Hạn chế trong công tác quản lý quá trình đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 97 - 127)

I- I: Vốn đầu tư phát triển trong kỳ

3.4.2.Hạn chế trong công tác quản lý quá trình đầu tư

Một là: Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư.

Trong những năm qua chất lượng của việc lập, thẩm định dự án đầu tư (và báo cáo kinh tế kỹ thuật gọi chung là dự án đầu tư) chưa cao, còn nhiều sai sót. Cụ thể như sau:

+ Trong việc xem xét sự cần thiết phải đầu tư dự án, chưa coi trọng việc nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư dự án. Chưa chú trọng đến các chỉ tiêu phản ánh

hiệu quả đầu tư để xem xét đánh giá sự cần thiết đầu tư, chủ yếu mang tính cảm tính, chủ quan.

+ Việc khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm định dự án nhiều lúc chưa chính xác, còn nhiều sai sót do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, nhiều dự án phải điều chỉnh.

+ Do đặc thù của mạng viễn thông trải rộng trên toàn địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời đòi hỏi kỹ thuật công nghệ phức tạp, kết nối nhiều trung gian vì vậy việc khảo sát, thiết kế gặp nhiều khó khăn, thường xảy ra sai sót. Do đó dự án phải điều chỉnh, bổ sung làm ảnh hưởng đến tiến độ.

+ Viễn thông Nghệ An chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về lĩnh vực đầu tư xây dựng, chưa được học qua các lớp nghiệp vụ về đầu tư. Hơn nữa việc xem xét cần thiết phải đầu tư không mang tính tập thể cao, chỉ là ý kiến của một số cán bộ, thậm chí là ý kiến của một số cán bộ không phù hợp với chuyên môn, không có Hội đồng thẩm định phương án thiết kế và dự án, trong khi năng lực cán bộ thẩm định yếu. Chính vì vậy dự án khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiều lúc còn thiếu hạng mục công việc, tính chi phí đầu tư của dự án chưa đầy đủ, việc tính thiếu hoặc chưa có một số nội dung công việc trong từng hạng mục của dự án đầu tư là phổ biến dẫn đến việc điều chỉnh bổ sung dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, bố trí nguồn vốn.

+ Việc phân chia các hạng mục, các gói thầu chưa hợp lý dẫn đến việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu gặp khó khăn. Nguyên nhân là do chuyên viên thẩm định dự án chưa có kiến thức tổng hợp của đầu tư và đấu thầu để phân chia gói thầu một cách khoa học hơn, đồng thời khâu thẩm định kế hoạch đấu thầu chưa được coi trọng.

Việc phân chia các hạng mục, gói thầu cần phải căn cứ vào các văn bản hiện hành của Nhà nước về đầu tư, đấu thầu và căn cứ vào năng lực thực tế của các nhà thầu tại thị trường Việt Nam để phân chia các gói thầu cho phù hợp với điều kiện thực tế, tránh tình trạng trong những năm qua đã chia tách nhỏ thành nhiều gói thầu dẫn đến việc tổ chức đấu thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu mất nhiều thời gian,

đồng thời trên công trường có nhiều nhà thầu cùng tổ chức thực hiện dẫn đến quản lý sẽ gặp khó khăn.

+ Trong những năm qua Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tăng cường phân cấp về đầu tư, đấu thầu cho các đơn vị. Tuy nhiên do đặc thù nên các dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn mức phân cấp phải trình Tập đoàn phê duyệt, dẫn đến kéo dài thời gian của dự án, ảnh hưởng đến việc thực hiện và hiệu quả dự án.

* Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư nói chung vẫn quá rườm rà, phức tạp, khó hiểu và khó thực hiện khiến cho việc ra quyết định đầu tư trở nên tràn lan, thiếu tính quy hoạch, chất lượng dự án đầu tư chưa cao.

