3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng và triển khai hoạt động tác nghiệp của ngân hàng. Vì thế chất lượng cán bộ tín dụng có tác động trực tiếp nhất và quan trọng nhất đối với hiệu quả HĐTD. Một trong những yếu kém lớn nhất và cũng là yêu cầu bức thiết
nhất đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay là chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng. Vì thế, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng về mọi mặt là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của OCB nhằm tạo động lực cho sự phát triển của ngân hàng.
• Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng
Hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
mà gắn với nó là những rủi ro tiềm ẩn to lớn, do đó địi hỏi CBTD phải có hiểu biết sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực, phải nắm chắc các quy định pháp lý, có khả năng phân tích và tổng hợp cao,... Những yêu cầu khắt khe đó hết sức cần thiết
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng mà mỗi CBTD phải trang bị cho mình. Để
nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp như: -Tăng cường tập huấn đào tạo nghiệp vụ các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội cho cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các kiến thức chun mơn về rủi ro tín dụng
và các nghiệp vụ phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là những kiến thức
còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng chính sự biến động của nền kinh tế thời gian qua đã khiến các ngân hàng thực sự phải đối mặt với rủi ro to lớn, đe dọa sự sống cịn của ngân hàng. Vì thế yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong HĐTD cho
các cấp quản lý và CBTD là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các chương trình tập
huấn, đào tạo phải bám sát thực tế, tập trung giải quyết các vấn đề yếu kém
trong hoạt động của ngân hàng.
-Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên có triển vọng học tập, nâng cao trình độ thơng qua các hình thức tài trợ chi phí cho họ tham gia các chương trình đào
tạo chuyên sâu như học cao học hay du học,... nhằm gây dựng đội ngũ cán bộ
nhân viên thực sự có năng lực.
- Bên cạnh đó, cần khuyến khích tinh thần tự học và học hỏi kỹ năng
chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc giữa các CBTD lâu năm và đội ngũ nhân viên mới, nâng cao tinh thần đồn kết, làm việc tập thể và có tổ chức cao.
- Chú trọng cơng tác tuyển dụng và có chính sách đãi ngộ cao để thu hút được những cán bộ, nhân viên trẻ, có trình độ và năng lực hoạt động, đào tạo để họ trở thành lực lượng nịng cốt cho sự phát triển của ngân hàng.
• Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên
- Cán bộ nhân viên ngân hàng phải luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp của
mình, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Bởi lẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các CBTD khó tránh khỏi những cám dỗ vật chất mà
không giữ vững đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Sự kém phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của CBTD trước hết tiềm ẩn rủi ro tín dụng to lớn, làm giảm sút uy tín của ngân hàng trong lịng cơng chúng; sau đó là những hậu quả mang tính kỷ luật và pháp lý mà chính CBTD phải gánh chịu.
-Để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của họ, có những quan tâm thích đáng đến đời sống cán bộ nhân viên.
-Tạo mơi trường làm việc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống
ngân hàng, tạo điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến, khuyến khích tinh thần
làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tốt năng lực vì sự phát triển của ngân hàng.
- Có chính sách khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, cụ thể đối với kết quả hoạt
động của cán bộ nhân viên.
• Thực hiện tốt cơng tác bố trí cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm phát huy tối đa năng lực hoạt động
-Cần có sự quan tâm, đánh giá trình độ khả năng của từng cán bộ nhân
viên từ đó có sự sắp xếp, bố trí nhân viên hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn , những vị trí cơng tác phù hợp với năng lực, trình độ của từng cán bộ nhân
viên. Điều này một mặt nâng cao trình độ chun mơn hóa trong hoạt động mà
còn tạo điều kiện để từng nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm và gắn bó hơn với cơng việc.
-Đẩy mạnh các biện pháp khen thưởng đối với cán bộ nhân viên có thành
tích tốt, tạo phong trào thi đua trong tồn hệ thống
- Khích lệ tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình của từng cán bộ nhân viên là điều hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng, bởi tính hiệu quả HĐTD phụ thuộc trước hết và chủ yếu nhất vào năng lực và ý thức làm việc của từng
cán bộ nhân viên.