Đặc điểm sản xuất kinh doanh chung toàn ngành Viễn thông

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 61 - 62)

I- I: Vốn đầu tư phát triển trong kỳ

3.1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh chung toàn ngành Viễn thông

Viễn thông có những đặc điểm mang bản chất kinh tế riêng biệt của nó. Có điểm khác biệt này phần lơn là do sản phẩm của ngành Viễn thông mang tính đặc thù:

- Thứ nhất, xu hướng chuyên môn hoá là một tất yếu khách quan do đặc điểm kỹ thuật công nghệ của Ngành và sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thị trường. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì xu hướng này càng được thể hiện rõ. Hoạt động trong lĩnh vực chất lượng và thời gian truyền tin phụ thuộc rất nhiều vào máy móc thiết bị thông tin hiện đại. Vì vậy, đầu tư vốn phải được tính toán hiệu quả và sử dụng đúng mục đích, không dàn trải.

- Thứ hai, do tính chất của ngành Viễn thông phụ thuộc vào từng vùng lãnh thổ, nên quá trình sản xuất và tiêu thụ cũng mang tính chất vùng. Mỗi vùng phụ thuộc vào vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, xã hội , nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau... Khó có thể điều hoà sản phẩm ở nơi có chi phí thấp, giá bán thấp đến nơi có giá bán cao, càng không thể lưu kho, lưu bãi. Do đó sản phẩm của Viễn thông không có xu hướng đầu cơ, không hình thành các "cơn sốt" như các sản phẩm khác.

- Thứ ba, Xu hướng cạnh tranh trong kinh doanh lĩnh vực Viễn thông: + Cạnh tranh giữa các chuyên ngành Viễn thông

+ Cạnh tranh khách hàng trên cùng một thị trường + Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

Viễn thông là một ngành nghề kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là mạch máu thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu xã hội được đáp ứng chất lượng cao về mọi mặt, giá cả hợp lý, nơi có lãi cao bù nơi có lãi thấp, khu vực có thu nhập cao bù khu vực có thu nhập thấp. Do vậy, Nhà nước trực tiếp tính toán và ban hành cước phí các dịch vụ cơ bản.

- Thứ tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phải dự trữ năng lực cho những nhu cầu cần thiết sau đây:

+ Dự trữ để thay thế cho bộ phận mạng lưới hỏng hóc nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ, đảm bảo sự liên tục của sản xuất.

+ Dự trữ đoán trước sự phát triển nhu cầu xã hội để đảm bảo luôn đi trước 1 bước trong hệ thống kết cấu hạ tấng cơ sở kinh tế toàn xã hội. Đặc điểm này chi phối đến kế hoạch huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Thứ năm, sản xuất trên một địa bàn rộng lớn, trên mặt đất, trong mặt đất, trên không trung, cáp quang dưới đáy đại dương. Viễn thông là ngành có tốc độ hao mòn vô hình vào loại nhanh nhất. Đặc biệt trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay chu kỳ đổi mới công nghệ chỉ từ 1 - 3 năm. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn nhưng lại phải biết đầu tư, sử dụng, bởi vì độ mạo hiểm rủi ro cao.

- Thứ sáu, do đặc thù của ngành, quá trình sản xuất gắn liền tiêu thụ, do cung cấp dịch vụ trước, thu tiền sau, nên luôn có khoản ghi nợ phải thu khách hàng gọi là Viễn thông phí ghi nợ, đây là số tiền khách hàng phải trả do đã sử dụng các dịch vụ Viễn thông theo giá cước. Đặc điểm này buộc doanh nghiệp Viễn thông phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và có các biện pháp thu cước một cách hiệu qủa để đảm bảo thường xuyên nhu cầu vốn kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w