CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
1.4. nghĩa của hoạt động đánh giá tác động môi trƣờng
Ngày nay, ĐTM đã là một cơng cụ hữu hiệu đóng vai trị quan trọng trong chính sách quản lí mơi trường của các quốc gia. Tầm quan trọng của hoạt động ĐTM thể hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất, thông qua hoạt động ĐTM, những tác động của các dự án phát triển
đến môi trường sẽ được xem xét, đánh giá kĩ lưỡng và đề ra các giải pháp BVMT phù hợp. Do vậy, hoạt động ĐTM có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của các dự án phát triển đến mơi trường; góp phần phịng ngừa ơ nhiễm, suy thối mơi trường; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai, hoạt động ĐTM sẽ cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác được phân
tích một cách khoa học về các vấn đề mơi trường của dự án từ đó là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư minh bạch, đúng đắn.
Thứ ba, hoạt động ĐTM sẽ góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lí của chủ
dự án đối với các vấn đề về môi trường của dự án. Cụ thể, sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm “thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM”24. Và quá trình thực hiện này sẽ chịu sự giám sát của cộng đồng dân cư và các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền, nếu phát hiện có sự vi phạm sẽ bị xử lí dựa trên cơ sở báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
Thứ tư, ĐTM cũng là căn cứ giúp các chủ dự án nhanh chóng lựa chọn
phương án thiết kế dự án và các giải pháp BVMT thích hợp, khả thi. Ngồi ra, trong quá trình vận hành dự án, ĐTM cũng giúp chủ dự án tránh được những xung đột với
24 Khoản 1 Điều 26 Luật BVMT 2014
20
cộng đồng dân cư chịu tác động từ dự án, tránh những rủi ro không mong muốn khi phải dừng dự án hoặc phải bồi thường một khoản tiền rất lớn khi gây ra ô nhiễm môi trường.
Cuối cùng, hoạt động ĐTM sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
quản lí nhà nước, chủ dự án trong hoạt động BVMT. Đồng thời, ĐTM liên kết các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động đến môi trường của dự án. ĐTM cũng phát huy được tính cơng khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM nói riêng và bảo vệ mơi trường nói chung25.
Qua những điểm nêu trên, có thể khẳng định ĐTM là một cơng cụ pháp lí đóng vai trị quan trọng trong hệ thống pháp luật về môi trường của các quốc gia. Tất yếu khi tiến hành một dự án phát triển ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng ĐTM không phải là một lực cản của hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Thông qua hoạt động ĐTM, những vấn đề về môi trường của dự án sẽ được xem xét, đánh giá một cách toàn diện để đảm bảo dự án khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội, BVMT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
25 Võ Trung Tín (2006), tlđd (1), tr. 18
21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong phạm vi chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề lí luận chung nhất của hoạt động ĐTM bao gồm: (i) khái quát quá trình hình thành và phát triển của hoạt động ĐTM trên thế giới và ở Việt Nam, (ii) làm rõ khái niệm, bản chất của hoạt động ĐTM, (iii) phân tích các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong hoạt động ĐTM, (iv) khẳng định ý nghĩa của hoạt động ĐTM. Nhìn chung, thơng qua những nội dung được trình bày tại chương 1 có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, mặc dù khái niệm ĐTM mới chính thức được ghi nhận từ năm 1969
khi nước Mỹ thơng qua Đạo luật chính sách môi trường quốc gia (NEPA) nhưng hoạt động ĐTM đã nhanh chóng trở thành một chế định pháp lí phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, pháp luật về ĐTM cũng đã khơng ngừng được hồn thiện, liên tục có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế chung của thế giới.
Thứ hai, về bản chất, ĐTM là quá trình nhận dạng, dự báo, đánh giá các tác
động đến môi trường của dự án phát triển cụ thể từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.
Thứ ba, trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật và thực hiện hoạt
động ĐTM trên thực tế luôn phải quán triệt các nguyên tắc của Luật môi trường bao gồm: nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một mơi trường trong lành, ngun tắc phịng ngừa, ngun tắc phát triển bền vững, nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất.
Thứ tư, ĐTM là một công cụ hữu hiệu để BVMT, giảm thiểu đến mức thấp
nhất những tác động tiêu cực đến môi trường khi triển khai các dự án phát triển, đảm bảo dự án khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cịn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội, BVMT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Những vấn đề trên sẽ là nền tảng lí luận chung, bao quát làm cơ sở để đi vào phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về ĐTM từ đó đề xuất một số kiến nghị hồn thiện. Đó cũng chính là nội dung mà tác giả sẽ trình bày chi tiết ở chương 2 của khóa luận này.
22
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM