Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 63)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các HSX

2.4.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra

Kết quả và hiệu quả trong SXKD phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của các HSX. Qua chỉ tiêu này, ta biết được các hộ làm ăn có hiệu quả hay khơng khi sử dụng vốn vay. Nếu các HSX có hiệu quả tức là mang lại lợi nhuận cao thì khơng những đời sống được cải thiện mà các hộ còn trả tiền cho NH đúng hạn. Đó khơng chỉ là mong muốn của các hộ mà còn giúp NH tạo được niềm tin để nâng cao DSCV tới các hộ hơn. Trong những năm qua, mặc dù biến động thị trường và thiên tai dịch bệnh nhưng các hộ vay vốn trên địa bàn nghiên cứu đã biết khắc phục và vượt qua khó khăn để cố gắng làm cho đồng vốn có hiệu quả nhất. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao tỷ lệ người đi học, số con em đi học các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày một tăng lên. Ý thức làm giàu và nhạy bén theo xu thế thị trường của người dân ngày càng cao đã thể hiện chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương cũng như của NH. Và bảng

chính là bảng phân tích kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.

Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất biểu hiện các hộ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay khơng. Qua bảng số liệu 12, nhìn chung các hộ vay vốn đều làm ăn có hiệu quả, tuy vẫn cịn nhiều hộ làm ăn thua lỗ dẫn tới nợ quá hạn NH nhưng ý thức làm giàu và ý thức trong trong trả nợ vay là một tín hiệu đáng mừng. Tổng giá trị sản xuất (GO) của 60 hộ điều tra cũng khá lớn là 2.881,2 triệu đồng nên trung bình mỗi hộ tổng giá trị sản xuất là 48,02 triệu đồng. Con số trung bình này có thể sẽ cịn cao hơn nhiều vì trong 60 hộ điều tra có đến 20 hộ sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu đời sống và chỉ một phần nào đó lượng vốn vay sử dụng để SXNN. Tổng thu của các hộ vay dịch vụ lớn nhất 84,17 triệu đồng/hộ.

BẢNG 12. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011

Chỉ tiêu GO (Tr.đ) IC (Tr.đ) VA (Tr.đ) GO/IC (Tr.đ) VA/IC (Tr.đ) 1. Hộ vay CN 55,54 41,82 13,69 1,33 0,33 Chăn nuôi 50,89 39,07 11,80 1,30 0,30 Trồng trọt 3,60 1,84 1,76 1,96 0,96 Dịch vụ 1,05 0,91 0,13 1,15 0,15 2. Hộ vay TT 42,51 32,27 10,25 1,32 0,32 Chăn nuôi 9,05 6,33 2,72 1,43 0,43 Trồng trọt 31,16 24,03 7,12 1,30 0,30 Dịch vụ 2,3 1,91 0,41 1,20 0,20 3. Hộ vay DV 84,17 70,26 13,91 1,20 0,20 Chăn nuôi 8,13 5,51 2,62 1,47 0,47 Trồng trọt 7,54 5,05 2,49 1,49 0,49 Dịch vụ 68,50 59,70 8,80 1,48 0,18 4. Hộ vay TD 29,59 20,51 9,07 1,44 0,44 Chăn nuôi 11,94 8,37 3,56 1,43 0,43 Trồng trọt 16,09 10,96 5,13 1,47 0,47 Dịch vụ 1,56 1,18 0,38 1,32 0,32 Tổng 48,02 36,29 11,71 1,32 0,32

