Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các HSX
2.4.2. Tình hình vay vốn từ Ngân hàng của các hộ điều tra
2.4.2.1. Mức vay vốn của các hộ điều tra
Khi những hộ mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ mong muốn vay được đủ số tiền mình mong muốn. Tuy nhiên điều này khơng hề đơn giản đối với Ngân hàng, không phải hộ yêu cầu vay bao nhiêu thì Ngân hàng đáp ứng bấy nhiêu mà Ngân hàng phải thẩm định khả năng trả nợ của các hộ gia đình rồi mới cho các hộ vay. Vì vậy, đơi khi số vốn khơng được như các hộ mong muốn. Nhưng qua điều tra thực tế thì các HSX khơng dám vay nhiều vì họ cịn tâm lý sợ không trả được nợ nhưng vẫn có những hộ làm ăn lớn vay những khoản vay hàng trăm triệu..
Khái quát chung về tình hình vay vốn của các hộ, số liệu của bảng 10 đã cho thấy: Tính bình qn chung, mỗi hộ vay 36,83 triệu đồng. Trong đó, số hộ vay <31 triệu đồng chiếm tỉ lệ lớn nhất là 50 % trong tổng số hộ với mức vay bình quân là 17,67 triệu đồng. Số hộ vay trong khoảng 31- 57 triệu đồng chiếm tỷ lệ 28,33 % và vay >57 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 21,67%. Những số liệu trên đây đã chỉ ra xu hướng chung các HSX đều có nhu cầu vay khá lớn.
Xét cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tư, dựa vào bảng điều tra ta có:
Hộ vay chăn ni có nhu cầu vay khá cao với tỉ lệ phần trăm số hộ vay trên 57 triệu đồng cao nhất giữa các hộ là 30,77%. Chăn ni là loại hình kinh doanh cần có số vốn lớn. Ngồi vốn tự có, vay từ bạn bè thì các hộ chăn ni đã có mức vay thỏa đáng từ Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sông Hương. Phải kể đến một HSX đã mạnh dạn nuôi hàng trăm con chim cút và đã vay vốn ở Ngân hàng mức vốn lên đến con số trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, đa số các hộ vay chăn nuôi đều vay ở mức vay dưới 31 triệu đồng với bình quân mỗi hộ vay 17,5 triệu đồng, chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,15%.
Các hộ vay trồng trọt đều được vay vốn ở mức thấp (<31 triệu đồng) chiếm 87,5% số hộ với mức vay bình quân mỗi hộ là 16,43 triệu đồng. Sở dĩ các hộ trồng trọt chỉ được vay ở mức thấp là do nhu cầu đầu tư khơng lớn. Tuy nhiên, cũng có những hộ được vay trên 57 triệu đồng với tỉ lệ phần trăm số hộ là 12,5%. Đây là những hộ trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, bưởi, thanh trà,...nên cần có vốn lớn. Khơng có hộ vay trồng trọt nào vay trong khoảng 31-57 triệu đồng.
Không giống với các hộ vay trồng trọt, đa số các hộ vay dịch vụ (chiếm 66,67 %) lại được vay với mức vay từ 31-57 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 52,5 triệu đồng. Sở dĩ các hộ được vay với mức cao như vậy vì loại hình dịch vụ này cần phải có số vốn đầu tư ban đầu lớn mới có thể duy trì hoạt động được. Mặt khác, các HSX này này đều khá gần với trung tâm thành phố Huế nên lượt người mua bán khá tấp nập. Mặc dù vậy, số tiền mà các hộ này vay được từ ngân hàng cũng chưa đủ trong kinh doanh nên các hộ vay đã mượn thêm từ bạn bè, người thân, gia đình.
Khoản vay dưới 31 triệu đồng là khoản vay mà 45 % số hộ vay tiêu dùng được vay nhiều nhất và chiếm tỉ lệ phần trăm đơng đảo nhất. Có thể thấy các HSX với đa dạng những nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hiện nay nên các hộ đều tham gia vay với các mức khác nhau. Với mức vay trong khoảng 31-57 triệu đồng có 35% số hộ tham gia vay vốn và mức vay trên 57 triệu đồng có 20% số hộ. Các hộ vay tiêu dùng có mức vay bình qn khá cao là 39,25 triệu đồng.
Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động SXKD, tuy nhiên đây là nguồn vốn đi vay phải trả lãi hàng tháng nên các HSX cũng luôn thận trọng trong khi vay và sau khi vay. SXNN chứa đựng nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh nên đơi khi các HSX có thể thua lỗ trong hoạt động sản xuất. Đây là điều không thể tránh khỏi, các HSX chỉ cịn biện pháp là tính tốn mức vay và sử dụng vốn vay sao cho hợp lý để khơng bị lãng phí nguồn lực và mang lại hiệu quả cao nhất.
Khóa luận tốt nghiệp
BẢNG 10. PHÂN TỔ MỨC VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Khoảng cách tổ
Chung Hộ vay CN Hộ vay TT Hộ vay DV Hộ vay TD
tr.đ % số hộ tr.đ % số hộ tr.đ % số hộ tr.đ % số hộ tr.đ % số hộ
<31 17,67 50,00 17,50 46,15 16,43 87,50 20,00 33,33 18,33 45,00 31-57 49,41 28,33 48,33 23,08 0,00 0,00 52,50 66,67 48,57 35,00
>57 64,62 21,67 62,50 30,77 60,00 12,50 0,00 0,00 70 20,00
BQC 36,83 100,00 38,46 100,00 21,88 100,00 41,67 100,00 39,25 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thưc tế năm 2012)
2.4.2.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
Một yếu tố cần phải xem xét về tình hình vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sơng Hương của các HSX chính là thời gian vay vốn. Thời gian vay vốn, mức vay và lãi suất ảnh hưởng rất lớn tới việc làm ăn của các hộ. Tùy vào tính chất của hoạt động sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình để các hộ vay vốn có thể lựa chọn thời gian vay phù hợp nhất.
Bảng số liệu 11 đã chỉ ra một thực tế là đa số các hộ vay đều vay vốn ở mức trung hạn, tỷ lệ các hộ vay ngắn hạn là khá thấp. Bằng chứng là bình quân chung mỗi hộ vay ngắn hạn 2,47 triệu đồng, trong khi đó bình qn vay dài hạn là 34,37 triệu đồng. Các hộ vay dịch vụ thì khơng vay khoản vay ngắn hạn nào vì trong vịng một năm họ chưa thể trả nợ được nên họ ít khi vay vốn ngắn hạn. Đó chính là tâm lý cũng là điều kiện trong hoạt động kinh doanh có chu kỳ vịng vốn dài. Hộ vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu cá nhân có số hộ vay ngắn hạn nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 66,67 % tổng số hộ vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, hộ vay tiêu dùng cũng có mức bình qn vay ngắn hạn lớn nhất với 5,75 triệu đồng. Tất cả những hộ vay vốn dù đầu tư vào lĩnh vực gì họ cũng muốn vay trung hạn hoặc dài hạn. Các hộ vay tiêu dùng với những đòi hỏi và yêu cầu riêng mới vay vốn ngắn hạn để trang trải cuộc sống gia đình.
Được vay trung hạn nhiều nhất phải kể đến các hộ vay chăn nuôi, chiếm 47,06% tổng số hộ vay dài hạn. Đối với những hộ vay chăn nuôi và tiêu dùng, họ thường vay vốn trung và dài hạn để có thời gian sử dụng hiệu quả của vốn đã vay và thời gian đủ để cho các hộ trả nợ. Chính vì vậy, các hộ vay dịch vụ chiếm tỉ lệ phần trăm số hộ vay dài hạn thứ hai trong tổng số các hộ cho vay khác với 27,5%. Các hộ này thường vay ở mức bình quân là 33,5 triệu đồng.
Bình quân chung số vốn vay của các hộ điều tra là 36,84 triệu đồng, trong đó hộ vay bình qn cao nhất là các hộ vay dịch vụ 41,67 triệu đồng, tiếp đến là hộ vay tiêu dùng 39,25 triệu đồng, hộ vay chăn nuôi 38,64 triệu đồng và các hộ vay trồng trọt có mức vay bình qn thấp nhất 21,88 triệu đồng. Với mức vay bình quân của mỗi hộ là 38,46 triệu đồng đã có đơng đảo HSX tham gia vay nhất với tỉ lệ phần trăm số hộ là 43,33%.
Dù vốn vay ngắn hạn hay trung hạn thì có một thực tế là các hộ có trả được nợ và lãi vay đúng hạn cho Ngân hàng hay không, phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả SXKD chứ không phải do ngắn hạn hay dài hạn. Tâm lý chung của các HSX khi vay vốn NH là họ sợ các món nợ nên hầu hết đều lo trả nợ khi đến hạn, dù làm ăn khơng có hiệu quả, họ vẫn vay tiền từ người thân, bạn bè để trả nợ cho NH. Đây là một đặc điểm mà theo phía NH là một điều rất tốt đối với hoạt động kinh doanh của NH. Chỉ một số ít hộ vay vốn nhiều lần mà làm ăn thua lỗ mới khơng có khả năng trả nợ dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó địi.
