Nhóm nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 52 - 57)

I- I: Vốn đầu tư phát triển trong kỳ

2.5.1.Nhóm nhân tố khách quan:

* Những nhân tố kinh tế:

Những nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN bao gồm: lãi suất vốn vay, khả năng tăng trưởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến dự án. Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một cách tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự án.

* Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước:

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh của Nhà nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải bám sát theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: thủ tục hành chính khi lập và thực hiện dự án, chính sách thuế, các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ phía Nhà nước về khả năng tiếp cận vốn vay, các luật, quy định của Chính phủ về đầu tư.

* Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, văn hóa-xã hội:

Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoạt động bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư tại đây đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thể gây rủi ra cho khả năng thu hồi vốn. Ngược lại, nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lớn.

Viễn thông là một ngành có đặc điểm sản xuất trên một địa bàn rộng lớn, trên mặt đất, trong mặt đất, trên không trung, cáp quang dưới đáy đại dương, từ đồng bằng đến miền núi. Do đó, yêu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động đầu tư.

Khía cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công cuộc đầu tư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài đối với dự án. Do đó cần phân tích một cách kĩ lưỡng trước khi đầu tư để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.

* Nhân tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Các doanh nghiệp viễn thông đang cạnh tranh mạnh ở một số dịch vụ viễn thông, điển hình là dịch vụ thông tin di động, internet băng rộng ADSL và dịch vụ thoại qua Internet (VoIP), đặc biệt là VoIP quốc tế chiều về. Hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chính tại Việt Nam là VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT.

Cuộc cạnh tranh giành thị phần cũng chủ yếu diễn ra với những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn này. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau chủ yếu thông qua yếu tố giá cước và khuyến mãïi mà ít quan tâm tới công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, dù các

doanh nghiệp đều hiểu rằng không thể cứ ăn sổi mãi song vẫn đang sử dụng việc giảm giá cước như một công cụ chủ yếu nhất để hút khách hàng về phía mình.

Mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam với gia tốc ngày càng lớn và thời gian tới chắc chắn sẽ còn quyết liệt hơn. Nhân tố cạnh tranh này sẽ có tác động thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng mạng của mình nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giành thị phần trên thị trường.

* Nhân tố về công nghệ:

Lĩnh vực viễn thông là một lĩnh vực mà chu kỳ thay đổi công nghệ từ 1-3 năm. Khi công nghệ mới thay thế công nghệ cũ thì các thiết bị sử dụng để ứng dụng công nghệ cũng có sự thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông cần phải tiếp cận công nghệ, từ đó có các hoạt động đầu tư phát triển phù hợp với công nghệ mới sử dụng.

2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan:

* Chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp:

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tổng thể xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; các chính sách và giải pháp sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phù hợp với môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định đến chiến lược đầu tư, do vậy đây là điều kiện tiền đề, tiên quyết đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định chiến lược đầu tư và kế hoạch đầu tư cụ thể. Một chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự lựa chọn phương án đầu tư phù hợp sẽ khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm duy trì và tạo nguồn lực lớn hơn. Ngược lại, chiến lược định

hướng đầu tư sai, bất hợp lý sẽ gây ra thất thoát lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

* Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp.

Đứng trên góc độ trực tiếp, năng lực tài chính quyết định đến khả năng huy động các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đầu tư bao gồm nguyên liệu, máy móc, công nghệ, lao động…..do đó ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng của dự án.

Về mặt gián tiếp, năng lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Thực tế cho thấy, các hoạt động đầu tư khả năng tự tài trợ lớn trong cơ cấu đầu tư, sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay, vốn tín dụng thuê mua tài chính…

* Chất lượng nguồn nhân lực

Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp viễn thông bao gồm CBCNV khối văn phòng và công nhân,... Đối với hoạt động đầu tư phát triển thì đòi hỏi cán bộ các phòng ban: Đầu tư, Kinh doanh, Mạng và Dịch vụ,... mỗi vị trí đều đòi hỏi CBCNV phải có sự học hỏi liên tục. Nhân viên phòng Kinh doanh phải luôn tăng cường học hỏi để có thể lập kế hoạch, dự báo nhu cầu, dung lượng thông báo cho Phòng Mạng, dịch vụ lên cấu hình mạng viễn thông và Nhân viên phòng Đầu tư lên dự toán. Nếu hoạt động dự báo lớn hơn nhu cầu thuê bao phát triển mới thì có thể gây nên hiện tượng đầu tư thừa, không sử dụng hết hiệu quả của hệ thống mạng. Nếu dự báo thấp hơn nhu cầu thuê bao phát triển thì lại dẫn đễn cơ sở hạ tầng mạng không đáp ứng được chất lượng các dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông cung cấp, từ đó, ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp. Hoặc nếu nhân viên phòng Mạng, dịch vụ lên cấu hình sai thì

cũng có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Mỗi CBCNV đều quyết định đếu hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

* Chất lượng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp

Chất lượng quản lý hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp bao gồm: chất lượng trong công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng quản lý thực hiện đầu tư và chất lượng quản lý khai thác vận hành.

- Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư:

Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi là yếu tố đầu tiên, quan trọng quyết định hiệu quả của mỗi công cuộc đầu tư. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng tỷ mỉ, chính xác, xác định các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội có tác động đến dự án, tính khả thi về thị trường, kỹ thuật tài chính…. một lần nữa nhằm sàng lọc, loại bỏ những phương án không hiệu quả. Đồng thời đưa ra những phương án tối ưu nhất nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Ngoài ra, chất lượng công tác thực hiện đầu tư cũng là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chất lượng công trình, máy móc thiết bị thi công, lắp đặt, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý quá trình thực hiện đầu tư:

Năng lực quản lý quá trình thực hiện đầu tư tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực máy móc thiết bị, nguồn lực con người, tránh hiện tượng thất thoát lãng phí, đồng thời đảm bảo chất lượng các công trình, máy móc thiết bị thi công, xây dựng, lắp đặt. Do vậy, chất lượng công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư là một trong các yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

TẠI VIỄN THÔNG NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

3.1. Tổng quan về Viễn thông Nghệ An

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại viễn thông nghệ an giai đoạn 2008 - 2020 (Trang 52 - 57)