Tiếp đến là các hộ vay CN 55,54 triệu đồng/hộ, hộ vay TT là 42,51 triệu đồng/hộ và thấp nhất là các hộ TD với 29,59 triệu đồng/hộ. Những hộ vay dịch vụ đều có thu nhập từ hoạt động dịch vụ với tổng giá trị sản xuất mỗ hộ 68,5 triệu đồng. Trồng trọt và chăn nuôi chỉ là thu nhập thêm của các hộ với tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ lần lượt là 7,54 triệu đồng và 8,13 triệu đồng. Đối với các hộ vay cho chăn nuôi, tổng giá trị sản xuất bình quân từ hoạt động này 50,89 triệu đồng và thu nhập thêm từ trồng trọt là 3,6 triệu đồng và dịch vụ là 1,05 triệu đồng. Hộ vay vốn để phục vụ cho trồng trọt có tổng giá trị sản xuất là 42,51 triệu đồng, thu nhập từ chăn nuôi là 9,05 triệu đồng và dịch vụ là 2,3 triệu đồng. Chỉ tiêu về tổng giá trị sản xuất (GO) chưa thể nói lên được tình hình SXKD của các hộ vay vốn có hiệu quả hay khơng, tuy nhiên qua đó, chúng ta cũng đã phần nào hình dung được quy mơ cũng như khả năng đầu tư của các hộ. Tổng giá trị sản xuất của các HSX vay vốn như vây cũng là một kết quả tương đối. Trong những năm qua, hộ vay vốn đã chú trọng đầu tư, mở rộng sản SXKD, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nên giá trị sản xuất mà họ mang lại không phụ thuộc đồng vốn và công sức mà họ bỏ ra. Một thực tế là hộ vay vốn đầu tư cho lĩnh vực nào thì thu nhập chủ yếu của hộ cũng từ lĩnh vực đó. Các hoạt động khác chỉ là thu nhập thêm của hộ, mặc dù khơng đống góp đáng kể vào kinh tế hộ gia đình nhưng những hoạt động này tạo công ăn việc làm, sử dụng hết các nguồn lực như đất đai hay lao động khơng để lãng phí. Những người nơng dân chi phí trong q trình sản xuất khơng được họ tính tốn chi tiết nên với tổng giá trị sản xuất mang lại lớn làm các hộ rất vui, an tâm và đó là động lực để hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư nhiều hơn vào những hoạt động sản xuất.

HSX kinh doanh ln mong muốn sao cho chi phí thấp nhất và đó cũng chính là mục đích kinh doanh của các hộ. Tuy nhiên vấn đề này không phải dễ dàng đối với HSX thiếu vốn và trình độ bị hạn chế. Tổng chi phí trung gian của 60 hộ điều tra là 2.177,4 triệu đồng tương ứng với bình quân mỗi hộ chi phí trung gian 36,29 triệu đồng. Trong đó, chi phí cho dịch vụ bn bán là lớn nhất, bình qn hộ vay vốn cho dịch vụ chi phí trung gian là 70,26 triệu đồng trong đó chủ yếu là chi phí của các hộ đầu tư trực tiếp cho dịch vụ 59,7 triệu đồng. Hộ vay vốn cho hoạt đông dịch vụ mang lại doanh thu lớn nhất nhưng chi phí mà họ bỏ ra cũng không hè nhỏ, đây chính là đặc

điểm chung của loại hình này. Hộ vay vốn chăn ni với chi phí bình qn cho mỗi hộ là 41,82 triệu đồng, hộ vay trồng trọt là 32,27 triệu đồng và hộ vay tiêu dùng là 20,51 triệu đồng. Mặc dù hộ vay vốn trồng trọt đầu tư không lớn nhưng hộ lại tận dụng được rất nhiều nguồn lực từ gia đình như lao động, giống, phân bón nên chi phí trong trồng trọt thường khơng q lớn, người dân thường lấy công làm lãi. Đây vẫn là ngành sản xuất chính của người dân trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả sản xuất của hộ vay vốn NH được biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ tiêu tổng giá trị gia tăng (VA). Qua so sánh thì hộ vay vốn cho hoạt động DV làm ăn đạt kết quả cao nhất với tổng giá trị gia tăng bình quân mỗi hộ 13,91 triệu đồng, thứ hai là hộ vay chăn nuôi 13,69 triệu đồng rồi đến hộ vay trồng trọt 10,25 triệu đồng và thấp nhất là các hộ vay tiêu dùng 9,07 triệu đồng. Các hộ vay tiêu dùng có giá trị tăng bình qn mơi hộ thấp nhất cũng là điều dễ hiểu khi họ vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống, bên cạnh đó sử dụng những đồng vốn cịn lại để tăng gia sản xuất thêm. Tuy các hộ vay dịch vụ có mức giá trị tăng cao nhất nhưng đây là một kết quả không cao. Theo như ý kiến của bà con các HSX, thì lượng giá trị này thấp hơn nhiều so với cùng kì năm trước do năm nay người tiêu dùng mua sắm hàng hóa chọn lọc hơn khi đồng tiền ngày càng mất giá. Hơn nữa, vì mới bước đầu làm ăn nên cịn nhiều thiếu sót kinh nghiệm. Tuy nhiên, các hộ vay dịch vụ vẫn rất lạc quan vào phương thức SXKD này, họ cho rằng lời lãi có lúc nhiều lúc ít, có đủ tiền sinh hoạt và trả nợ đầy đủ cho NH là tốt rồi. Năm 2011 vừa qua là năm chăn ni chịu khá nhiều dịch bệnh hồnh hành, tâm lý người tiêu dùng đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các mặt hàng chăn nuôi này. Các HSX một mặt chịu những tác động của các đợt dịch bệnh, mặt khác khi đến mùa thu hoạch, giá bán không thể như mong muốn. Các hộ vay chăn nuôi dù làm ăn không đạt kết quả cao nhưng ngồi chăn ni, họ vẫn trồng trọt và cịn nhiều hộ có thêm hoạt động dịch vụ nữa nên tổng giá trị của hộ vay vốn chăn nuôi vẫn thường cao hơn các hộ vay khác. Tổng giá trị gia tăng của 60 hộ điều tra là 702, 6 triệu đồng, tương ứng mỗi hộ bình quân 11,71 triệu đồng. Kết quả kinh doanh này không cao nhưng điều đáng mừng là hầu hết các HSX kinh doanh đều có lãi. Năm 2011 là năm với nhiều biến động của thị trường, nền KT nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhiều nhưng với những chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương, các HSX đã có sự tính tốn