- Do trình độ của một số đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế, đồng thời năng lực thẩm định dự án của chuyên viên phụ trách dự án đầu tư còn yếu. Bên canh đó việc lựa chọn nhà thầu tư vấn ở Viễn thông Nghệ An còn chưa cạnh tranh, chủ yếu là lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu.

- Việc các văn bản về đầu tư xây dựng cơ bản hay thay đổi do đó rất khó khăn khi áp dụng.

- Các định mức, đơn giá đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy đủ do đó việc áp dụng định mức để lập dự toán công trình nhiều lúc chưa chính xác.

Hai là: Công tác đấu thầu

Cụ thể những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu như sau:

+ Do đặc thù của mạng viễn thông đòi hỏi nhiều loại thiết bị, vật tư; trong khi đó chuyên môn kỹ thuật của thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu còn hạn chế. Vì vậy trình độ chuyên môn của Tổ chuyên gia đấu thầu chưa đáp ứng được đối với đấu thầu các gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao.

+ Nhiều hồ sơ mời thầu còn sai sót, chưa chặt chẽ do thành viên Tổ chuyên gia chưa đáp ứng được yêu cầu đối với một số gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao.

+ Công tác chấm thầu nhiều lúc còn lúng túng do các quy định của Luật đấu thầu chưa bao trùm được hết các tình huống xảy ra trong đấu thầu.

+ Cán bộ làm công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do công tác luân chuyển cán bộ nên nhiều người làm công tác đầu tư, đấu thầu vững vàng chuyển đi làm các nhiệm vụ khác; các chuyên viên mới được điều chuyển từ bộ phận khác sang, thậm chí những người vừa tốt nghiệp đại học ra trường cũng tham gia công tác đấu thầu ngay. Vì vậy việc xử lý các tình huống trong đấu thầu còn hạn chế, các sai sót xảy ra trong đấu thầu là không thể tránh khỏi.

Biểu 3.15: Tình hình thực hiện đấu thầu các năm 2008-2010

Đơn vị tính % TT Hình thức đấu thầu Tỷ lệ thực hiện đấu thầu năm 2008 Tỷ lệ thực hiện đấu thầu năm 2009 Tỷ lệ thực hiện đấu thầu năm 2010 Tổng cộng 100 100 100 1 Mua sắm trực tiếp 7,36 17,71 7,29 2 Chỉ định thầu 52,84 53,13 51,04 3 Chào hàng cạnh tranh 24,41 14,06 27,08

4 Đấu thầu rộng rãi 15,38 15,10 14,58

(Nguồn: Phòng Đầu tư – Xây dựng cơ bản - Viễn thông Nghệ An)

+ Công tác thẩm định kết quả đấu thầu chưa cao, mang tính hình thức. Bởi Trưởng Phòng đầu tư xây dựng cơ bản làm tổ trưởng tổ chuyên gia đấu thầu, còn chuyên viên Phòng đầu tư xây dựng cơ bản ( không thuộc tổ chuyên gia đấu thầu) là người thẩm định kết quả đấu thầu. Phòng đầu tư Xây dựng cơ bản chủ trì trong công tác đấu thầu, đồng thời chịu trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu. Vì vậy nhiều lúc việc thẩm định kết quả đấu thầu mang tính hình thức, không khách quan.

+ Hiện tượng phổ biến ở Viễn thông Nghệ An nói riêng và các đơn vị thuộc Tập đoàn nói chung là thường chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Số liệu qua các năm như sau:

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ chỉ định thầu chiếm hơn 50% trong số gói thầu thực hiện hàng năm, còn đấu thầu rộng rãi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 15%.

Trong các năm qua Viễn thông Nghệ An chưa chú trọng đấu thầu rộng rãi do: việc đấu thầu rộng rãi mang tính cạnh tranh cao, nhưng thủ tục đấu thầu rộng rãi hiện nay còn rườm rà, mất nhiều thời gian. Việc chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu sẽ không hiệu quả cho dự án, kém cạnh tranh và phải làm nhiều thủ tục. Tuy nhiên việc chỉ định thầu có lợi để đảm bảo tiến độ, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm phải triển khai thực hiện trong thời gian ngắn. Nhưng việc lạm dụng chỉ định thầu phổ biến sẽ gây lãng phí nguồn vốn cho nhà nước.