BẢNG 11. DOANH SỐ CHO VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Bình quân chung Triệu đồng % số hộ Triệu đồng % số hộ Triệu đồng % số hộ Lượng vốn BQ 2,47 100,00 34,37 100,00 36,84 100,00
- Hộ vay CN 0,96 22,22 37,50 47,06 38.46 43,33 - Hộ vay TT 1,00 11,11 20,88 13,73 21.88 13,33 - Hộ vay DV 0,00 0,00 41,67 11,72 41.67 13,00 - Hộ vay TD 5,75 66,67 33,50 27,5 39.25 33,34
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
2.4.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
2.4.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra
Kết quả và hiệu quả trong SXKD phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của các HSX. Qua chỉ tiêu này, ta biết được các hộ làm ăn có hiệu quả hay khơng khi sử dụng vốn vay. Nếu các HSX có hiệu quả tức là mang lại lợi nhuận cao thì khơng những đời sống được cải thiện mà các hộ còn trả tiền cho NH đúng hạn. Đó khơng chỉ là mong muốn của các hộ mà còn giúp NH tạo được niềm tin để nâng cao DSCV tới các hộ hơn. Trong những năm qua, mặc dù biến động thị trường và thiên tai dịch bệnh nhưng các hộ vay vốn trên địa bàn nghiên cứu đã biết khắc phục và vượt qua khó khăn để cố gắng làm cho đồng vốn có hiệu quả nhất. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao tỷ lệ người đi học, số con em đi học các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày một tăng lên. Ý thức làm giàu và nhạy bén theo xu thế thị trường của người dân ngày càng cao đã thể hiện chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương cũng như của NH. Và bảng
chính là bảng phân tích kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.
Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất biểu hiện các hộ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay khơng. Qua bảng số liệu 12, nhìn chung các hộ vay vốn đều làm ăn có hiệu quả, tuy vẫn còn nhiều hộ làm ăn thua lỗ dẫn tới nợ quá hạn NH nhưng ý thức làm giàu và ý thức trong trong trả nợ vay là một tín hiệu đáng mừng. Tổng giá trị sản xuất (GO) của 60 hộ điều tra cũng khá lớn là 2.881,2 triệu đồng nên trung bình mỗi hộ tổng giá trị sản xuất là 48,02 triệu đồng. Con số trung bình này có thể sẽ cịn cao hơn nhiều vì trong 60 hộ điều tra có đến 20 hộ sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu đời sống và chỉ một phần nào đó lượng vốn vay sử dụng để SXNN. Tổng thu của các hộ vay dịch vụ lớn nhất 84,17 triệu đồng/hộ.
BẢNG 12. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011
Chỉ tiêu GO (Tr.đ) IC (Tr.đ) VA (Tr.đ) GO/IC (Tr.đ) VA/IC (Tr.đ) 1. Hộ vay CN 55,54 41,82 13,69 1,33 0,33 Chăn nuôi 50,89 39,07 11,80 1,30 0,30 Trồng trọt 3,60 1,84 1,76 1,96 0,96 Dịch vụ 1,05 0,91 0,13 1,15 0,15 2. Hộ vay TT 42,51 32,27 10,25 1,32 0,32 Chăn nuôi 9,05 6,33 2,72 1,43 0,43 Trồng trọt 31,16 24,03 7,12 1,30 0,30 Dịch vụ 2,3 1,91 0,41 1,20 0,20 3. Hộ vay DV 84,17 70,26 13,91 1,20 0,20 Chăn nuôi 8,13 5,51 2,62 1,47 0,47 Trồng trọt 7,54 5,05 2,49 1,49 0,49 Dịch vụ 68,50 59,70 8,80 1,48 0,18 4. Hộ vay TD 29,59 20,51 9,07 1,44 0,44 Chăn nuôi 11,94 8,37 3,56 1,43 0,43 Trồng trọt 16,09 10,96 5,13 1,47 0,47 Dịch vụ 1,56 1,18 0,38 1,32 0,32 Tổng 48,02 36,29 11,71 1,32 0,32
