3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh
3.2.3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay:
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro có thể nói là một đặc trưng, một nguy cơ thường trực. Ngân hàng khơng thể loại bỏ hồn tồn rủi ro
mà phải có biện pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro. Khi rủi ro tăng, nợ khó địi
khơng thể thu hồi được thì lợi nhuận kinh doanh sẽ lập tức sụt giảm, thêm vào đó uy tín của một ngân hàng cũng se sụt giảm. Trong khi đó tại OCB Hải Phịng
thì nợ q hạn vẫn còn tương đối cao. Như vậy việc thực hiện tốt các biện pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp là hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng đối với OCB Hải Phòng để có được hiệu quả kinh doanh tốt. Cụ thể:
• Chủ động phân tán, hạn chế rủi ro: Phân tán rủi ro là một giải pháp có
tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với mỗi ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ,
nó được biểu thị dưới hình thức mỗi ngân hàng nên đa dạng hố ngành nghề
cho vay, khơng nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay, hạn chế cho
vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao, những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm
mà thị trường đã có dấu hiệu bão hồ, sản phẩm sản xuất ra khơng có khả năng cạnh tranh…Hiện nay, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng đã cao mà các hoạt động của các DN này đang có xu hướng chững lại. Do đó,OCB Hải Phòng nên giảm cho vay đối với các DN trong lĩnh vực Công nghiệp, tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại
– dịch vụ.
• Đánh giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo (TSĐB): Nếu ngân hàng
làm tốt khâu đánh giá chính xác TSBĐ, kiên quyết từ chối cho vay nếu tài sản đảm bảo khơng đầy đủ, rõ ràng thì sẽ hạn chế được phần lớn những rủi ro, đảm bảo nguồn thu hồi nợ thứ hai khi khách hàng khơng thanh tốn được món nợ. Việc đánh giá TSĐB phải được nghiên cứu, tính tốn kỹ lưỡng bởi những chun gia có
kinh nghiệm lâu năm, ngân hàng có thể thuê chuyên gia đánh giá TSĐB trong trường hợp TSĐB đó thuộc lĩnh vực mà CBTD khơng chun sâu.
• Xây dựng một hệ thống thông tin tốt: Nắm bắt thông tin tốt về các DN sẽ tạo điều kiện cho NH có quyết định cho vay đúng hạn chế rủi ro. Dự báo, dự đoán được tính hiệu quả, khả thi của dự án trong tương lai từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay không đối với các dự án lớn, dự án trung - dài hạn. Theo đó cần phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thơng tin, bao gồm: thơng tin tín
dụng; thơng tin khách hàng và thông tin về nền kinh tế, thông tin pháp luật, thông
tin thị trường và mức độ ứng dụng công nghệ cao cho phép thu thập và xử lý
thơng tin nhanh, đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Tận dụng nguồn thơng tin
của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), thường xuyên cập nhật và trao đổi thông
tin giữa các TCTD, các chi nhánh của OCB cũng như với Ngân hàng Nhà nước.