Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Bắc Sông Hương

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 43)

Đơn vị: Tỷ đồng Huy động vốn Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % 1. Theo thời hạn 581,767 676,250 716,683 94,483 16,24% 40,433 5,98% TG không kỳ hạn 25,335 36,397 38,937 11,062 43,66% 2,540 6,98% TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 298,505 294,142 289,903 -4,363 -1,46% -4,239 -1,44% TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 257,927 345,711 387,843 87,784 34,03% 42,132 12,19% 2. Theo loại KH 581,630 676,172 702,652 94,542 16,25% 26,480 3,92% Dân cư 573,356 669,452 693,125 96,096 16,76% 23,673 3,54% TCKT 8,271 6,716 9,470 -1,555 -18,80% 2,754 41,01% DCTC 0,003 0,004 0,057 0,001 33,33% 0,053 1325%

Qua Bảng 2.1 tổng nguồn vốn huy động được tăng qua các năm, đến năm 2018 thì tổng vốn huy động được là 716,683 tỷ đồng tăng 5,98% so với năm 2017 tức tăng 40,433 tỷ đồng. Lượng vốn huy động dồi dào này đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

 Phân theo loại khách hàng: nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau:

 Tiền gửi dân cư: đến năm 2018 thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng lên đến 693,125 tỷ đồng nghĩa là tăng 3,54% so với năm 2017. Qua các năm thì nguồn vốn này liên tục tăng với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Điều này phần nào cũng khẳng định hơn nữa uy tín của chi nhánh.

 Tiền gửi TCKT: nếu năm 2016 nguồn này là 8,271 tỷ đồng thì đến năm 2017 là 6,716 tỷ đồng hay năm 2018 là 9,470 tỷ đồng. Có sự biến động nhẹ giữa năm 2017 và 2016, giảm 18,8% so với 2016 tức là giảm 1,555 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2018 thì nguồn này tăng 41,01% so với năm 2017. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từ TCKT của chi nhánh cũng khá ổn định, điều này chứng tỏ trong 3 năm qua chi nhánh đã không ngừng thiết lập quan hệ với các TCKT trong địa bàn.

 Định chế tài chính: nguồn này đều tăng qua các năm nhưng đến 2018 thì tăng vọt đến 1325% so với 2017, tăng đến 0,053 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động của định chế tài chính qua những năm có tiến triển tốt.

Nhìn chung, đối với cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh theo nguồn vốn huy động thì nguồn huy động trong dân cư đối với tổ chức kinh tế và định chế tài chính của chi nhánh chênh lệch khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện ở khu vực có ít doanh nghiệp nên ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi từ dân cư. Ta có thể thấy nguồn vốn huy động trong dân cư ngày càng cao, trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại biến động không ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc huy động dân cư. Đây là tín hiệu tốt vì nguồn huy động trong dân cư vơ cùng dồi dào và̀ có tính ổn định cao nên sẽ đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng.

 Phân theo loại kỳ hạn: để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình thức này.

 Tiền gửi khơng kỳ hạn: nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm, vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và bên cạnh đó được dùng rất nhiều trong các sự lựa chọn của khách hàng.

 Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng phục vụ nhu cầu sinh lời với khoản tiền nhàn rỗi. Nhưng 3 năm gần đây khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm và giảm đến 4,239 tỷ đồng năm 2018.

 Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng: Với việc thúc đẩy huy động nguồn vốn dài hạn giảm rủi ro của chi nhánh bằng chính sách lãi suất cao đối với các kỳ hạn > 12 tháng là phần nào nguyên nhân khoản mục này có xu hướng ln tăng qua các năm. Năm 2017/2016 tăng 34,03% , năm 2018/2017 tăng 12,19%.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2.2: Kết quả sử dụng vốn của Agribank chi nhánh Bắc Sơng Hương

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2016 Năm2017 Năm2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 667,620 728,295 760,267 60,675 9,09% 31,972 4,39% Dư nợ trung dài hạn 169,018 203,878 251,890 34,86 20,62% 48,012 23,55% - Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn 25,32% 27,99% 33,13% Dư nợ ngắn hạn 498,602 524,417 508,377 25,815 5,18% -16,040 -3,06% - Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 74,68% 72,01% 66,87% Nợ xấu 1,851 2,970 2,238 1,119 60,45% -0,732 -24,65% -Tỷ lệ nợ xấu 0,28% 0,41% 0,29%

Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy tổng dư nợ qua các năm có xu huớng tăng lên. Tính đến năm 2018, tổng dư nợ cho vay của phòng giao dịch đạt 760,267 tỷ đồng, tăng 31,972 tỷ đồng (tương đương tăng 4,39%) so với cuối năm 2017. Trong đó:

 Cơ cấu theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2018 đạt 508,377 tỷ, giảm 16,04 tỷ so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng 66,87% dư nợ cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng, đây là xu hướng khá hợp lý, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn kinh doanh của Agribank. Bên cạnh đó, trong tình hình nền kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc cho vay các thời hạn ngắn giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động.

 Nợ xấu tuy có xu hướng tăng trong gian đoạn năm 2016 – 2017 nhưng đã giảm trở lại trong gian đoạn năm 2017 – 2018, nhìn chung khơng có biến động lớn. Cuối năm 2017 nợ xấu đạt 2,970 tỷ đồng tăng 60,45% so với năm 2016, nhưng đến cuối năm 2018 nợ xấu giảm còn 2,238% tức giảm 24,65% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Sông Hương khá tốt.

Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của Agribank chi nhánh Bắc Sơng Hương vẫn cịn gặp khó khăn, nguyên nhân là do tăng trưởng dư nợ thấp, lãi suất cho vay giảm, chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp, công tác quản trị rủi ro của Agribank tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Các biện pháp đo lường, giám sát, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank chưa phát huy được hiệu quả.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả HĐKD của Agribank chi nhánh Bắc Sông Hương

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Tổng thu nhập 53,784 65,217 71,687 11,433 21,26% 6,470 9,92 % Tổng chi phí 44,716 53,219 55,835 8,503 19,02% 2,616 4,92% Lợi nhuận 9,068 11,998 15,852 2,930 32,31% 3,854 32,12%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Agribank chi nhánh BSH)

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ nên muốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả thì phải biết sử dụng cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cũng như nỗ lực của các cán bộ nhân viên ngân hàng, chi nhánh đã đạt được một số kết quả:

 Về thu nhập:

Thu nhập chủ yếu của chi nhánh qua 3 năm là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Như vậy thì doanh thu của chi nhánh lệ thuộc khá nhiều vào các khoản tín dụng cho vay bên cạnh đó cịn có các khoản thu phí từ dịch vụ tiền lãi khi cho các tổ chức tín dụng khác vay, thu lãi tiền gửi tại NHNN. Thu từ các hoạt động dịch vụ như các phí thanh tốn qua ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thu từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, thu từ chênh lệch tỷ giá. Thu tiền lãi góp vốn với các đơn vị khác, thu từ hoạt động mua bán nợ. Ngồi ra ngân hàng cịn có các nguồn thu khơng thường xuyên như thu từ việc nhượng bán. Từ năm 2016 đến năm 2018 thì

Nếu các khoản cho vay này phát sinh bất trắc ngồi dự kiến thì chi nhánh sẽ phải đối phó với khó khăn gấp bội do các khoản thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong 3 năm thì thu nhập của năm 2018 là đạt mức cao nhất 71,687 tỷ đồng và tỷ trọng cũng tăng 9,92% so với 2017 tất cả là nhờ dư nợ cho vay tăng đều qua các năm và việc thu từ lãi cho vay của ngân hàng năm 2018 cũng tăng so với 2017. Chứng tỏ hoạt động thu nợ lãi vay và tình hình trả lãi vay của ngân hàng đã đạt hiệu quả nhờ chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp huy động và cho vay khác nhau với nhiều loại hình đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Về chi phí:

Cùng với sự biến động về thu nhập thì chi phí cũng có sự thay đổi qua các năm. Chi phí của chi nhánh có xu hướng tăng. Năm 2016 tổng chi phí của chi nhánh là 44,716 tỷ đồng, năm 2017 là 53,219 tỷ đồng và năm 2018 là 55,835 tỷ đồng. Đây cũng được xem là một dấu hiệu khơng tốt đối với chi nhánh vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận mang lại.

