PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68 (Trang 30 - 80)

5. Bố cục: gồm 3 chương

1.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản lý có thể đánh giá được chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cho phù hợp. Về mặt tổng quát, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Sức sản xuất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể là: Tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, tổng số luân chuyển thuần...; còn Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... Việc sử dụng chỉ tiêu nào là tuỳ thuộc vào mục đích các nhà phân tích.

+ Sức sinh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao, từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

+ Suất hao phí: Đây là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì cần mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại.

Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng quát trên, nhà phân tích có thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản cũng như từng loại vốn.

Từ chỉ tiêu tổng quát “Sức sản xuất”, nhà phân tích có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tổng tài sản, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay...

Tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, nhà phân tích sẽ xác định những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

Tương tự như vậy, từ chỉ tiêu tổng “Sức sinh lợi”, nhà phân tích cũng tính được các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố đầu vào như: sức sinh lời của tổng tài sản, sức sinh lời của tài sản dài hạn, sức sinh lời của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức

sinh lời của vốn vay...

Cuối cùng, từ chỉ tiêu tổng quát “Suất hao phí”, nhà phân tích tính được các chỉ tiêu phản ánh về sức hao phí của các yếu tố đầu vào như: sức hao phí của tổng tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản cố định, suất hao phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay ... Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu chủ yếu trên phần I Báo cáo kết quả kinh doanh, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1.1 Qúa trình hình thành

Địa chỉ:

Số 08/04- Trần Nhật Duật – Phường Nam Ngạn- TP Thanh Hóa Điện thoại : 0373.718 526 Fax : 0373.718 562 Quyết định thành lập:

Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 26023000269 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp 1 ngày 12/08/2006

Vốn điều lệ : 19.500.000.000,00 VNĐ

Người đại diện theo pháp luận : Giám đốc Công ty. Ông : Mỵ Duy Thanh Sinh ngày 11/05/1980

Số CMND : 172085593 cấp ngày 21/08/2008 Do Công An Thanh Hóa cấp

2.1.2 Mốt số đặc điểm về Công ty

2.1.2.1 Năng lực và kinh nghiệm của Công ty

Những năm gần đây do sự biến đổi và cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam, ngành xây dựng cũng như một số ngành kinh tế khác đã chịu tác động từ những biến đổi kinh tế đó. Từ đầu những năm 2000, chúng tôi đã là những cán bộ nòng cốt ở công ty, tổng công ty; đến nay chúng tôi tự thấy mình có đầy đủ kinh nghiệm, năng lực, tài chính và tự thấy khả năng có thể độc lập để hoạt động nên chúng tôi đã tự tách riêng và sáng lập ra Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68. Các thành viên của Công ty đều là kỹ sư, cán bộ có tay nghề khá cao, thâm niên công tác trong ngành trung bình từ 3 – 12 năm. Tự xét thấy khả năng đáp ứng được cho công việc, năm 2006 Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã cấp giấy phép chính thức thành lập Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68. Nhiệm vụ của Công ty là xác định rõ tình hình hoạt động trên các lĩnh vực

nganh nghề kinh doanh của mình và tập trung cao nhất cho công tác thiết kế, thi công các công trình xây dựng, lập dự toán, dự thầu cho các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình dân dụng, công trình văn hóa… đảm bảo đạt chất lượng cap và đúng tiến độ.

Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp có đầy đủ năng lực về nhân lực, trang thiết bị thi công, tài chính uy tín, kinh nghiệm thiết kế và thi công các công trình: Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Điện nước, công trình văn hóa…

Công ty chúng tôi tin tưởng bàn giao hoàn thành công trình đúng tiến độ với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của Chu đầu tư và pháp luận quy định và luôn xác định với mục tiêu sản xuất là chất lượng, tiến độ, uy tiến, hiệu quả.

2.1.2.2 Các ngành kinh doanh chính

- Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi san lấp mặt bằng, công trình thoát nước, xây dựng các công trình văn hóa, cầu hầm, công trình kỹ thuật, lắp đặt thiết bị.

- Tư vấn thiết kế công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi - Lập quy hoạch, thiết kế quy hoạch tổng thể mặt bằng

- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự toán công trình, tư vấn lập hồ sơ hoàn công, thủ tục quyết toán các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy lợi

- Tư vấn khảo sát trắc địa công trình, khảo sát địa chất thủy văn, đánh giá tác động môi trường.

- Kinh doanh vật liệu xây dựng công trình sắt thép, cát, đá, các loại tấm lợp, ốp trần, gạch.

2.1.3 Hoạt động tư vấn xây dựng

2.1.3.1 Công tác quy hoạch

- Thiết kế quy hoạch các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, các cụm dân cư tập trung ơ đô thi nông thôn, thị trấn và các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, thương mại.

