Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Tình hình cho vay HSX của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương
2.3.2. Doanh số thu nợ HSX
Song song với công tác cho vay là công tác thu nợ. CBTD của Chi nhánh NHNo& PTNT Nam Sông Hương đã làm tốt công tác thẩm định khi cho vay và thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên đảm bảo thu nợ đúng hạn. Vì vậy cơng tác thu nợ trong thời gian qua đã đạt những thành quả đáng kể, đặc biệt doanh số thu nợ HSX cũng luôn được quan Doanh số thu
nợ HSX theo mục đích vay
Để thấy được điều đó và tìm ra một hướng đầy đủ an tồn thích hợp ta đi sâu vào phân tích cụ thể về việc thu hồi vốn theo từng ngành kinh tế trong bảng 6
Đối với ngành trồng trọt, năm 2009 là năm nước ta nói chung và khu vực phía nam thành phố Huế nói riêng chịu tác động mạnh của thiên tai gây thiệt hại lớn cho các HSX, hầu như mùa màng đang trong thời kì sắp thu hoạch bị mất trắng đã làm ảnh hưởng tới việc trả nợ của người dân. Thêm vào đó, năm 2009 cũng là một năm có những biến động lớn về giá cả, đã khơng ít hộ SXNN gặp khó khăn trong sản xuất và tất yếu ảnh hưởng tới việc thu nợ của Ngân hàng. Do đó mà DSTN đối với ngành trồng trọt năm 2009 là 4.987 triệu đồng. Năm 2010, mặc dù trồng trọt thu được kết quả tương đối nhưng HSX lại phải bán với mức giá thấp trong khi đó các nhu cầu khác ngày càng tăng nên DSTN giảm xuống còn 3.889 triệu đồng chiếm 6,14 % tỷ trọng chung. Vào năm 2011, nhờ công tác cho vay và thẩm định, kiểm tra sau khi vay được triển khai tốt, thêm vào đó là tình hình kinh tế xã hội của tỉnh phát triển mạnh, đời sống của người dân tăng cao nên DSTN đối với trồng trọt tăng lên và đạt 6.987 triệu đồng, chiếm tỉ trọng là 7,93 %.
Ngành chăn nuôi tăng đều giá trị qua các năm với năm 2009 là 29.852 triệu đồng, năm 2010 tăng đạt 40.485 triệu đồng và năm 2011 có giá trị DSTN cao nhất là 56.853 triệu đồng. Có được điều này là nhớ dự nỗ lực của CBCNV, nhất là vai trò của CBTD trong việc tăng cường khâu thẩm định đánh giá các dự án, thường xuyên theo dõi, đôn đốc vay trả nợ đúng hạn. Mặt khác, các hộ SXNN làm ăn hiệu quả nên việc thu hồi của NH gặp ít khó khăn. Đối với DSTN của các dịch vụ và mục đích khác cũng có xu hướng ngày càng tăng do xu hướng thay đổi và những biến động của thị trường. Giá trị DSTN ba năm qua với các giá trị lần lượt sau: 3.245 triệu đồng, 3.859
triệu đồng, 4.285 triệu đồng. Mặc dù các giá trị DSTN của các ngành dịch vụ, mục đích khác chiếm tỷ trọng không cao nhưng những kết quả đạt được này là một dấu hiệu tốt.
DSTN cho vay tiêu dùng của các HSX cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong NH qua các năm. Có thể nói cho vay với mục đích chăn ni và nhu cầu phục vụ đời sống chiếm hầu như các món vay của NH. Năm 2009, DSTN với mục đích tiêu dùng đạt 17.649 triệu đồng, chiếm 31,67%, chỉ sau giá trị và tỷ trọng của chăn nuôi. Năm 2010, nhu cầu phục vụ đời sống đã giảm xuống còn 15.156 triệu đồng nhưng DSTN đã đạt con số cao nhất qua các năm với 19.931 triệu đồng trong năm 2011. Tuy có biến động qua 3 năm nhưng DSTN này vẫn luôn giữ ở mức cao khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng và các CBTD đã đáp ứng được kịp thời nhu cầu đó.
