CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG CỬA HÀNG BÁN BÁNH TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 : ĐỊNH CHẾ/ GIỚI HẠN TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM

2.6. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ

2.6.1. Thủ tục, quy trình và hạn chế về pháp lý khi kinh doanh tiệm bánh

2.6.1.1. Thủ tục, quy trình đăng kí kinh doanh

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tiệm bánh truyền thống

Bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên cần các giấy tờ sau:

- Điều lệ công ty: bao gồm tất cả các thông tin đã chuẩn bị ở trên như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật… Ngồi ra cịn có các điều khoản theo quy định của pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Các giấy tờ kèm theo: Chuẩn bị 1 bản sao công chứng hộ chiếu/ CCCD/ CMND còn hiệu lực của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

 Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh.

Trong 3 ngày làm việc, cơ quan này sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở KH&ĐT sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu.

 Bước 3: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

– Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm

– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm. – Thời gian sử dụng Giấy phép an toàn thực phẩm:

 Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vịng 3 năm kể từ ngày được

cấp. Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an tồn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an tồn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.

2.6.1.2. Những hạn chế về pháp luật khi kinh doanh tiệm bánh truyền thống

- Phải lắp đặt thùng chứa đựng rác thải (kiểu dáng phù hợp) cạnh quầy bánh để giữ gìn vệ sinh mơi trường, cảnh quan khu vực đặt quầy bánh.

- Cung cấp dữ liệu, kết quả giao dịch, doanh thu, doanh số hoạt động quầy bánh cho cơ quan thuế để giám sát nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Khả năng chấp nhận thanh tốn của quầy bánh: Chấp nhận nhiều hình thức thanh tốn: tiền mặt, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến, thanh tốn sử dụng mã hình QR.

2.6.2. Loại hình doanh nghiệp

Thành viên hay chủ sở hữu công ty chỉ duy nhất là một cá nhân hoặc một tổ chức và sẽ trực tiếp nắm quyền quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ cùng nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do thành viên (chủ sở hữu hoặc một tổ chức) đã góp hoặc cam kết góp, được ghi lại và thống nhất trong điều lệ cơng ty. Doanh nghiệp cần góp vốn điều lệ trong vịng 90 ngày, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Việc mua và góp vốn trong cơng ty TNHH 1 thành viên. Chủ sở hữu có quyền được mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác, cụ thể như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tuy nhiên không được nằm trong các trường hợp tại điều 18 luật doanh nghiệp 2014 quy định.

Về chuyển nhượng và huy động vốn. Chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu có thể rút tồn bộ vốn ra khỏi cơng ty hay nói cách khác là chuyển nhượng tất cả số vốn điều lệ cho 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức khác. Huy động vốn: do hạn chế vì khơng được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, nhưng chủ sở có thể thực hiện theo cách khác như: tự góp thêm vốn hoặc huy động từ các cá nhân, tổ chức khác.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG CỬA HÀNG BÁN BÁNH TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w