4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước
Ngành logistics tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Trong khi đó, mục tiêu cần đạt được của logistics khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có liên quan. Để làm được điều này chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản luật – kinh tế phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển logistics cũng như dịch vụ logistics.
3.3.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải
Hiện nay, vận tải hàng hóa xuất khẩu ở nước ta chủ yếu là bằng đường biển nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải biển để phát triển logistics mà là một điều tất yếu, mà nhiệm vụ trước mắt là khuyến khích đầu tư xây dựng cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống cảng nội địa (Inland Clearance Depot – ICD) để tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển cũng là một trong những yêu cầu được đặt ra mà rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Không chỉ phát triển vận tải đường biển mà việc mở rộng các tuyến đường vận tải nội địa (đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không…) và quốc tế cũng góp phần phát triển hoạt động logistics tại nước ta.
Ngồi ra, Nhà nước có thể sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng.
Về giao nhận vận tải hàng khơng, Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực giành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhà nước nên xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải… theo các quy trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm: Thái lan, Singapore và Malaysia. Hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối .
3.3.2. Xây dựng hành lang, khung pháp lý thơng thống và hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics
Luật Thương Mại 2005 lần đầu tiên đề cập đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, tuy nhiên, điều luật này chưa được rõ ràng, chính xác ở chỗ luật chưa làm rõ được logistics là một chuỗi liên tục. Dù đã có những thay đổi phù hợp mang tính pháp lý điều chỉnh cho hoạt động này, nhưng Nhà nước vẫn cần đưa ra một khung pháp lý chuẩn trong Luật Thương mại và những bộ luật có liên quan như Luật Giao thơng vận tải, Bộ luật dân sự , Luật đầu tư,… cũng như trong một số loại văn bản dưới luật, nhằm tạo điều kiện và sự hỗ trợ cho việc phát triển logistics. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qut định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), tạo môi trường tự do cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Nhà nước cũng cần đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động logistics và các cụm cảng. Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống thông tin cập nhật thông suốt suốt giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước với cảng và các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Việc có được hệ thống thơng tin như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển cũng như những qui định của Nhà nước, từ đó họ sẽ xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp nhất.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã tóm tắt một cách cơ bản nhất những định hướng phát triển chung của công ty TNHH quốc tế cũng như những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logisticstrong thời gian sắp tới. Từ những kết quả đánh giá thực trạng hoạt động của công ty ở chương 2 và dựa trên định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, ta đề xuất một số giải pháp trên những cơ sở và điều kiện hiện có của cơng ty nhằm cải thiện và khắc phục những hạn chế, phát huy những tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty. Một số giải pháp cụ thể như: hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp; xây dựng một đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ logistics chuyên nghiệp; liên kết với doanh nghiệp cùng ngành; tăng cường hoạt động marketing.
Phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế là mục tiêu, nhiệm vụ không phải của riêng một tổ chức, cơ quan nào, mà địi hỏi sự nỗ lực của tồn bộ hệ thống cũng như tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong khuôn khổ luận văn, các quan điểm và giải pháp đềxuất chủ yếu tập trung ở giác độ vĩ mơ, trong đó nhấn mạnh vai trị của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ này. Các giải pháp bao gồm: giải pháp phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics, phát triển nguồn cung hàng hóa, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics, phát triển nhu cầu thị trường dịch vụ logistics, phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo lập và hồn thiện mơi trường cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển logistics và hồn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam. Trở thành thành viên của WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, lại nằm ở khu vực kinh tế phát triển năng động nhất toàn cầu, phát triển hệ thống logistics quốc gia là một trong những phương sách cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho quốc gia, doanh nghiệp và người dân. Tóm lại, trên đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở pháp lý cho lĩnh vực logistics, nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động logistics để ngành logistics nước ta nói chung và dịch vụ logistics của cơng ty nói riêng hoạt động có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, logistics đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống dân cư cũng như toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, logistics ở Việt Nam hiện nay cịn ở trình độ phát triển thấp, dưới tiềm năng cũng như chưa phát huy hết vai trị của nó như là hoạt động liên kết các chủ thể kinh tế, các hoạt động kinh tế trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phát triển logistics là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về logistics và dịch vụ logistics như: khái niệm, vai trị của logistics, các loại hình logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics và nội dung hoạt động logistics.
Luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về công ty TNHH quốc tế Cargo Rush, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty giai đoạn 2011-2013 ở các nội dung: các dịch vụ logistics hiện có; cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào; hệ thống thông tin; dịch vụ khách hàng và quy trình kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty dưới tác động của nhiều nhân tố bên ngồi và bên trong cơng ty như: thực trạng kết cấu hạ tầng logistics, điều kiện tự nhiên, thực trạng môi trường cạnhtranh và cơ chế, chính sách, luật pháp phát triển logistics ở Việt Nam cùng những tiềm lực của doanh nghiệp. Những phân tích và đánh giá này cho thấy mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại cơng ty vẫn cịn nhiều hạn chế đáng kể, chưa thực sự hiệu quả.
Luận văn cũng chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trong thời gian qua và những định hướng trong tương lai.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước. Các giải pháp được được đề bao gồm một số nội dung như: phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo lập và hồn thiện mơi trường cạnh tranh tạo thuận lợi cho phát triển logistics và hồn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010). Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở
Việt Nam (VITRANSS 2).
2. Dự án Hỗ trợ Thuong mại da biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2011). Các tham
luận trong “Diễn dàn logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”, Vũng Tàu 3/2011.
3. Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012). Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Ðặng Ðình Ðào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Ðặng Thu Hương và Phạm Thị Minh Thảo (2011). Logistics: Những vấn dề lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam (sách chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Truờng Ðại học
Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Ðại học Kinh tế quốc dân.
5. Ðinh Lê Hải Hà (2010). Thực trạng và các giải pháp phát triển các dịch vụ logistics chủ yếu ở nuớc ta trong hội nhập kinh tế quốc tế, Chuyên đề số 15, thuộc
Ðề tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Phát triển dịch vụ logistics ở nuớc ta trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Mã số ÐTÐL 2010T/33, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Ðại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Hoàng Lâm Cường (2003). Một số giải pháp phát triển logistics trong các công ty
giao nhận Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
7. Sullivan, F. (2006). Vietnam transportation and logistics: opportunities and challenges, APL Logistics.
8. World Bank (2012). Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy. Tài liệu khác