Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín chi nhánh 8 tháng 3 hà nội (Trang 34 - 36)

1.1.2 .Hoạt động tín dụng của NHTM

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Sacombank – chi nhánh 8 tháng 3 HN

2.2.1. Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh

2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng tại Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tín dụng doanh nghiệp 739,586 984,556 1,187,332

Tín dụng cá nhân 719,091 845,576 1,044,058

Tổng 1,458,677 1,830,132 2,231,390

Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Tổng hợp báo cáo phân loại nợ của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội)

Qua bảng có thể thấy quy mơ tín dụng của chi nhánh khơng ngừng tăng, sự tăng trưởng tín dụng này khơng phản ánh hồn tồn chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy vậy đây là dấu hiệu khả quan.

Khi phân loại hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng, ta thấy tín dụng doanh nghiệp ln chiếm tỷ trọng lớn hơn, điều này là phù hợp với thực tế khách hàng. Năm 2014, tín dụng doanh nghiệp chiếm gần 50% tổng dư nợ của ngân hàng nhưng đến năm 2016 chiếm 53,2%. Điều này khẳng định rõ hơn tính định hướng tín dụng của ngân hàng là hướng tới khối khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên tương quan khối khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng không nhỏ thể hiện hướng phát triển đa dạng khách hàng theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Các hình thức tín dụng cá nhân

- Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường - Cho vay tiểu thương, cho vay phố chợ - Cho vay chuyển nhượng bất động sản

- Cho vay tiêu dùng : vay xây dựng sửa chữa nhà, vay tiêu dùng

- Cho vay cán bộ nhân viên tín chấp, cho vay thấu chi cổ đơng Sacombank - Cho vay cầm cố chứng khốn, cho vay nơng nghiệp

Các hình thức tín dụng doanh nghiệp

- Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường : là việc Ngân hàng hỗ trợ vốn nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỉ lệ bảo đảm : là việc Ngân hàng hỗ trợ vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh với tỉ lệ cho vay lên đến 100% giá trị TSBĐ

- Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời : là hoạt động sản xuất kinh doanh mà KH có nhu cầu được hỗ trợ vốn trong thời gian ngắn hạn mang tính cấp bách tạm thời

- Bao thanh toán nội địa : là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán

- Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán : là việc KH được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh tốn được mở tại ngân hàng

- Cho vay đầu tư tài sản : đáp ứng vốn để đầu tư tại sản hoạt động SXKD - Cho vay dự án : thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và các hoạt động SXKD của dự án đầu tư

2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian tại Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 767,346 52.6 1,003,963 54.8 1250,554 56.1 Dư nợ trung, dài hạn 691,331 47.4 826,169 45.2 980,836 43.9

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phân loại nợ của Sacombank chi nhánh 8 tháng 3 Hà Nội)

Khi xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian, có thể thấy tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối. Tuy tỷ trọng tín

dụng trung dài hạn thấp hơn nhưng sự chênh lệch cũng khơng nhiều cho thấy ngân hàng có sự phân bổ đồng đều trong tín dụng cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín chi nhánh 8 tháng 3 hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)