Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín chi nhánh 8 tháng 3 hà nội (Trang 43 - 48)

1.1.2 .Hoạt động tín dụng của NHTM

2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà

2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của Sacombank chi nhánh 8tháng 3 Hà Nội tháng 3 Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, với những nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã đạt được những thánh tựu rất đáng khích lệ. Thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:

Một là, Tổng dư nợ và doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước

chứng tỏ quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín ngày càng được nâng cao. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của cá nhân và doanh nghiệp

Hai là, Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nộiđã quan tâm đúng mức đến

việc tăng cường kiểm tra kiểm soát tất cả các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Cơng tác thu nợ q hạn, nợ khó địi đã được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức tỷ lệ quy định của Ngân hàng cấp trên.

Ba là, đội ngũ cán bộ nhân viên chủ yếu là những cán bộ trẻ, nhiệt tình, có trình

độ, năng động sang tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đội ngũ cán bộ này được đào tạo thường xuyên, có hiệu quả cao, được cập nhật kỹ năng kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ giúp ngân hàng có đội ngũ vững chắc kiến thức, nhạy bén linh hoạt trong thời đại thông tin.

Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội đã và đang tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như một số công ty lớn. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chi nhánh có được những thành cơng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Tuy đã có nhiều cố gắng trong hoạt động cho vay nhưng trong giai đoạn 2014- 2016 hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội đã bộc lộ những hạn chế cơ bản:

Thứ nhất, Số lượng khách hàng không lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ có quan hệ vay vốn với Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các NHTM trên địa bàn

Thứ hai, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm qua, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng lên trong 3 năm song tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên. Do đó rủi ro đối với các khoản vay tương đối cao, ảnh hướng tới chất lượng tín dụng

Thứ ba, hệ số sử dụng vốn bình qn cịn thấp

Với sự nỗ lực vượt bậc trong thời gian qua dư nợ tín dụng của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 khơng ngừng tăng. Tuy nhiên nếu xét theo góc độ sử dụng vốn thì

hệ số sử dụng vốn bình quân vẫn ở mức thấp. Điều này thể hiện khả năng khai thác khách hàng của ngân hàng còn chưa thực sự tốt, việc sử dụng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Thứ tư, nguồn đầu tư cho vay trung-dài hạn cịn thấp

Cơ cấu tín dụng chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân, đầu tư các nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên theo xu hướng khách hàng doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty TNHH đang tăng lên. Điều này đang gây khó khăn cho ngân hàng khi các doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong sản xuất kinh doanh gây nhiều khó khăn.

Thứ năm, hạn chế trong thu thập thông tin khách hàng

Cán bộ ngân hàng đã cố gắng thu thập thông tin về khách hàng và dự án xin vay vốn bằng nhiều cách phổ biến, hiện đại trong ngành ngân hàng nhưng thông tin vẫn chủ yếu từ những tài liệu mà khách hàng gửi đến. Trong trường hợp khách hàng muốn vay vốn vì nhiều mục đích khác nhau thì thơng tin củ a khách hàng là khơng đầy đủ và chính xác và họ thường giấu đi sự bất lợi của họ gây khó khan và rủi ro cho ngân hàng

Thứ sáu, Cho vay chủ yếu là các món nhỏ nên cơng tác giám sát, thu nợ cịn

gặp nhiều khó khăn, nợ tiềm ẩn cịn phát sinh và có xu hướng gia tăng.

b. Những nguyên nhân

Các nguyên nhân khách quan Từ phía khách hàng

Thứ nhất, do khách hàng yếu kém về trình độ và năng lực quản lý. Nhiều

khách hàng có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh yếu kém, phương án kinh doanh, dự án thực hiện khơng có tính khả thi do biến động của thị trường.

Thứ hai, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.Điều này vi phạm nguyên tắc

tín dụng. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích. Căn cứ và mục đích xin vay của khách hàng mà cán bộ tín dụng thẩm định điều tra và quyết định cho vay nếu thấy đó là dự án, phương án khả thi nhưng người vay vốn lại không chấp hành nguyên tắc này lại sử dụng vào mục đích khác có thể đầu tư vào lĩnh vực không hiệu quả, hoặc đem tiêu dùng cá nhân hoặc có thể đầu tư vào lĩnh vực Nhà nước khơng khuyến khích… Tất cả những cái đó đều khơng đem lại thu nhập cho người vay vốn vì vậy khi khoản vay đến hạn họ khơng có khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

Thứ ba, Một số doanh nghiệp chưa có kế hoạch định hướng lâu dài, khơng coi

trọng uy tín của hiệp hội, đưa doanh thu cao để nâng cao tính khả thi của dự án, họ sẵn sàng rút vốn ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn như lập dự án giả, sử dụng tiền vay khơng đúng mục đích, đưa ra mức doanh thu cao… Điều này đều ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý rủi ro.

Thứ tư, nhận thức của khách hàng trong việc chấp hành vay vốn, trả nợ cho

ngân hàng là không cao. Việc chấp hành pháp luật chưa đầy đủ nên ngân hàng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ khi khách hàng cố tình trây ì khơng chịu trả nợ cho ngân hàng.

Thứ năm, Về tài sản thế chấp, Các doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp cho

món vay, hầu hết các tài sản thế chấp là các máy móc thiết bị đã lạc hậu cũ kĩ. Đây là nguyên nhân hạn chế các món vay của khách hàng là doanh nghiệp, đặc biệt trong vay vốn trung và dài hạn

Môi trường kinh tế không ổn định:

Do các chính sách vĩ mơ của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh và đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho theo kịp với sự thay đổi của cơ chế chính sách, dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thiếu hụt về vốn.

Mơi trường pháp luật cịn nhiều khó khăn vướng mắc

Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta đã có những hướng chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Việc ban hành các văn bản tín dụng cịn có tình trạng chồng chéo, trùng lặp nên việc hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản cịn gặp khó khăn.

Các nguyên nhân chủ quan Đặc thù chi nhánh

Do chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội là một trong những chi nhánh đặc thù của Sacombank, các cán bộ nhân viên chủ yếu là nữ giới nên cơng tác tìm kiếm khách hàng cũng như thu hồi nợ cịn nhiều khó khắn. Trước đây, chi nhánh chỉ phục vụ khách hàng nữ giới nên còn bi hạn chế về đối tượng khách hàng

Quy trình nghiệp vụ thay đổi liên tục

Các quy trình nghiệp vụ thay đổi liên tục làm cho các cán bộ tín dụng nhiều khi chưa kịp nắm bắt văn bản này thì văn bản đã thay đổi, chưa tuân thủ triệt để quy trình nghiệp vụ về giám sát sau khi cho vay, quy trình kế tốn, thủ tục giấy tờ chưa thật sự đơn giản, thuận tiện… Công nghệ thông tin do một số cán bộ tín dụng tuổi cao chưa theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của nghiệp vụ phát sinh nên hiệu quả cơng việc cịn thấp.

Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đơi khi cịn mang tính hình thức

Với viêc đi lại khó khăn dẫn đến tình trạng có những khoản nợ đến hạn mà khơng đơn đốc được kịp thời, chưa phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý đó là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.

Chất lượng đội ngũ nhân lực còn thấp

Trong những năm qua ngân hàng đã quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Song một số cán bộ ngân hàng chưa có điều kiện để tìm hiểu về các hình thức hoạt động mới xuất hiện trên thị trường tiền tệ, chưa thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường. Điều này địi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực chun mơn, có kinh nghiệm và sự nhạy bén phản ứng linh hoạt đối với thị trường.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín chi nhánh 8 tháng 3 hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)