Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 48 - 127)

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.

Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi dự án đầu tư đã hoàn thành.

Đối với những dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.

Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (nhà trạm, cột anten, hệ thống cáp quang truyền dẫn, …; Chi phí tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng các công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước …), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có).

Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm các thiết bị phụ trợ phục vụ vận hành nhà trạm (điều hòa nhiệt độ, máy phát điện, thiết bị chống sét,...), Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ ( gồm cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ ( nếu có ),...); Chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi; Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh ( nếu có ).

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung toàn dự án, chi phí khảo sát, lập, thẩm định thiết kế, tổng dự toán (hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật); Chi phí lập và thẩm định Kế hoạch đấu thầu; Chi phí lập và thẩm định Hồ

sơ mời thầu; Chi phí lựa chọn nhà thầu; Chi phí giám sát thi công; Chi phí Kiểm toán; Chi phí thẩm định quyết toán dự án hoàn thành,...

2.4.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:

* Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động trong các doanh nghiệp viễn thông là các nhà trạm, hệ thống cáp quang truyền dẫn, cột anten, ..., đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. Có hai hình thức huy động:

- Huy động bộ phận, là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.

- Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử dụng ngay.

Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động.

* Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp viễn thông thì năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm chính là các hệ thống truyền dẫn, thiết bị phụ trợ, thiết bị phục vụ kết nối đáp ứng được các sự phát triển dịch vụ (thuê bao di động, thuê bao cố định, internet không dây,...) mà doanh nghiệp viễn thông đang cung cấp

Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu.

2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông:

* Khái niệm:

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Theo phạm vi lợi ích đầu tư, trong doanh nghiệp hiệu quả đầu tư được xem xét theo hai góc độ: Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.

* Nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển:

Để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động đầu tư cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư;

- Phải xác định tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư;

- Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời gian trong đầu tư để phản ánh chính xác các kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư;

- Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư; - Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư.

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư::

2.4.2.1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông:viễn thông: viễn thông:

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư:Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.

Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng cao.

- Hệ số huy động tài sản cố định: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện trong kỳ nghiên cứu.

Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm, nhanh chóng huy động các công trình vào hoạt động, giảm được tình trạng ứ đọng vốn.

2.4.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông:nghiệp viễn thông: nghiệp viễn thông:

Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu như sau:

- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với vốn đầu tư:

Chỉ tiêu này được phản ánh qua Hệ số HSB như sau:

ΔSB - HSB: Hệ số gia tăng mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. HSB = - ΔSB: Giá trị đóng góp vào NSNN tăng thêm năm thứ i

I - I:Vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu HSB cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu đồng đóng góp vào ngân sách nhà nước. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ mức đóng góp vào ngân sách càng cao và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp càng lớn.

- Mức thu nhập (tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh tổng thu nhập của người lao động tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua:

ΔL - HL: Hệ số gia tăng số chỗ làm việc.

HL = - ΔL : Số chỗ làm việc thực tế tăng thêm trong kỳ

I - I: Vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu HL cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu số chỗ làm việc thực tế. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số chỗ làm việc được tạo ra càng cao và hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng lớn.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông:

2.5.1. Nhóm nhân tố khách quan:

* Những nhân tố kinh tế:

Những nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN bao gồm: lãi suất vốn vay, khả năng tăng trưởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến dự án. Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một cách tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự án.

* Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước:

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh của Nhà nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải bám sát theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: thủ tục hành chính khi lập và thực hiện dự án, chính sách thuế, các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ phía Nhà nước về khả năng tiếp cận vốn vay, các luật, quy định của Chính phủ về đầu tư.

* Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, văn hóa-xã hội:

Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoạt động bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư tại đây đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thể gây rủi ra cho khả năng thu hồi vốn. Ngược lại, nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lớn.

Viễn thông là một ngành có đặc điểm sản xuất trên một địa bàn rộng lớn, trên mặt đất, trong mặt đất, trên không trung, cáp quang dưới đáy đại dương, từ đồng bằng đến miền núi. Do đó, yêu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động đầu tư.

Khía cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công cuộc đầu tư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài đối với dự án. Do đó cần phân tích một cách kĩ lưỡng trước khi đầu tư để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.

* Nhân tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp viễn thông đang cạnh tranh mạnh ở một số dịch vụ viễn thông, điển hình là dịch vụ thông tin di động, internet băng rộng ADSL và dịch vụ thoại qua Internet (VoIP), đặc biệt là VoIP quốc tế chiều về. Hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chính tại Việt Nam là VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT.

Cuộc cạnh tranh giành thị phần cũng chủ yếu diễn ra với những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn này. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau chủ yếu thông qua yếu tố giá cước và khuyến mãïi mà ít quan tâm tới công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, dù các

doanh nghiệp đều hiểu rằng không thể cứ ăn sổi mãi song vẫn đang sử dụng việc giảm giá cước như một công cụ chủ yếu nhất để hút khách hàng về phía mình.

Mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam với gia tốc ngày càng lớn và thời gian tới chắc chắn sẽ còn quyết liệt hơn. Nhân tố cạnh tranh này sẽ có tác động thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng mạng của mình nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giành thị phần trên thị trường.

* Nhân tố về công nghệ:

Lĩnh vực viễn thông là một lĩnh vực mà chu kỳ thay đổi công nghệ từ 1-3 năm. Khi công nghệ mới thay thế công nghệ cũ thì các thiết bị sử dụng để ứng dụng công nghệ cũng có sự thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông cần phải tiếp cận công nghệ, từ đó có các hoạt động đầu tư phát triển phù hợp với công nghệ mới sử dụng.

2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan:

* Chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp:

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tổng thể xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; các chính sách và giải pháp sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phù hợp với môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định đến chiến lược đầu tư, do vậy đây là điều kiện tiền đề, tiên quyết đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định chiến lược đầu tư và kế hoạch đầu tư cụ thể. Một chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự lựa chọn phương án đầu tư phù hợp sẽ khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm duy trì và tạo nguồn lực lớn hơn. Ngược lại, chiến lược định

hướng đầu tư sai, bất hợp lý sẽ gây ra thất thoát lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

* Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp.

Đứng trên góc độ trực tiếp, năng lực tài chính quyết định đến khả năng huy động các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đầu tư bao gồm nguyên liệu, máy móc, công nghệ, lao động…..do đó ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng của dự án.

Về mặt gián tiếp, năng lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Thực tế cho thấy, các hoạt động

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 48 - 127)