trong kĩ hơn trong việc sử dụng vốn vay và phân bổ nguồn lực làm sao cho hiệu quả nhất nên đã cải thiện đáng kể đời sống của các hộ.

Một chỉ tiêu nữa cũng rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc đánh giá kinh tế hộ là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của cac hộ vay vốn (GO/IC, VA/IC). Chỉ tiêu này có thể nói lên một đồng chi phí trung gian các hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì thu về được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng. Qua chỉ tiêu này, có thể thấy được hộ vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay khơng và các hộ vay vốn đã sử dụng đồng vốn vay của mình có hiệu quả, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ thu được 1,32 đồng giá trị sản xuất và 0,32 đồng giá trị gia tăng. Các HSX điều tra sinh sống và SXNN trên những vùng đất thuộc địa bàn 8 phường là: Phú Hội, Phú Nhuận, An Cựu, Vỹ Dạ, Xuân Phú, Thuỷ Biều, An Đơng, An Tây, nơi có khá nhiều điều kiện để phát triển nơng nghiệp. Vì vậy nên dù đầu tư vào lĩnh vực nào đi chăng nữa hay có những HSX khơng cịn thiết tha với SXNN, họ vẫn tranh thủ các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa và rau xanh. Qua thực tế và bảng số liệu phân tích hiệu quả ta thấy các hộ vay vốn tiêu dùng dù vay vốn dùng để phục vụ nhu cầu đời sống nhưng những vẫn có những đồng vốn được tranh thủ vào SXNN và làm ăn có hiệu quả cao nhất, một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ thu về 1,44 đồng giá trị sản xuất và 0,44 đồng giá trị gia tăng. Mặc dù hộ vay tiêu dùng đã sử dụng vốn vay tiêu dùng để đầu tư vào SXNN không nhiều nhưng hiệu quả sử dụng vốn của những hộ này lại đạt cao nhất. Đây hầu hết là những hộ có khá giả trên địa bàn và đều có một số vốn nhất định để SXNN. Họ là những người có sự tính tốn tốt và kinh nghiệm, kết hợp thêm từ những đồng vốn vay tiêu dùng đã thu về một khoản lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, các vay dịch vụ có giá trị gia tăng lớn nhất nhưng do phải đầu tư nhiều lại thiếu kinh nghiệm, địa bàn hoạt động kinh doanh của một số hộ lại chưa hợp lí nên các hộ vay này chưa thật sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là những hộ khá giả trên địa bàn, họ kinh doanh những hoạt động dịch vụ để không phải nhàn rỗi thời gian lại, hơn nữa lại có đồng ra đồng vào. Trong những năm qua, có thể nói các hộ trồng trọt và chăn ni làm ăn khơng hiệu quả, một đồng chi phí trung gian bỏ ra chit thu được 1,32 đồng đối với hộ trồng trọt, 1,33 đồng đối với hộ chăn nuôi. về giá trị sản xuất và 0,32 đồng đối với