2.1.3.2 Lập dự án các công trình:

- Công trình cầu – Đường bộ đến nhóm A - Công trình cảng – đường thủy đén nhóm A - Công trình xây dựng – Thủy lợi đến nhóm B - Công trình điện, nước nhóm B

2.1.3.3 Thiết kế kiến trúc:

- Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông vận tải, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt và công nghiệp.

2.1.3.4 Khảo sát xây dựng

- Khảo sát địa hình, địa chất thủy văn.

- Xác định các thông số thủy văn, khí tượng phục vụ thiết kê công trình. - Khảo sát môi sinh, môi trường để đánh giá tác động môi trường khi chưa có công trình xây và sau khi đưa công trình vào khai thác.

a. Khảo sát địa hình:

- Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính các loại tỷ lệ để phục vụ thiết kế quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, địa chất công trình, thủy văn, tìm kiếm vật liệu xây dựng, định vị và giám sát công trình.

b. Khảo sát địa chất công trình, địa kỹ thuật:

- Khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế xây dựng, giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa.

c. Khảo sát địa chất thủy văn, đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước, tìm kiếm thăm dò vật liệu xây dựng.

2.1.3.5 Thẩm tra:

Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình, xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị, cấp điện sinh hoạt và công nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

2.1.3.6 Quản lý dự án.

Công ty có thể hợp đồng với chủ đầu tư để thực hiện từng phần hay toàn bộ công tác quản lý dự án theo hình thức thực hiện dự án được nêu tại điều 35, 36, 37 của điều lệ quản lý đầu tư kỹ thuật ban hành theo nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của chính phủ và thông tư hướng dẫn thực hiện và các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ xây dựng.

2.1.3.7 Các công việc tư vấn khác.

Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu và các công việc tư vấn khác của công trình: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông vận tải, công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và đô thị, các công trình văn hóa, cấp điện sinh hoạt và cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

2.1.3.8 Công tác tổ chức thi công xây dựng.

Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tay nghề cao trong công tác tổ chức thi công các công trình giao thông, thủy lợi công trình xây dựng dân dụng, kiến trúc… Với phương châm là công trình đảm bảo chất lượng, đẹp về kiến trúc – thẩm mỹ. Vì vậy trong công tác quản lý công ty không ngừng phấn đấu để khẳng định mình.

2.1.4 Hoạt động kinh doanh thương mại

Cùng với hoạt động tư vấn – xây dựng, nhằm hoàn thiện công trình như thiết kế xây dựng, kiến trúc. Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh thương mại khác để đáp ứng nhu cầu thị trường như:

Kinh doanh vật tư xây dựng, sắt thép xi măng, phụ gia xi măng, kinh doanh thương mại…

Với độ ngũ cán bộ CNV trong công ty có đầy đủ nhân lực, năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu về sản phẩm và chúng tôi hy vọng sẽ là người bạn đáng tin cậy của khách hàng.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

2.1.5.1 Nguyên tắc đối với cơ cấu quản lý công ty

công ty.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối: Đòi hỏi sự phân công, phân nhiệm đối với các bộ phận trong công ty theo các nhóm chuyên ngành, với những con người được đào tạo tương ứng và đủ quyền hạn.

- Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường: Việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi bộ phận có một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi cấp quản lý phát triển được tài năng, cơ hội phát triển.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả.

2.1.5.2 Bộ máy quản lý của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận cấu thành nên bộ máy quản trị và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó. Mọi quá trình lãnh đạo, mọi quyế định, các kế hoạch và vấn đề kiểm soát sẽ không thành hiện thực hoặc sẽ không hiệu quả nếu không biết cách tổ chức khoa học, có sự cộng tác và phát huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong đơn vị. Có thể nói bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tư vấn XDTM 68 được xây dựng trên các yêu cầu, nguyên tắc và điều kiện cụ thể của Công ty, nên sự hoạt động của nó đã đạt được kết quả nhất định. Cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng và được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA PHÒNG TƯ VẤN KỸ THUẬT PHÒNG KHẢO SÁT THIẾT KẾ PHÒNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông cóquyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra HĐQT và BKS là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội.

Hội đồng quản trị:

HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm hoạch định chính sách cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở những định hướng chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua.

HĐQT có 05 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm, các thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm sát:

BKS do ĐHĐCĐ bầu gồm 03 thành viên, thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của BKS. Nhiệm kỳ của BKS là 05 năm, thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban giám đốc:

Giám đốc là người thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, chịu trách nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Nhiệm kỳ của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng không quá 05 năm và có thể được bổ

nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các phó giám đốc:

Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc công ty.

Phòng tổ chức – hành chính:

Có nhiêm vụ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp các cán bộ công nhân viên như: cập nhật hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên, xử lý các công văn đi, đưa đến; quản lý tài sản, công tác thể

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68 (Trang 30 - 80)