1.2.2 .1Phân loại rủi ro tín dụng
2.3 Thực trạng về tình hình rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Hải Phòng
2.3.2.1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
❖ Quan điểm của Sacombank về rủi ro tín dụng
- Khơng tập trung cấp tín dụng q cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh
vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau, một loại tiền tệ và một địa bàn.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn, phải thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Áp dụng hạn mức cấp tín dụng và/ hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh.
❖ Hình thức quản lý rủi ro tín dụng
Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:
- Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.
-Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
- Công văn, Thông báo do thành viên Ban điều hành ký.
❖ Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản
- Giới hạn tín dụng: Đối với một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà
Sacombank chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (một năm). Tổng mức dư nợ tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi.
+Mục đích: áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank theo chuẩn mực quốc tế.
+ Ý nghĩa:
Quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng.
Tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng.
Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.
+ Thời hạn và thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng:
Việc xác định giới hạn tín dụng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6
hàng năm. Việc duyệt giới hạn tín dụng được chia thành 2 cấp. Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng
Trung ương xem xét phê duyệt.
- Phân vùng đầu tư: Mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng
thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho khách hàng
ngồi vùng đầu tư của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Việc phân bố đầu tư được tiến hành trên cơ sở:
+ Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở; + Năng lực của bản thân các chi nhánh.
-Phân chia thẩm quyền quyết định: Trong hoạt động tín dụng:
Giám đốc chi nhánh: được quyền chủ động quyết định cho vay, thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói
trên, chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét.
Tổng Giám đốc: Các khoản do Hội sở chính và chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp:
trên 100 tỷ đồng do Phó Giám đốc phụ trách, 100-120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết
định, trên 120 tỷ đồng do Hội đồng tín dụng trung ương xem xét và phê duyệt.
Mức dư nợ tín dụng tối đa đối với từng chi nhánh: Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tín dụng tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh.
Các giới hạn khác: Tùy tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng/ lĩnh vực đầu tư.