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chính yếu của chi nhánh và chi phí trả lãi là vấn đề vẫn được quan tâm hàng đầu trong việc quản trị chi phí của ngân hàng. Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí của ngân hàng. Ngồi ra, các khoản chi phí như chi phí nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; chi phí hoạt động kinh doanh khác; chi phí cho nhân viên; chi cho hoạt động quản lý và cơng cụ; chi về tài sản; chi phí dự phịng, bảo tồn tiền gửi của khách hàng,… cũng chiếm một tỷ lệ khá cao và biến động cùng với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn.

 Về lợi nhuận:

Từ kết quả phân tích trên ta thấy thu nhập và chi phí từ năm 2016 đến năm 2018 liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí ln nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận năm 2018 tăng 3,854 tỷ đồng tương đương với 32,12% so với năm 2017. Kết quả này phản ánh được hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang trên đà phát triển cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

2.1.5. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Sông Hương Sông Hương

Bảng 2.4: Lãi suất của các sản phẩm tiết kiệm tại ngân hàng Agribank chi nhánh BSH năm 2018

Tên sản phẩm Kì hạn Lãi suất Tiền gửi tiết kiệm

khơng kì hạn 0,016%/tháng(0,2%năm) Tiền gửi tiết kiệm có

kì hạn Dưới 1 tháng 0,016%/tháng(0,2%năm) TG tiết kiệm có kì hạn trả lãi sau tồn bộ 1 tháng 0,375%/tháng(4,5%/năm) 2 tháng 0,375%/tháng(4,5%/năm) 3 tháng 0,400%/tháng(4,8%/năm) 4 tháng 0,400%/tháng(4,8%/năm) 5 tháng 0,417%/tháng(5,0%/năm) 6 tháng 0,458%/tháng(5,5%/năm) 7 tháng 0,458%/tháng(5,5%/năm) 8 tháng 0,458%/tháng(5,5%/năm) 9 tháng 0,467%/tháng(5,6%/năm) 12 tháng 0,558%/tháng(6,7%/năm) 13 tháng 0,566%/tháng(6,8%/năm) 18 tháng 0,566%/tháng(6,8%/năm) 24 tháng 0,566%/tháng(6,8%/năm) TG tiết kiệm học đường 6 tháng 0,441%/tháng(5,3%/năm) 12 tháng 0,542%/tháng(6,5%/năm) 18 tháng 0,550%/tháng(6,6%/năm) 24 tháng 0,550%/tháng(6,6%/năm) 36 tháng 0,558%/tháng(6,7%/năm) 60 tháng 0,558%/tháng(6,7%/năm)

Tên sản phẩm Kì hạn Lãi suất

TG tiết kiệm an sinh

12 tháng 0,408%/tháng(4,9%/năm)

18 tháng 0,416%/tháng(5,0%/năm)

24 tháng 0,441%/tháng(5,3%/năm)

36 tháng 0.550%/tháng(6,6%/năm)

60 tháng 0,558%/tháng(6,7%/năm)

TG tiết kiệm hưu trí

6 tháng 0,319%/tháng(4,3%/năm)

12 tháng 0,416%/tháng(5,0%/năm)

18 tháng 0,441%/tháng(5,3%/năm)

24 tháng 0,441%/tháng(5,3%/năm)

TG tiết kiệm có kì hạn lãi suất thả nổi

6 tháng 0,416%/tháng(5,0%/năm)

12 tháng 0,542%/tháng(6,5%/năm)

TG tiết kiệm linh hoạt 3 tháng 0,383%/tháng(4,6%/năm) 6 tháng 0,441%/tháng(5,3%/năm) 9 tháng 0,458%/tháng(5,5%/năm) 12 tháng 0,558%/tháng(6,7%/năm) 18 tháng 0,566%/tháng(6,8%/năm) 24 tháng 0,566%/tháng(6,8%/năm)

(Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng Agribank chi nhánh BSH)

Các sản phẩm gửi tiết kiệm tại ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Sông Hương

Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn: người gửi có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi. Đây là một trong những hình thức gửi tiền tiết kiệm an toàn ở ngân hàng Agribank.