Khóa luận tốt nghiệp
BẢNG 6. DOANH SỐ THU NỢ HSX TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM SÔNG HƯƠNG
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh Tr.đ (%) Tr.đ (%) Tr.đ (%) 2010/2009 2011/2010 Tr.đ (%) Tr.đ (%) Tổng DSTN 55.733 100 63.386 100 88.056 100 7.653 13,73 24.670 38,92 1. Theo mục đích vay Trồng trọt 4.987 8,95 3.889 6,14 6.987 7,93 -1.098 -22,02 3.098 79,66 Chăn nuôi 29.852 53,56 40.485 63,87 56.853 64,56 10.633 35,62 16.368 40,43 Dịch vụ 3.254 5,82 3.859 6,09 4.285 4,87 614 18,92 426 11,09 Tiêu dùng 17.649 31,67 15.153 23,9 19.931 22,64 -2.496 -14,14 4.778 31,53
2. Theo thời hạn vay
Ngắn hạn 17.827 31,97 28.513 44,98 46.252 52,53 10.686 59,94 17.742 62,22 Trung hạn 37.906 68,03 34.873 55,02 41.801 47,47 -3.033 -8,01 6.928 19,87
(Nguồn: Phịng tín dụng của NHNo&PTNT Nam Sơng Hương)
Doanh số thu nợ HSX theo thời hạn vay
Bảng số liệu 6 đã cho thấy rằng, xét theo thời hạn vay, DSTN đối với cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2011 thì DSTN này đã thay đổi khi cho vay trung hạn chiếm tỉ trọng thấp hơn. Năm 2009, thu nợ ngắn hạn đạt giá trị 17.827 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,97%, trong khi đó DSTN trung hạn chiếm tỷ trọng gần như gấp đơi là 68,03& và có mức giá trị là 37.906 triệu đồng. Đến năm 2010, DSCV ngắn hạn tăng lên đáng kể nâng mức thu ngắn hạn là 28.513 triệu đồng, tỷ trọng DSTN ngắn hạn cũng tăng lên, chiếm gần 44,98 %. Cũng trong năm 2010 này, DSTN trung hạn đã giảm 3.033 triệu đồng so với năm trước dẫn đến DSTN trung hạn cịn 34.873 triệu đồng. Chính vì vậy mà tỷ trọng thu nợ trung hạn năm 2010 chỉ đạt 55,02 % trong tổng doanh số thu nợ HSX.
Có thể nói năm 2011 đã có những thay đổi hồn tồn khác so với các năm trước khi DSTN ngắn hạn có xu hướng tăng cao rõ rệt đạt lượng giá trị là 46.255 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm qua. Tỷ trọng DSTN ngắn hạn cũng có chiếm vị trí cao nhất trong ba năm và cao hơn cả tỷ trong DSTN trung hạn là 52,53%. DSTN trung hạn đã có xu hướng giảm rõ rệt trong tỷ trọng DSTN của HSX. Nếu như năm tỷ trọng DSTN trung hạn năm 2009 là 68,03 % thì năm 2010 là 55,02% và đến năm 2011 đã giảm còn 47,47%. Mặc dù DSTN trung hạn trong năm 2011 đã tăng thêm 6.928 triệu đồng so với năm 2010 nhưng cơ cấu vay của các HSX đã dần có những biến đổi riêng, sang hướng vay ngắn hạn hơn.
DSTN trong 3 năm qua tăng lên, góp phần thu hồi được vốn tín dụng, đồng thời đã tạo ra được lợi nhuận nhanh chóng từ việc chú trọng cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, trong những năm qua, bằng những biện pháp, nghiệp vụ tín dụng, NH đã thu hồi được một số khoản NQH và thực hiện xử lý những hộ chây lỳ, kéo dài thời gian trả nợ.