4. Kết quả thực tập theo đề tà
1.5. Nội dung của hoạt động logistics
1.5.1. Mua sắm nguyên vật liệu
Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics. Hoạt động này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trị quyết định đối với toàn bộ hoạt động logistics. Khơng có ngun liệu tốt thì khơng thể cho ra được sản phẩm tốt.
Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu gồm: tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thơng tin có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm.
1.5.2. Dịch vụ khách hàng
Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm.
Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lịng của khách hàng, là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng. Muốn có dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng.
Dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó, muốn phát triển logistics thì phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Hoạt động logistics tích hợp có thành cơng hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụ khách hàng.
1.5.3. Quản lý hoạt động dự trữ
Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hố trong sản xuất lưu thơng. Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phịng rủi ro, bất trắc. Các cơng việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mơ); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các
công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng… Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được
Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Cần cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật; phân tích dự báo, mơ hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.
1.5.4. Dịch vụ vận tải
Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, nhằm quản lý cơng tác vận chuyển và phân phát hàng hố đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có: chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm sốt q trình vận chuyển; cơng việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.
Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quan đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hố, xảy ra trong tồn bộ quá trình vận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết.
Tóm tắt chương 1
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận chung về logistics và dịch vụ logistics trong chương 1, có thể tóm tắt một số nội dụng cơ bản như sau:
Thứ nhất, dịch vụ logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà là một chuỗi các dịch
vụ liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa. Cùng với q trình phát triển, logistics đã làm đa dạng hố khái niệm vận tải giao nhận truyền thống.
Thứ hai, logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ. Mặc dù dịch vụ logistics ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế, song vẫn đóng vai trị rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cịn coa vai trị rất lớn đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, dịch vụ logistics chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài cũng như yếu tố nội
tại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này như: yếu tố về chính trị - pháp luật, yếu tố kinh tế, yếu tố công nghệ, yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tư nhiên, yếu tố cạnh tranh, yếu tố khách hàng, tiềm lực của doanh nghiệp và hệ thống thông tin.
Thứ tư, dịch vụ logistics là một chuỗi các dịch vụ xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của hoạt động logistics bao gồm: mua sắm nguyên vật liệu, dịch vụ khách hàng, quản lý hoạt động dự trữ và dịch vụ vận tải.
Thứ năm, dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều hoạt động, có thể được phân loại dựa
trên từng tiêu thức khác nhau như: theo hình thức logistics; theo tồn bộ q trình cung ứng dịch vụ logistics; theo loại hàng hóa; theo nghị định số 140/2007/NĐ – CP của Chính phủ; theo phạm vi hoạt động.
Từ những kết quả đạt được ở chương 1, tiếp theo chương 2 sẽ là phần phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, qua đó đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY
TNHH QUỐC TẾ CARGO RUSH