Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68 (Trang 52 - 55)

5. Bố cục: gồm 3 chương

2.2.4.1Phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ có ý nghĩa cung cấp thông tin cho mọi đối tượng biết được cơ cấu của các khoản nợ phải thu, phải trả, tình hình công nợ quá hạn để từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi hoặc huy động vốn nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Mặt khác phân tích tình hình công nợ của công ty đó chính là những dấu hiệu giúp cho các nhà quản trị kinh doanh nhận biết được khả năng rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.

Bảng 2.5: phân tích tình hình khái quát khoản phải trả

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 với 2011 2013 so vói

2012

+/- (%) +/-

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) %

Phải trả cho người bán 0.61 44.44 0.62 28.6 4.1 77.35 0.01 1.64 3.48 348 Thuế và các khoản phải nộp khác 0.15 11.11 0.094 7.16 0.1 2.153 (0.056) (37.3) 0.006 6.3 Vay ngắn hạn 0.65 46.42 0.60 46.15 1.1 20.75 (0.05) (7.69) 0.5 83.33 Tổng cộng 1.41 100 1.31 100 5.3 100 (1) 7.28 4 399

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng khoản phải người bán cuối năm 2012 so với 2011 tăng 0.01 tỷ (đồng) tương ứng với 1.64% và sang năm 2013 cũng tăng 3.38 tỷ đồng với mức tương đối 348%. Việc tăng các khoản phải trả nợ nần dây dưa đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả quan và việc công ty đi chiếm dụng một lượng vốn khá lớn của các đơn vị khác.

Quản trị công ty cần xác định rõ nguyên nhân làm khê đọng các khoản phải trả và cần sớm có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản công nợ, góp phần lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty, tránh việc kinh doanh trong tương lai có thể bị giảm sút, công ty có thể mất khả năng thanh toán và rủi ro phá sản.

Sự tăng lên của tổng các khoản phải trả là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chỉ tiêu vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải trả, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0.5đồng tức là tăng 88.3% thể hiện công ty mở rộng quy mô xuất kinh doanh nên cần thêm vốn phục vụ cho quá trình sản xuất.. Do vậy, có thể kết luận: Các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên là để trả các khoản nợ đến hạn và bổ xung vào vốn sản xuất kinh doanh của công ty do bị đơn vị khác chiếm dụng.

Thuế và các khoản phải nộp khác lại có xu hướng biến động qua các năm cụ thể năm 2012 giảm 0.056 tỷ đồng với mức giảm 37.3% so với năm 2011, đây là mặt tích cực của Công ty cho thấy việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, năm 2013 lại tăng 0.006 tỷ đồng tương đương với mức tăng 6.3%, chứng tỏ công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán với bạn hàng, nhà nước, chưa nâng cao được năng suất Công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Do vậy, công ty nên có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản phải thu để bù bắp cho các khoản phải trả để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán và chiếm dụng vốn bất hợp pháp.

Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình khái quát khoản phải thu

Đơn vị tính: tỷ đồng

CHỈ

TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012 so với 2011 2013 so với 2012 Phải thu khách hàng 2.4 100 4 100 5.4 100 1.6 66.67 1.4 35 Tổng cộng 2.4 100 4 100 5.4 100 1.6 66.67 1.4 35

(Nguồn: số liệu báo cáo tài chính Công ty)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy tổng các khoản phải thu của công ty biến động qua các năm là khá lớn. Đặc biệt, tổng các khoản phải thu khách hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.6 tỷ đồng tức là tăng tới 66.77%. Chứng tỏ trong kỳ công ty vẫn chưa thu hồi được một lượng vốn khá lớn bị đơn vị khác chiếm dụng. Do vậy, công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu thu hồi tối ưu lượng vốn bị chiếm dụng này nhằm làm giảm bớt khó khăn về vốn cho công ty.

Năm 2013 tổng các khoản phải thu tăng lớn chủ yếu do tăng các khoản phải thu của khách hàng, khoản này chiếm tới 35% tổng các khoản phải thu, tăng 1.4 tỷ đồng. Bởi vậy, công ty cần phải có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền đúng hạn, cần quan tâm đến khoản phai thu này kể từ khi kí hợp đồng bán hàng, đến các biện pháp đòi nợ nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại 68 (Trang 52 - 55)