Tỷ lệ sinh lời của tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông – chi nhánh hải phòng (Trang 59 - 61)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lợi nhuận thuần từ HĐTD -1.302 -971 1.965

Tổng lợi nhuận -1.894 -1.408 2.780

Tổng dư nợ 492.750 582.053 745.540

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng (%) - - 0,26%

Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng (%) - - 70,68%

Nguồn: Ngân hàng OCB Hải Phịng

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh khá kém khi

tổng lợi nhuận của 2 năm 2013 và 2014 đều lỗ trên 1 tỷ đồng do chi phí bỏ ra vượt quá doanh thu nhận được. Năm 2014, tình hình kinh doanh có khả quan hơn khi chi nhánh thu được lợi nhuận là 2.780 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị lỗ chủ yếu là do kinh doanh từ hoạt động tín dụng bị lỗ.

Theo số liệu nhận được từ ngân hàng, năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động

tín dụng lỗ 1.302 triệu đồng, tổng lợi nhuận lỗ 1.894 triệu đồng. Năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lại tiếp tục lỗ 971 triệu đồng, tổng lợi nhuận lỗ

1.408 triệu đồng. Trong 2 năm này, hoạt động tín dụng khơng đem lại lợi nhuận nào cho ngân hàng. Năm 2015, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chuyển biến tốt hơn, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt 1.965, tổng lợi nhuận đạt 2.780 triệu đồng làm cho tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng đạt 0,26%. Điều này cho thấy chi nhánh đã có sự cố gắng trong hoạt động tín dụng trong tình hình kinh tế

suy thoái.

=> Thu nhập hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian năm 2013 đến 2014 có nhiều biến động to lớn mà những biến động này chủ yếu là do những tác động của tình hình thị trường tài chính nước ta và thế giới. Mặc dù

quy mô số thu lãi của chi nhánh tăng nhanh và mạnh trong năm 2015, đặc biệt là trong những tháng đầu năm nhưng qua phân tích thu nhập lãi cho vay rịng và số lãi thu thực tế từ cho vay, có thể thấy giai đoạn cuối 2014, hoạt động cho vay của chi nhánh có khả năng sinh lời cao nhất, mức rủi ro thấp nhất. Năm 2015, hoạt động cho vay của chi nhánh tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với sự phát sinh nhiều hơn các khoản tiền lãi đã dự thu nhưng chưa thu được trong kỳ, đồng thời thu nhập lãi cho vay bình quân dường như chỉ đủ bù đắp chi phí huy động bình

quân để tài trợ cho nó. Đây cũng là lý do chính dẫn đến sự thua lỗ của chi nhánh trong giai đoạn này.

Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh

Nợ quá hạn, nợ xấu (hay nợ khó địi) là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước:

Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2 (cần chú ý), nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi gờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu bao gồm dư nợ từu nhóm 3 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ quá hạn (đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại).

Nếu như nợ quá hạn phản ánh sự yếu kém về mặt tài chính và là dấu hiệu rủi ro tín dụng của ngân hàng thì nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó

kawn, vốn ngân hàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thong thường nữa mà

là nguy cơ mất vốn. Do đó, việc xem xét tình hình dư nợ xấu là rất quan trọng

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông – chi nhánh hải phòng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)