánh giá HTKSNB giúp KTV có một cái nhìn tổng qt và tồn diện về doanh nghiệp, từ đó KTV có thể đưa ra những phương pháp tiếp cận một cách hợp lý nhất.

Tuy nhiên, khách hàng của cơng ty Kiểm Tốn AS đa số đều là những doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, thời gian kiểm toán bị hạn chế. Vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB thường được thực hiện chung khi tìm hiểu và chấp nhận khách hàng, việc tìm hiểu

và đánh giá HTKSNB được thực hiện đồng thời cho tất cả các khoản mục trong quy trình

kiểm tốn.

Đối vơi khoản mục TSCĐ, KTV sẽ dựa vào kết quả đánh giá chung về HTKSNB, kết

hợp phỏng vấn khách hàng về quy trình quản lý và hạch toán TSCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ. Sau đó KTV hồn thành bảng câu hỏi sau để có được kết quả đánh giá HTKSNB hữu

Bảng 4.2 : Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Câu hỏi Trả lời Không áp dụng Có Khơng Yếu kém Ghi chú Quan trọng Thứ yếu

Người phê chuẩn việc mua sắm, thanh

lý TSCĐ có khác với người ghi sổ hay

khơng?

Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm

TSCĐ hay khơng?

Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ kế tốn hay khơng?

Có kiểm kê định kì với TSCĐ và đối

chiếu với sổ không?

Các chênh lệch giữa dự toán và giá thành thực tế có được xét duyệt và phê

chuẩn hay khơng?

Khi nhượng bán hay thanh lý TSCĐ, có

lập Hội đồng thanh lý bao gồm các

thành viên theo đúng quy định hay

khơng?

Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ tăng nguyên giá TSCĐ hay tính

vào chi phí của niên độ hay khơng? Có lập báo cáo định kì về TSCĐ khơng

4.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

4.2.2.1 Thử nghiệm cơ bản kiểm toán TSCĐ

- Thủ tục phân tích:

+ So sánh tình hình tăng giảm các số dư của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình, TSCĐ th tài chính, xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư năm nay với năm trước,

nếu có biến động bất thường thì KTV sẽ tìm hiểu ngun nhân.

+ KTV sẽ tính tỷ trọng TSCĐ so với tổng tài sản được sử dụng để đánh giá mức trọng yếu của TSCĐ so với các khoản mục tài sản khác. Thông thường TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản. Do vậy nếu khoản mục này có sai sót thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC.

+ KTV sẽ tính tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng TSCĐ để xem khoản

mục nào của TSCĐ trọng yếu nhất.

+ KTV tính tỷ trọng TSCĐ so với vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và xác định các nguồn tài trợ để hình thành TSCĐ trong doanh nghiệp.

+ KTV sẽ so sánh các chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng năm nay với từng

tháng năm trước. Sau đó lưu ý những tháng có chi phí sửa chữa bảo trì bất thường.

- Thử nghiệm chi tiết:

+ Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tài thời điểm kết thúc niên độ:

Thời điểm cuối niên độ thường là ngày 30/12 hoặc 31/12, cũng có thể thời gian là đầu tháng 1, KTV và trợ lý kiểm toán sẽ có mặt tại cơng ty khách hàng để chứng kiến kiểm kê TSCĐ.

Thông thường KTV sẽ chứng kiến kiểm kê các tài sản mua trong năm tài chính và có thể mở

rộng đến các tài sản mua trong những năm trước, khơng chứng kiến kiểm kê tồn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Nếu KSNB của doanh nghiệp đó quá yếu kém, KTV sẽ chứng kiến kiểm kê tồn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Sau đó KTV sẽ lập biên bản kiểm kê và đối chiếu với danh mục TSCĐ của doanh nghiệp. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có sự xác nhận của KTV và đại diện doanh nghiệp.

 Đối chiếu số dư đầu kỳ:

Đối với khách hàng cũ, KTV hoặc trợ lý kiểm toán sẽ đối chiếu số dư đầu kỳ của TSCĐ trên Cân đối phát sinh, sổ cái với số dư cuối kỳ trên BCTC đã được kiểm toán vào năm trước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán AS (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)