+ Công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu chưa được thực hiện. Do đó kế hoạch đấu thầu của gói thầu nhiều lúc chưa phù hợp, còn chia nhỏ dự án để triêể khai chỉ định thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiện nay các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư, đấu thầu nói chung vẫn quá rườm rà, phức tạp, khó hiểu và khó thực hiện khiến cho việc ra quyết định đầu tư trở nên tràn lan, thiếu tính quy hoạch, chất lượng dự án đầu tư chưa cao. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đấu thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu nói chung

+ Tồn tại do hạn chế về nhận thức của đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư và đấu thầu.

Do không phân biệt được sự khác nhau hết sức cơ bản giữa đấu thầu rộng rãi và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác mới tạo điều kiện để các nhà thầu được cạnh tranh một cách công bằng và chính từ các cuộc cạnh tranh như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho chủ đầu tư. Vì vậy trong các năm 2005- 2008 số lượng các gói thầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số gói thầu thực hiện trong năm. Điều này gây nên tình trạng kém cạnh tranh trong đấu thầu ở Viễn thông Nghệ An.

+ Đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư và đấu thầu chuyên môn chưa cao. Đặc biệt là khả năng xử lý tình huống trong đấu thầu còn hạn chế.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu tuy nhiều song lại chưa đủ và việc áp dụng các các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong đấu thầu chưa được chú trọng, Vì vậy, chẳng những không khuyến khích được đông đảo mọi người chấp hành các quy định trong đấu thầu, mà trái lại còn đẩy các chủ đầu tư vào tình thế phải hùa theo phong trào không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong đấu thầu.

- Công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu chưa được thực hiện nên việc chia gói thầu nhiều lúc chưa phù hợp.

- Chính sách về cán bộ trong lĩnh vực đấu thầu không được quan tâm đúng mức. Do đội ngũ làm công tác đấu thầu đa số chưa có kinh nghiệm do có thể vừa được chuyển từ bộ phận khác sang làm công tác đấu thầu, hoặc một số chuyên viên vừa mới tốt nghiệp đại học về làm ngay công tác đấu thầu, kinh nghiệm làm công tác đấu thầu chưa có. Đặc biệt khả năng để xử lý các tình huống trong đấu thầu chưa cao, do đó dẫn đến nhiều sai sót.

- Ngoài ra đối với một số gói thầu mua sắm thiết bị yêu cầu công nghệ cao chuyên viên tham gia đấu thầu còn hạn chế về năng lực đối với một số gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao, chuyên ngành sâu.

Ba là: Công tác thanh quyết toán công trình còn chậm

Đến nay số lượng dự án chưa thanh quyết toán đang còn tồn đọng nhiều. Vốn giải ngân qua các năm không cao, chỉ chiếm tối đa khoảng 65% kế hoạch vốn do Tập đoàn bố trí hàng năm đã gây lãng phí nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

* Nguyên nhân của thực trạng trên:

- Do thủ tục thanh quyết toán trong đầu tư xây dựng cơ bản còn rườm rà. - Do chất lượng công tác thiết kế, dự toán chưa cao dẫn đến có nhiều thay đổi trong quá trình thi công. Vì vậy ảnh hưởng đến việc điều chỉnh thiết kế, dự toán, thanh quyết toán công trình.

- Do để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và mức phân cấp quyết định đầu tư cho Viễn thông Nghệ An chưa cao (trước đây là 5 tỷ đồng, kể từ năm

2008 được phân cấp quyết định đầu tư là 7 tỷ đồng), do đó phải chia nhỏ dự án để thực hiện. Vì vậy số lượng dự án đầu tư tương đối nhiều, gây mất thời gian trong thanh quyết toán công trình.