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kì hạn tiền gửi nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi. Khách hàng có thể lựa chọn cho mình những kì hạn rút tiền và lãi rất linh động như 1 tháng, 2 tháng, 3

tháng,... tùy theo nhu cầu của mình. Đối với sản phẩm này, khách hàng khơng được rút tiền gốc, có thể bổ sung thêm tiền gốc. Tiền lãi có thể rút ngay lúc mở sổ hoặc có thể rút vào cuối kì.

Tiết kiệm học đường: Gửi tiết kiệm theo hình thức gửi góp, khách hàng sẽ gửi số tiền cố định vào tài khoản theo định kì.

Tiết kiệm hưu trí: Là hình thức tiết kiệm gửi góp, theo đó khách hàng có thể chủ động gửi tiền tích lũy vào tài khoản.

Tiết kiệm an sinh: Là hình thức tiết kiệm gửi góp, khách hàng chủ động gửi tiền nhiều lần mà khơng cần theo định kì với mục tiêu tích lũy dài hạn.

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn lãi suất thả nổi: Là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kì hạn lãi suất được tự động thay đổi theo định kì hàng tháng theo lãi suất thị trường. Với hình thức này, khách hàng có thể yên tâm gửi tiền khi trên thị trường có nhiều biến động về lãi suất.

Tiết kiệm linh hoạt: Là loại tiền gửi có kì hạn, một trong những ưu điểm của loại hình này đó là khách hàng có thể rút một phần vốn gốc mà lãi suất vẫn được bảo toàn tương ứng với thời gian cũng như kì hạn gửi số tiền gốc cịn lại.

2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra 2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu điều tra

Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%)

Giới tính Nam 80 39,4 39,4 Nữ 123 60,6 100,0 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 7 3,4 3,4 Từ 20 đến 29 tuổi 37 18,2 21,6 Từ 30 đến 39 tuổi 97 47,8 69,4 Từ 40 đến 49 tuổi 33 16,3 85,7 Trên 50 tuổi 29 14,3 100,0 Trình độ học vấn Đại học 91 44,8 44,8 Sau đại học 77 37,9 82,8 Cao đẳng 28 13,8 96,6 Trung học phổ thông 7 3,4 100,0 Thu nhập Dưới 1 triệu 13 6,4 6,4 Từ 1 – 3 triệu/tháng 42 20,7 27,1 Từ 3 – 5 triệu/tháng 46 22,7 49,8

Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Tích lũy (%)

Từ 5 – 10 triệu/tháng 54 26,6 76,4

Trên 10 triệu/ tháng 48 23,6 100,0

Nghề nghiệp

Cơng chức 21 10,3 10,3

Nhân viên văn phịng 100 49,3 59,6

Học sinh/ Sinh viên 10 4,9 64,5

Chủ doanh nghiệp 11 5,4 70,0

Lao động phổ thông 23 11,3 81,3

Kinh doanh cá thể 20 9,9 91,1

Hưu trí 6 3 94,1

Khác 12 5,9 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý SPSS)

 Giới tính: Tổng thể mẫu là 203, có 80 nam chiếm tỉ lệ 39,4% và 123 nữ chiếm 60,6%.

 Độ tuổi: Nhìn vào bảng ta có thể thấy được, khách hàng ở trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,8% . Nhóm tuổi chiếm tỉ trọng nhiều thứ 2 là từ 20-29 tuổi. Độ tuổi trên 40 đến 49 tuổi cũng chiếm tỉ lệ khá lớn là 16,3%. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 3,4% là độ tuổi dưới 20 tuổi .

 Trình độ học vấn: Về trình độ học vấn, hầu hết khách hàng có trình độ học vấn cao từ tốt nghiệp trung học phổ thơng trở lên, trong đó trình độ Đại học - Sau đại học chiếm nhiều nhất.

 Thu nhập: Về thu nhập, chúng ta thấy được nhóm người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn, chiếm 26,6%. Những cá nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm tỉ lệ khá cao 23,6%, còn thu nhập từ 3-5 triệu đồng chiếm 22,7%. Một thành phần chiếm tỉ lệ cũng khơng nhỏ đó là cá nhân có thu nhập từ 1-3 triệu chiếm 20,7%. Phần cịn lại là những khách hàng có thu nhập dưới 1 triệu đồng thu

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)