Tiếp đến là các hộ vay CN 55,54 triệu đồng/hộ, hộ vay TT là 42,51 triệu đồng/hộ và thấp nhất là các hộ TD với 29,59 triệu đồng/hộ. Những hộ vay dịch vụ đều có thu nhập từ hoạt động dịch vụ với tổng giá trị sản xuất mỗ hộ 68,5 triệu đồng. Trồng trọt và chăn nuôi chỉ là thu nhập thêm của các hộ với tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ lần lượt là 7,54 triệu đồng và 8,13 triệu đồng. Đối với các hộ vay cho chăn ni, tổng giá trị sản xuất bình qn từ hoạt động này 50,89 triệu đồng và thu nhập thêm từ trồng trọt là 3,6 triệu đồng và dịch vụ là 1,05 triệu đồng. Hộ vay vốn để phục vụ cho trồng trọt có tổng giá trị sản xuất là 42,51 triệu đồng, thu nhập từ chăn nuôi là 9,05 triệu đồng và dịch vụ là 2,3 triệu đồng. Chỉ tiêu về tổng giá trị sản xuất (GO) chưa thể nói lên được tình hình SXKD của các hộ vay vốn có hiệu quả hay khơng, tuy nhiên qua đó, chúng ta cũng đã phần nào hình dung được quy mô cũng như khả năng đầu tư của các hộ. Tổng giá trị sản xuất của các HSX vay vốn như vây cũng là một kết quả tương đối. Trong những năm qua, hộ vay vốn đã chú trọng đầu tư, mở rộng sản SXKD, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nên giá trị sản xuất mà họ mang lại không phụ thuộc đồng vốn và công sức mà họ bỏ ra. Một thực tế là hộ vay vốn đầu tư cho lĩnh vực nào thì thu nhập chủ yếu của hộ cũng từ lĩnh vực đó. Các hoạt động khác chỉ là thu nhập thêm của hộ, mặc dù khơng đống góp đáng kể vào kinh tế hộ gia đình nhưng những hoạt động này tạo cơng ăn việc làm, sử dụng hết các nguồn lực như đất đai hay lao động khơng để lãng phí. Những người nơng dân chi phí trong q trình sản xuất khơng được họ tính tốn chi tiết nên với tổng giá trị sản xuất mang lại lớn làm các hộ rất vui, an tâm và đó là động lực để hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư nhiều hơn vào những hoạt động sản xuất.
HSX kinh doanh luôn mong muốn sao cho chi phí thấp nhất và đó cũng chính là mục đích kinh doanh của các hộ. Tuy nhiên vấn đề này không phải dễ dàng đối với HSX thiếu vốn và trình độ bị hạn chế. Tổng chi phí trung gian của 60 hộ điều tra là 2.177,4 triệu đồng tương ứng với bình qn mỗi hộ chi phí trung gian 36,29 triệu đồng. Trong đó, chi phí cho dịch vụ bn bán là lớn nhất, bình qn hộ vay vốn cho dịch vụ chi phí trung gian là 70,26 triệu đồng trong đó chủ yếu là chi phí của các hộ đầu tư trực tiếp cho dịch vụ 59,7 triệu đồng. Hộ vay vốn cho hoạt đông dịch vụ mang lại doanh thu lớn nhất nhưng chi phí mà họ bỏ ra cũng khơng hè nhỏ, đây chính là đặc
điểm chung của loại hình này. Hộ vay vốn chăn ni với chi phí bình qn cho mỗi hộ là 41,82 triệu đồng, hộ vay trồng trọt là 32,27 triệu đồng và hộ vay tiêu dùng là 20,51 triệu đồng. Mặc dù hộ vay vốn trồng trọt đầu tư không lớn nhưng hộ lại tận dụng được rất nhiều nguồn lực từ gia đình như lao động, giống, phân bón nên chi phí trong trồng trọt thường không quá lớn, người dân thường lấy công làm lãi. Đây vẫn là ngành sản xuất chính của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả sản xuất của hộ vay vốn NH được biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ tiêu tổng giá trị gia tăng (VA). Qua so sánh thì hộ vay vốn cho hoạt động DV làm ăn đạt kết quả cao nhất với tổng giá trị gia tăng bình quân mỗi hộ 13,91 triệu đồng, thứ hai là hộ vay chăn nuôi 13,69 triệu đồng rồi đến hộ vay trồng trọt 10,25 triệu đồng và thấp nhất là các hộ vay tiêu dùng 9,07 triệu đồng. Các hộ vay tiêu dùng có giá trị tăng bình