Giai đoạn sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đánh giá tác động môi trường (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG

2.1. Thực trạng pháp luật đánh giá tác động môi trƣờng ở Việt Nam

2.1.3. Giai đoạn sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê

Nếu như báo cáo ĐTM đã dự báo các tác động của dự án đến môi trường và đề ra các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phù hợp thì giai đoạn sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt chính là giai đoạn mà dự án và những giải pháp BVMT đi vào xây dựng và vận hành. Hiệu quả của hoạt động BVMT có đạt được hay khơng là thể hiện ở giai đoạn này.

Trước đây Luật BVMT 2005 quy định chủ dự án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM88 và chỉ được đưa cơng trình vào sử dụng khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định89. Khoản 3 Điều 23 Nghị định 29/2011/NĐ-CP cũng quy định: chủ dự án phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các cơng trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và gửi cơ quan được quy định để được kiểm tra xác nhận trước khi dự án đi vào vận hành chính thức. Quy định này khơng mang tính khả thi vì số lượng các dự án thuộc đối tượng thực hiện ĐTM là rất lớn trong khi đó lực lượng cán bộ kiểm tra cịn thiếu nên trên thực tế tỷ lệ thực hiện hoạt động kiểm tra, xác nhận là rất thấp. Như ở tỉnh Lâm Đồng trong hai năm 2010 và 2011, UBND tỉnh phê duyệt 110 báo cáo ĐTM nhưng chỉ có 4 dự án được kiểm tra, xác nhận đã thực hiện các biện pháp BVMT trước khi dự án đi vào hoạt động; cịn ở tỉnh Tây Ninh chỉ có 1 dự án trên tổng số 51 dự án có báo cáo ĐTM đã phê duyệt được kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các biện pháp BVMT trước khi dự án đi vào vận hành90. Từ thực trạng trên đã dẫn đến hiện tượng nhiều dự án đã xây dựng xong nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận làm chậm trễ quá trình vận hành dự án hoặc nhiều trường hợp dự án

88 Điểm d khoản 1 Điều 23 Luật BVMT 2005 89

Điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật BVMT 2005

90 Thao Lan, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhiều, xác nhận hồn thành xử lí mơi trường ít”, http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/thamdinhdanhgia/Pages/B%C3%A1o-c%C3%A1o-%C4%91%C3%A1nh- gi%C3%A1-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-

nhi%E1%BB%81u,-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-ho%C3%A0n-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-

tr%C3%ACnh-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C3%ADt-.aspx, truy cập ngày 27/6/2016, truy cập ngày 17/6/2016

43

đã đi vào vận hành trong khi chưa được kiểm tra, xác nhận các cơng trình BVMT dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục bất cập này, Luật BVMT 2014 đã quy định: chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các cơng trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến mơi trường do Chính phủ quy định91. Những dự án này được quy định cụ thể tại cột 4 Phụ lục II Danh mục các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP). Quy định mới này đã giảm bớt số lượng dự án phải thực hiện kiểm tra, xác nhận các cơng trình BVMT. Từ đó tập trung nguồn nhân lực kiểm tra việc hồn thành cơng trình BVMT các dự án lớn, có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường, đảm bảo các dự án được vận hành đúng hạn nếu đạt yêu cầu, giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP: trong trường hợp cần thiết, chủ dự án phải điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để đảm bảo các biện pháp, cơng trình BVMT theo u cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Đây là một quy định hợp lí bởi vì những tác động đến mơi trường của dự án cũng chỉ là những dự báo vì vậy những tác động đó có thể đúng hoặc sai hoặc chưa đầy đủ mà những giải pháp BVMT lại được đề xuất trên cơ sở những tác động được dự báo đó. Do vậy, khi dự án bước vào giai đoạn xây dựng, vận hành thì những tác động đến môi trường sẽ diễn ra trên thực tế, nếu có sự sai sót so với những dự báo trước đó và khơng phù hợp với các biện pháp, cơng trình BVMT trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì cần phải có sự điều chỉnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay cả Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không quy định trường hợp nào là “trường hợp cần thiết” từ đó dẫn đến việc có cần thiết hay khơng là phụ thuộc vào ý chí của chủ dự án. Mà thực tế có rất ít chủ dự án muốn điều chỉnh nội dung dự án nếu gây tốn kém chi phí và làm chậm trễ quá trình xây dựng, vận hành dự án. Ngoài ra, hiện nay pháp luật cũng chưa quy định cơ chế cụ thể để đảm bảo chủ dự án sẽ điều chỉnh nội dung dự án nếu thuộc trường hợp cần thiết.

Một điểm bất cập nữa của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đó là Nghị định 18/2015/NĐ-CP đã quy định: chủ dự án phải thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM về kế hoạch vận hành thử nghiệm các cơng trình xử lí chất thải phục vụ giai đoạn vận

91 Khoản 2 Điều 27 Luật BVMT 2014

44

hành92. Tuy nhiên “tổ chức nơi tiến hành tham vấn” là tổ chức nào thì cả Nghị định 18/2015/NĐ-CP và Thơng tư 27/2015/TT-BTNMT lại chưa có hướng dẫn cụ thể. Như vậy, “tổ chức nơi tiến hành tham vấn” là UBND cấp xã nơi thực hiện dự án hay tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án hay là cả hai. Ngoài ra, cộng đồng dân cư nơi tiến hành tham vấn cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án nhưng lại không được thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các cơng trình xử lí chất thải phục vụ giai đoạn vận hành. Như vậy, đối với quy định này cần xác định rõ hơn các đối tượng được gửi thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các cơng trình xử lí chất thải nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám sát việc thực hiện công tác BVMT của chủ dự án.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về đánh giá tác động môi trường (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)