Nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP –

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP AN ở trường THPT (Trang 30 - 31)

AN ở các trường THPT

Đồ dùng dạy học chỉ có thể phát huy được những vai trị quan trọng trong dạy học như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận khi được sử dụng một cách hiệu quả. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN ở các trường THPT là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng khơng có cơng thức chung cho việc sử dụng các loại đồ dùng dạy học khác nhau vào những tình huống, mục đích khác nhau. Bởi vậy, người sử dụng đồ dùng dạy học cần biết lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp cho mục đích dạy học cụ thể, trong những tình huống, hồn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, cần tăng cường sử dụng một cách đa dạng về chủng loại đồ dùng dạy học và phong phú về mục đích của hành động học tập. Ngoài ra, giáo viên cần phát triển kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, cũng như kỹ năng tự phản hồi, tự kiểm soát, tự điều khiển, tự điều chỉnh trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Sự đánh giá của đồng nghiệp, học sinh về hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học là cần thiết nhưng sự tự đánh giá của mỗi giáo viên về hiệu quả sử dụng của bản thân càng quan trọng hơn.

Cụ thể hơn, với việc đa dạng hóa mục đích sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN ở các trường THPT, chúng tơi đề xuất có thể sử dụng đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh sử dụng các loại đồ dùng dạy học để khai thác kiến thức mới; giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để giải thích, minh họa những khái niệm, các cấu tạo, hành động phức tạp; giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong q trình tổ chức thảo luận nhóm, ơn tập kiến thức…

31

Nhằm tăng hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN, giáo viên cần lưu ý phát triển tư duy, tưởng tượng của học sinh bên cạnh việc phát triển khả năng hiểu khái niệm, khả năng quan sát đối tượng. Nói cách khác, khơng chỉ tận dụng ưu thế trực quan cụ thể của đồ dùng dạy học mà còn cần sử dụng chúng làm cơ sở phát triển nhận thức lý tính của người học. Điều này có thể thực hiện được thơng qua việc kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học với các phương pháp khác có ưu thế trong việc phát triển tư duy, tưởng tượng, như đàm thoại gợi mở với các câu hỏi phân tích, so sánh tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng, nêu và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP AN ở trường THPT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)