Mức độ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP AN ở trường THPT (Trang 33 - 36)

1. Khả năng áp dụng giải pháp

- Các đồ dùng dạy học trong đề tài dễ làm và dễ áp dụng, giá thành cho mỗi sản phẩm đồ dùng không cao. Giáo viên vận dụng, áp dụng ở tất cả các trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh cụ thể.

- Việc tổ chức thực hiện cũng có thể diễn ra trong nhiều hồn cảnh khác nhau như: thảo luận nhóm, viết chủ đề, tranh luận vấn đề, làm dự án...

- Nói chung, đề tài có thể dễ dàng áp dụng rộng rãi trong quá trình giảng.

2. Lĩnh vực: bộ môn GDQP-AN trong lĩnh vực sáng tạo cải tiến đồ dùng dạy học. 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến

- Đầu tiên đề tài được áp dụng trong bộ môn GD.QPAN ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. Nếu đề tài được nghiệm thu, khả năng áp dụng được hầu hết các trường THPT. Bởi tính dễ áp dụng và dễ thực hiện của đề tài sẽ đem lại cho giáo viên giảng dạy áp dụng và

34

sáng tạo nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Qua đó, người giáo viên khi đứng lớp sẽ trao đổi kiến thức chuyên mơn từ phía học sinh và ngược lại.

4. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó: điều kiện cơ sở vật chất

Để áp dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong bộ môn GDQP – AN ở các trường THPT, từ đó nâng cao chất lượng dạy học mơn học này, cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở GD&ĐT cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học bộ môn GDQP – AN cho các trường THPT, trong đó bao gồm cả các đồ dùng dạy học và các thiết bị cần thiết để sử dụng các đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP-AN. Để làm tốt điều này, bên cạnh việc phân bổ kinh phí, Sở giáo dục cần có những cơng văn, thúc đẩy và hướng dẫn các trường THPT trong việc tiếp cận các loại đồ dùng dạy học, các nguồn cung cấp đồ dùng dạy học có chất lượng. Bên cạnh đó, Sở giáo dục cũng cần thúc đẩy và hỗ trợ các trường trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về việc sử dụng đồ dùng dạy học vào giảng dạy GDQP-AN cũng như thúc đẩy giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong thực hành dạy học.

4.2. Đối với các trường THPT

Các trường, một mặt, cần thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT đối với hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở THPT nói chung và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học mơn học này nói riêng. Mặt khác, các trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với Sở GD&ĐT để tiếp cận thơng tin, nguồn tài chính và các nguồn lực khác cần thiết cho việc tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao khả năng sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP-AN. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần động viên, khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc sưu tầm, bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học làm TLTQ trong dạy học.

2.3. Đối với giáo viên dạy mơn GDQP-AN

Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học làm TLTQ trong dạy học, vai trị của giáo viên dạy học mơn GDQP-AN là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP-AN, các loại đồ dùng dạy học với những đặc điểm riêng, mục đích sử dụng của từng loại và cách thức sử dụng chúng một cách hiệu quả. Để có được điều đó, bên cạnh việc tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên cần tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu. Giáo viên cũng cần trao đổi với đồng nghiệp, học sinh để nhận được những ý kiến phản hồi và tự đánh giá về cách thức sử dụng và tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP-AN.

Không thể thụ động chờ đợi sự cung cấp đồ dùng dạy học từ Sở GD&ĐT, trường THPT, giáo viên cần chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn, sưu tầm và sử dụng các loại đồ dùng dạy học có tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giáo viên cần tận dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đã được trang cấp để phục vụ cho hoạt động dạy học.

35

2.4. Đối với học sinh THPT

Học sinh cần hiểu rõ vai trò quan trọng của đồ dùng dạy học trong học mơn GDQP-AN, những mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh việc quan sát đồ dùng dạy học được giáo viên sử dụng trên lớp, học sinh cần sử dụng đồ dùng dạy học vào hoạt động tự học, ôn tập, thực hành ở nhà. Học sinh cũng cần tích cực tham gia cùng giáo viên trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học để có thể tăng hiệu quả sử dụng, khai thác triệt để thế mạnh của đồ dùng dạy học.

VI- Kết luận

- Tóm lại, Đồ dùng dạy học có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng qua sử dụng nó phải có kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ quan, sư phạm an toàn và giá cả hợp lí, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và khơng nhất thiết phải là đồ dùng đắc tiền.

- Việc trang bị đồ dùng dạy học lại phụ thuộc vào nhiều cơng tác quản lí, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong bộ mơn QPAN.

- Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại đồ dùng dạy học là một trong 6 thành tố chủ yếu của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học, giáo viên và học sinh.

- Đồ dùng dạy học chịu sự chi phố của nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Mỗi loại hình thiết bị dạy học khi đưa vào sử dụng cần được cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đồng thời cũng phải thỏa mãn các yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế thẩm mĩ và an toàn cho giáo viên và học sinh nhằm đạt kết quả mong muốn.

Để đào tạo ra những con người tồn diện thì nội dung chương trình dạy học phải đáp ứng yêu cầu như: giúp HS lĩnh hội tri thức lí thuyết, hình thành năng lực thực hành, tự nghiên cứu cho học sinh, ...Muốn đtạ được u cầu đó thì một trong các biện pháp quản lí quan trọng là tăng cường trang bị, bảo quản và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất ba biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học GDQP- AN ở các trường THPT. Các biện pháp tập trung sự tác động vào nhận thức, thái độ và kỹ năng của giáo viên, học sinh và vào điều kiện vật chất của các tư liệu trực quan. Bên cạnh những đề xuất chung về biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN, tơi cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về các loại đồ dùng dạy học khác nhau, trong đó bao gồm khả năng sử dụng vào những bài học trong chương trình GDQP-AN ở trường THPT.

Tơi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Module 20: Sử dụng các thiết bị dạy học ở Trung Học Phổ Thông – Ngô Quang Sơn. 2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Tài liệu tập huấn: dạy học tích hợp liên mơn – Vụ giáo dục trung học.

4. Thượng tá Nguyễn Mạnh tiến: thực trạng và giải pháp sử dụng tư liệu trực quan trong dạy

học mơn Giáo dục Quốc phịng ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, năm 2012.

5. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 10 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 11- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

7. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

8. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

9. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 11 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

10. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn GDQP AN ở trường THPT (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)