hộ trồng trọt, 0,33 đồng đối với hộ chăn nuôi về giá trị gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh liên tục xảy ra làm cho các HSX làm ăn bị thua lỗ. Mặt khác, các HSX cũng chưa có định hướng đúng đắn cho hoạt động SXNN của mình, nhiều hộ vẫn theo phương pháp cũ, nhiều hộ đã thử trồng trọt hay chăn nuôi những loại giống mới không phù hợp với điều kiện của hộ. Một tình trạng chung nữa là chủ của những hộ vay vốn này trình độ văn hóa và trình độ kĩ thuật bị hạn chế lại khơng cịn mặn nồng lắm với nghề nơng nữa nên. một số bà con cịn cho rằng họ khơng chăn ni, trồng trọt nữa thì biết làm nghề gì. Tuy nhiên, với những HSX có tính tốn về chi phí và sử dụng vốn hợp lý, mang lại hiệu quả cao vẫn rất lạc quan và gắn bó lâu dài với ruộng đồng, cây trái.

2.4.3.2. Tình hình hồn trả vốn vay của các hộ điều tra

Việc trả nợ đúng hạn cho NH luôn là vấn đề NH quan tâm hàng đầu, bởi lẽ nó ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của NH. Ngồi ra, việc trả nợ đúng hạn của các hộ còn thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các hộ vay. Như vậy, vấn đề trả nợ đúng hạn ln ln làm hài lịng cả bên vay và bên cho vay. Nhưng thực tế khơng phải lúc nào hộ vay vốn cũng SXKD có hiệu quả. Vì thế, đây là một vấn đề lớn mà phía NH cũng như các hộ vay vốn cần giải quyết. NH trước khi cho vay vốn cần thẩm định chính xác tài sản và có kế hoạch kinh doanh của các hộ, để từ đó quyết định có nên cho vay hay khơng và mức vay là bao nhiêu. Về phía hộ vay vốn, cần tính tốn kĩ càng để sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả nhất. Qua bảng số liệu sau, ta sẽ xem xét tình hình hồn trả vốn vay của các HSX vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sơng Hương.

Tùy vào tính chất và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ vay vốn nhiều hay ít để phục vụ cho sản xuất. Qua 60 hộ điều tra thì tổng số tiền các hộ vay là 2.210 triệu đồng, trung bình mỗi hộ vay 36,83 triệu đồng.Hộ vay dịch vụ với bình quân mỗi hộ vay cao nhất là 41,67 triệu đồng, hộ vay tiêu dùng là 39,25 triệu đồng, hộ vay chăn nuôi là 38,64 triệu đồng và hộ vay trồng trọt thấp nhất với 21,86 triệu đồng.

Một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh để phản ánh tình hình trả nợ và sản xuất kinh doanh của các hộ là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản

vay được cho vay đến hạn thanh toán thời điểm đang xem xét. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của NH và của HSX, tuy nhiên trong hoạt động SXKD, đó là điều khó tránh khỏi. Rủi ro đến từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường đầu vào cũng như đầu ra khơng có lợi cho HSX, hay rủi ro từ phía con người như đau ốm, tai nạn, chết. Tất cả rủi ro này dẫn đến hoạt động SXKD của các HSX gặp nhiều khó khăn, thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn cho NH. Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình hoạt động của SXKD của các HSX là khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp chỉ 1,63 triệu đồng/hộ tương đương 98 triệu đồng. Trong đó, các hộ vay trồng trọt có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất với 0,88 triệu đồng/hộ với 7 triệu đồng. Tiếp đến là các hộ vay chăn nuôi 1,27 triệu đồng/hộ; hộ vay dịch vụ là 1,33 triệu đồng/ hộ. Tỉ lệ nợ quá hạn cao nhất là các hộ vay DV với tổng số tiền nợ quá hạn là 13 triệu đồng, trung bình mỗi hộ nợ quá hạn 2,17 triệu đồng.

Khóa luận tốt nghiệp

BẢNG 13. TÌNH HÌNH HỒN TRẢ VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNoPTNT nam sông hương thừa thiên huế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)