Bốn là: Công tác quản lý dự án đầu tư chưa khoa học

Hiện nay công tác quản lý dự án đầu tư ở Viễn thông Nghệ An chưa khoa học, việc theo dõi từng phần của dự án ( theo dõi bố trí vốn, theo dõi kế hoạch đầu tư, tổng hợp tình hình thực hiện đấu thầu…) do từng chuyên viên được giao quản lý phần hành thực hiện lưu trữ tại máy tính cá nhân. Do vậy nhiều công trình vi phạm các quy định của Luật đấu thầu, Luật Xây dựng nhưng chưa được rà soát và quản lý chặt chẽ. Biểu hiện như sau:

- Công tác tin học hóa trong việc quản lý dự án đầu tư chưa được áp dụng, chưa có phần mềm tin học để quản lý dự án, do đó việc quản lý hàng trăm dự án đầu tư hàng năm gặp nhiều khó khăn, sai sót.

- Việc thanh quyết toán công trình nhiều lúc chưa kịp thời, còn nhiều công trình tồn đọng, thường phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện tiếp. Do thủ tục thanh quyết toán rườm rà, nhiều thủ tục, bên cạnh đó năng lực của nhiều nhà thầu hạn chế vì vậy việc làm thủ tục hồ sơ thanh quyết toán còn nhiều sai sót.

- Việc bố trí vốn cho từng dự án chưa khoa học, nhiều lúc mang tính hình thức, do đó gây lãng phí nguồn vốn do Tập đoàn phân bổ, bố trí. Do chưa có phần mềm để quản lý nên việc theo dõi kế hoạch vốn bố trí qua các năm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó đội ngũ tham gia công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Phòng đầu tư xây dựng cơ bản, Phòng Kế toán, Ban Quản lý dự án chưa nhận thức được vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Chưa quản lý tiến độ dự án một cách chặt chẽ, nhiều dự án kéo dài tiến độ, nhiều dự án không triển khai nhưng không kịp thời xử lý dứt điểm về mặt thủ tục đầu tư.

- Nhiều dự án kéo dài tiến độ nhưng không kịp thời yêu cầu nhà thầu gia hạn bảo đảm thực hiện hợp đồng. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi cho Viễn thông Nghệ An khi nhà thầu dừng thực hiện hợp đồng.

- Việc theo dõi thông tin về dự án: nhà thầu thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng, kế hoạch bố trí vốn…. rất khó khăn.

- Việc phối hợp số liệu giữa số liệu của Phòng kế toán và số liệu của Phòng đầu tư chưa tốt.

Ngoài ra năng lực xử lý các tình huống trong quản lý dự án đầu tư ( điều chỉnh dự án, điều chỉnh gói thầu, điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh kế hoạch vốn…) của các chuyên viên làm công tác đầu tư xây dựng chưa cao.

* Nguyên nhân của thực trạng trên:

Do Viễn thông Nghệ An chưa có chương trình phần mềm quản lý dự án đầu tư thống nhất.

Mặt khác do điều động luân chuyển cán bộ, vì vậy đến nay đội ngũ làm công tác đầu tư đa số là những người mới làm công tác đầu tư vì vậy chưa có kinh nghiệm để xử lý các tình huống trong quản lý dự án đầu tư.

Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng rất nhiều và thường xuyên thay đổi, trong khi đó khả năng cập nhật và nắm bắt văn bản của chuyên viên còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020:

4.1.1. Chính sách phát triển Viễn thông của Tỉnh Nghệ An:

* Mục tiêu phát triển:

Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn tỉnh, có kế hoạch đồng bộ với sự phát triển chung của tỉnh và đất nước; đưa CNTT trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là một ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng, đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020 có tính định hướng, khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể và khả

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 97 - 127)