3. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG DỰ TỐN TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
3.2. Dự toán sản xuất
Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ đến. Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào:
• Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước
• Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự tốn tiêu thụ
• Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị. Đây chính là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự toán. Mức tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay ít thường tuỳ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất. Nhu cầu này có thể đựoc xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêut hụ của kỳ sau.
• Khả năng sản xuất của đơn vị
Như vậy, số lượng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là: Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ = Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ + Số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ - Số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán
Tuy nhiên khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm nhận tất cả nhu cầu, điều đó cịn tuỳ thuộc khả năng sản xuất trên cơ sở năng lực hiện tại của chúng. Do vậy:
Khối lượng sản xuất dự toán = Min {Khối lượng sản xuất yêu cầu, Khối lượng sản xuất theo khả năng}
Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến việc phân chia công việc cho các đơn vị cũng như theo thời gian thực hiện từng công đoạn. Việc phẩn bổ cụ thể công việc cho phép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm tra kiểm sốt được cơng việc một cách dễ dàng.
Phân bổ công việc theo thời gian thường là hằng tháng, cho phép lựa chọn các cách thức điều chỉnh tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động doanh nghiệp và tính chất, nội dung sản phẩm.
Phân bổ công việc theo bộ phận nhằm lập dự tốn nội bộ là cơng việc rất quan trọng vì nó là cơ sở để lập dự tốn chi phí sản xuất theo bộ phận cũng như theo thời gian. Thường công việc này khá đơn giản đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, nhưng khá phức tạp đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, nhiều loại sản phẩm.
Phân bổ công việc vừa theo thời gian vừa theo bộ phận trước hết phải quan tâm đến cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp để qua đó xem xét tiềm năng của từng bộ phận. Các nhân tố quan trọng cần xem xét khi thực hiện công việc này là khả năng dự trữ tồn kho, lực lượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp, sự phù hợp giữa mức trang bị tài sản cố định. Đối với một số loại hình sản xuất có ảnh hưởng của yếu tố thiên nhiên khi lập dự tốn cịn phải chú ý đến tính thời vụ của sản phẩm trong việc phân bổ công việc.