Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 25 - 114)

- Thực trạng giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng

4.2.1. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư, đấu thầu.

- Đầu tư nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ kinh doanh, phát triển thị trường

- Đầu tư hoàn thiện hơn nữa hiệu quả làm việc Phòng Mạng và dịch vụ

- Đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn, tác phong làm việc và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ hậu mãi.

- Đầu tư xây dựng kênh thông tin

- Đầu tư xây dựng hệ thống các cộng tác viên bán hàng

4.2.3. Tăng cường công tác quản lý đầu tư phát triển

Một là,nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng Hai là, khi lập dư án đầu tư cần chú trọng đến quy hoạch phát triển

Ba là, cần nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư Bốn là, nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu tư vấn ( khảo sát,lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, giám sát công trình…)

Năm là, đổi mới công tác đấu thầu.

Sáu là, đẩy nhanh thanh quyết toán vốn đầu tư. Bảy là, nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư.

4.2.4. Các giải pháp khác

Một là, phát huy vai trò của người dân vùng hưởng lợi dự án Hai là, tăng cường tự kiểm tra, giám sát trong đầu tư phát triển.

Ba là, đổi mới công tác đầu tư phát triển, đặc biệt là công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Viễn thông theo hướng phân cấp, ủy quyền cho các Trung tâm Viễn thông huyện, thị, thành quyết định đầu tư, đấu thầu.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư phát triển là một lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác nhau và ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường đầu tư phát triển là nhu cầu khách quan của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi. Đề tài đã giải quyết được một số nội dung về lý luận và thực tiễn sau đây:

1. Nghiên cứu và hệ thống một số lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông.

2. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An, qua đó phân tích những bất cập trong thực tiễn, đồng thời xác định nguyên nhân của những yếu

3. Đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An trong thời gian tới.

Đầu tư phát triển luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm doanh nghiệp cũng như của các cấp, các ngành. Do vậy hướng nghiên cứu tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An không chỉ cần thiết đối với Viễn thông Nghệ An mà còn mang lại giá trị chung cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Do phạm vi khuôn khổ của luận văn và điều kiện nghiên cứu của tác giả có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng, các thầy giáo, các cô giáo, đồng nghiệp và các bạn.

Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn luận văn và đóng góp của Hội đồng khoa học, tác giả sẽ tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn ở Viễn thông Nghệ An được tốt hơn./.

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường Viễn thông Việt Nam đã và đang có cạnh tranh mạnh ở một số dịch vụ viễn thông, điển hình là dịch vụ thông tin di động, Internet băng rộng ADSL và dịch vụ thoại qua Internet (VoIP), đặc biệt là VoIP quốc tế chiều về.

Hiện có 9 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chính tại Việt Nam là VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC, FPT và GTel. Riêng với thị trường dịch vụ di động hiện đã hội tụ đủ 6 nhà cung cấp với thế cân bằng, 3 doanh nghiệp thuộc công nghệ GSM và 3 thuộc công nghệ CDMA. Hiện Mobifone, Vinaphone và Viettel Mobile, ba mạng GSM mỗi mạng chiếm trên dưới 30%, còn lại là của ba mạng CDMA. Thị phần dịch vụ Internet ADSL giờ cũng chủ yếu nằm trong tay ba doanh nghiệp lớn là VNPT với khoảng 50% thị phần, Viettel 24%, FPT 24%, còn lại mới là phần của doanh nghiệp khác.

Viễn thông Nghệ An được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Nghệ An cũ gồm các đài viễn thông huyện, thị xã, Công ty Điện báo- Điện thoại…

Cũng như các Viễn thông tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viễn thông Nghệ An cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh của các nhà mạng nói trên trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Môi trường cạnh tranh tại Nghệ An tập trung vào một số dịch vụ viễn thông, điển hình là dịch vụ thông tin di động, Internet băng rộng ADSL và trong thời gian sắp tới là truyền hình IPTV, cuộc cạnh tranh giành thị phần cũng chủ yếu diễn ra với những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn này. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện này, Viễn thông Nghệ An buộc phải tìm cách đứng vững trong thị trường để đảm bảo có lãi cho doanh nghiệp phát triển

và đóng góp cho nền kinh tế. Một trong các giải pháp thúc đấy sự phát triển đó là tăng cường đầu tư phát triển tại doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An trong những năm qua đã đạt được một số yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, đầu tư phát triển tại doanh nghiệp này vẫn còn tồn tại vướng mắc để đầu tư phát triển có hiệu quả.

