Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 31 - 34)

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance

1.2.2. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu nhà nước và kiểu pháp luật tương ứng. Pháp luật được thể hiện dưới hình thức là văn bản quy phạm pháp luật, theo đó: “văn bản quy phạm pháp luật là văn

29

Bùi Thanh Sơn, “Những tác động tới tiến trình hội nhập của Việt Nam”, http://tuyengiao.vn/kinh-te/nhung- tac-dong-toi-tien-trinh-hoi-nhap-cua-viet-nam-118627 , truy cập ngày 14/01/2020

30

Lâm Quỳnh Anh, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, http:// www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217/, truy cập ngày 14/01/2020

31

Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC được thành lập vào ngày 31/12/2015 bởi 10 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính bảo hiểm, các quốc gia thành viên AEC đã cam kết tự do hóa mạnh mẽ theo 4 phương thức cung cấp thương mại dịch vụ (Cung cấp thương mại qua biên giới, Tiêu dùng ở nước ngoài; Hiện diện thương mại; Tự do dịch chuyển cá nhân).

32

Việt Nam ký kết Hiệp định TPP vào ngày 04/02/2016. Tương tự AEC, trong lĩnh vực bảo hiểm, TPP cũng đưa ra các cam kết về tự do hóa, đồng thời có đưa ra quy định về việc cung cấp dịch vụ tài chính mới; điều kiện đối với nhân sự quản lý cấp cao và thành viên ban giám đốc; các biện pháp khơng tương thích.

33

Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP vào ngày 8/3/2018. Hiệp định CPTPP kế thừa tinh thần Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia vào CPTPP, Việt Nam cam kết về phương thức cung cấp dịch vụ, các gói cam kết về mở cửa dịch vụ bảo hiểm.

34

Nguyễn Tiến Hùng (2015), Nhận diện những bất cập và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới, Phát triển và hội nhập, Nghiên cứu và trao đổi, số 6 (36) tháng 1-2/2016, tr41

bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định”35. Còn “quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện”36

.

Sự ra đời của bất kỳ một hiện tượng xã hội nào cũng dẫn đến sự tham gia của nhiều chủ thể với tư cách pháp lý khác nhau, là nguyên nhân của sự xuất hiện các mối quan hệ xã hội xoay quanh hiện tượng xã hội đó. Pháp luật chính là cơng cụ hữu hiệu nhất được nhà nước (chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội đó) dùng để điều chỉnh, làm ổn định và kiểm soát chặt chẽ các vấn đề trong đời sống xã hội. Không nằm ngoại lệ, sự ra đời của Bancassurance kéo theo sự thay đổi của nền kinh tế dịch vụ tài chính và cũng dẫn đến sự ra đời của hàng loạt quan hệ xã hội có thể kể đến như quan hệ giữa DNBH và TCTD, quan hệ giữa TCTD và khách hàng, DNBH và khách hàng cũng như quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể còn lại. Trong khi đó, cả DNBH và TCTD đều là những chủ thể của ngành tài chính dịch vụ, đều có đối tượng kinh doanh liên quan đến tiền tệ - có tính nhạy cảm cao đối với nền kinh tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động37, không thể chỉ được điều chỉnh đơn thuần bằng các quy phạm xã hội khơng mang tính quyền lực nhà nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance.

Mặc dù pháp luật của các quốc gia trong đó có Việt Nam đều có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia Bancassurance như: Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn… Tuy nhiên, các văn bản chứa quy phạm pháp luật này hầu như chỉ điều chỉnh những hoạt động kinh doanh độc lập của các chủ thể trên, là tiền đề để nhà nước quản lý DNBH và TCTD với những mảng kinh doanh đặc thù của mình. Trong khi đó, pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ xã hội mà pháp luật có quy định khác nhau38

. Chính vì vậy, thực tế khi xuất hiện mơ hình phân phối sản phẩm bảo hiểm qua TCTD, là mơ hình hồn tồn khác biệt với các phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm truyền thống (được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật số

35

Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13

36

Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13

37

Lê Mỹ Duyên (2016), tlđd (17), tr30

38

61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, Luật thương mại số 36/2005/QH11… và hàng loạt các văn bản dưới luật có điều chỉnh các phương thức phân phối bảo hiểm như đại lý, kênh phân phối trực tiếp, bán qua trang điện tử, mơi giới bảo hiểm…) bởi có sự liên kết và tham gia của TCTD là chủ thể có tư cách pháp lý, bản chất hoạt động và văn hóa kinh doanh tương đối độc lập và khác biệt với DNBH nên cần phải có các quy phạm pháp luật hết sức đặc thù điều chỉnh.

Đối với Bancassurance, sự đặc biệt đến từ việc các chủ thể tham gia, cùng với những hoạt động phân phối khác biệt với các phương thức phân phối bảo hiểm truyền thống. Đây là kênh phân phối vừa bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ của TCTD, vừa là kênh phân phối trung gian để bán sản phẩm bảo hiểm, lại là mơ hình đại lý bảo hiểm có sự khác biệt với đại lý bảo hiểm thơng thường. Chính vì vậy, Bancassurance dẫn đến nhiều mối quan hệ xã hội đặc thù, chịu sự điều chỉnh của tổng hòa các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia cũng như các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ mới xuất hiện. Trong đó, Bancassurance chịu ảnh hưởng nhất từ pháp luật kinh doanh bảo hiểm vì cũng là một trong các phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm.

Như vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance là tổng hợp các quy

phạm pháp luật được thể hiện dưới dạng các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc th a nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động Bancassurance (cụ thể là TCTD, DNBH, khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền) t giai đoạn hợp tác, triển khai phân phối, bán sản phẩm và giải quyết quyền lợi khách hàng.

Có thể nói, vì là một hoạt động phức tạp, có sự cộng hưởng từ hoạt động kinh doanh đặc trưng của từng chủ thể với yếu tố đặc biệt của riêng mình, Bancassurance cần chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau ở nhiều khía cạnh. Trước ngày 02/03/2020, mặc dù có văn bản riêng biệt điều chỉnh hoạt động Bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nhưng nhìn chung pháp luật về hoạt động này vẫn là một tập hợp rải rác nhiều văn bản, nhiều quy định khác nhau chưa mang tính hệ thống. Do đó, cần thiết nhất vẫn là một văn bản cụ thể, điều chỉnh tất cả những vấn đề có liên quan của hoạt động này. Bối cảnh này đã ra đời Thông tư 37/2019/TT-NHNN điều chỉnh tương đối toàn diện hoạt động Bancassurance (dưới tên gọi là Thông tư hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cho DNBH).

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)