Xuất phát từ tầm quan trọng của đầu tư phát triển và thực tế khách quan của việc đầu tư phát triển có hiệu quả nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của đơn vị thì tên đề tài “Đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2008 - 2020” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này. Mục đích chính của đề tài là tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An và đưa ra một số giải pháp tăng cường. Giải quyết tốt đề tài này cũng là một trong số các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đầy doanh nghiệp phát triển, đứng vững trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường Viễn thông tại Nghệ An.

1.2. Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông. - Phân tích thực trạng về đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2008 – 2010

- Đề xuất giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông nói chung và đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An nói riêng.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt không gian: Viễn thông Nghệ An

- Vê mặt thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010

1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ tài liệu, thông tin nội bộ: Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản, Phòng Kế toán – Tài chính – Thống

kê, Phòng kinh doanh; Ngoài ra còn thu thập thông tin, tài liệu từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và sở, ban, ngành tại địa phương.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê.

1.5. Tình hình nghiên cứu chung

Đầu tư phát triển là nhân tố quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư phát triển có kết quả và hiệu quả tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch, chiến lược đầu tư hợp lý.

Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tập trung giải quyết. Về mặt lý luận chung, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đã được nghiên cứu một cách tổng quan và phản ánh đầy đủ trong giáo trình “Kinh tế đầu tư” của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS.TS Từ Quang Phương.

Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tập trung nhiều ở tầm vĩ mô, theo ngành, địa phương,… như các đề tài nghiên cứu: “Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp”; “Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 - 2005: Thực trạng & Giải pháp”; “Thực trạng & Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam”; “Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây”;… Trên cơ sở lý luận chung về hoạt động đầu tư phát triển, các tác giả đã vận dụng và nghiên cứu sâu về từng lĩnh vực cụ thể, đưa ra các giải pháp thiết thực cho mỗi vấn đề đặt ra.

Ở tầm vi mô, các đề tài, công trình nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như: ”Tình hình đầu tư phát triển của Công ty Chế biến ván nhân tạo – LICOLA”; “Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Thương Mại - Xuất nhập khẩu Hồng Hà”; “Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam”; “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hóa chất: thực trạng và giải pháp”; “Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây” … Các tác giả đã vận dụng lý thuyết về đầu tư phát

triển tại mỗi doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Đối với ngành Viễn thông đã có công trình nghiên cứu như “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Viễn thông tin học Bưu Điện. Thực trạng & Giải pháp”. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Luận văn với các công trình nghiên cứu trước đây là nghiên cứu, xem xét hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp viễn thông khi ngành Viễn thông và Bưu chính đã được chia tách. Trên cơ sở kế thừa, học tập nhưng công trình nghiên cứu trước đây, luận văn đã nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp viễn thông, đánh giá hoạt động, kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông nói riêng.

1.6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần kết luận, kết cấu chính của luận văn bao gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông.

Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2008 – 2010.

Chương 4: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2011 – 2020

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiêp viễn thông:

2.1.1. Khái niệm

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.

Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (hệ thống nhà trạm, cột anten, hệ thống cáp quang truyền dẫn…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.

Loại đầu tư đem lại kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng trên đây, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà của cả nền kinh tế chính là đầu tư phát triển.

Như vậy, Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình.

Kết quả của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà trạm, cột anten và cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động, cơ sở hạ tầng mạng cố định truyền thống, hệ thống cáp quang, cáp đồng,…và thiết bị phục vụ vận hành nhà trạm như điều hòa, máy phát điện, hệ thống chống sét, …), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, khoa học, kỹ thuật…) và tài sản vô hình (thương hiệu,…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó.

Mục đích của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng là nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…

Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn, ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường và do đó, có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư ở hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai.

Trong phạm vi doanh nghiệp viễn thông, đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà trạm và cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động, cơ sở hạ tầng mạng cố định truyền thống, hệ thống truyền dẫn, …, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của doanh nghiệp, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong doanh nghiệp và trong xã hội.

2.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp viễn thông

Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng có những đặc điểm chủ yếu sau :

+ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 25 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w