0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm giữa DNBH và TCTD

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE (Trang 46 -66 )

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về hoạt động Bancassurance tại Việt Nam

2.1.1. Ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm giữa DNBH và TCTD

2.1.1.1. Việc ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi xã hội hiện đại kéo theo việc các mối quan hệ về tài sản, về nhân thân ngày càng phát triển, lúc đó nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề hợp tác để phục vụ cho việc phát triển tài sản

69

Võ Thị Pha (2012), “Bancassurance-T lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam”, https://tinbaohiem.com/

của các bên cũng tăng theo. Khi ý chí của các bên thống nhất về một số vấn đề nhất định thì việc đơn thuần thực hiện sự thỏa thuận là chưa đủ, địi hỏi phải có một cơ chế để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau, đó là lý do mà hợp đồng xuất hiện. Việc ký kết hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến, khi mà các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và có nguy cơ bất đồng ý chí khi thực hiện thỏa thuận giữa các bên. Với ý nghĩa mà hợp đồng mang lại, pháp luật dân sự đã quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự70

. Trong bối cảnh đó, việc ký kết một loại hợp đồng nhằm xác nhận và ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong lĩnh vực hợp tác phân phối bảo hiểm cũng khơng ngoại lệ, đó là lý do mà HĐĐLBH ra đời, điều chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm truyền thống và hoạt động hợp tác giữa TCTD và DNBH trong lĩnh vực Bancassurance.

Như đã phân tích về bản chất của hoạt động đại lý ở Chương 1, quan hệ đại lý giữa các chủ thể được hình thành trên cơ sở ủy quyền từ DNBH cho đại lý bảo hiểm, đại lý bảo hiểm nhân danh và thay mặt cho DNBH thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm. Việc ủy quyền này được pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định dưới hình thức là HĐĐLBH.

Từ những phân tích về hợp đồng và HĐĐLBH kể trên, theo tác giả: HĐĐLBH

có thể hiểu là một loại hợp đồng được ký kết giữa DNBH và đại lý bảo hiểm (cá nhân hoặc tổ chức, trong trường hợp Bancassurance thì đại lý là TCTD) nhằm ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi quan hệ đại lý bảo hiểm, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Như vậy, nếu

như ở lĩnh vực khác, hợp đồng là căn cứ pháp lý rõ ràng và giá trị nhất trong việc xác nhận giao dịch giữa các bên thì trong hoạt động Bancassurance cũng vậy, là văn bản thừa nhận và quy định chi tiết mối quan hệ đại lý bảo hiểm. HĐĐLBH là nội dung vô cùng quan trọng được đề cập đến trong phần Đại lý bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản dưới luật có điều chỉnh đến.

a. Hình thức của hợp đồng đại lý bảo hiểm

Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện ý chí của các bên. Cùng với sự phát triển của xã hội dân sự, pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến trong quy định về hình thức của hợp đồng. Mặc dù Bộ luật dân sự 2015 không quy định chi tiết về hình thức hợp đồng nhưng để xác định vấn đề này Điều 401 của Bộ luật dân sự 2005 có quy định rõ. Theo đó, “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng

70

lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”71

. Tuy nhiên đối với hợp đồng liên quan đến những giao dịch phức tạp cần nâng cao tính xác thực của nội dung đã cam kết được pháp luật quy định bắt buộc về hình thức là văn bản.

Đối với HĐĐLBH nói chung, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn dù không quy định một cách minh thị hình thức của HĐĐLBH nhưng việc Điều 83 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt động đại

lý bảo hiểm…phải ký HĐĐLBH” thể hiện hình thức của hợp đồng này phải là văn

bản. Nhấn mạnh lại hình thức của HĐĐLBH ở hoạt động Bancassurance, Thơng tư 37/2019/TT-NHNN quy định: “HĐĐLBH được lập bằng văn bản phù hợp với quy

định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan”72

. Như vậy để TCTD và DNBH xác lập quan hệ Bancassurance nhằm phân phối sản phẩm bảo hiểm, hai bên phải thống nhất ký kết văn bản HĐĐLBH. Việc pháp luật quy định hình thức văn bản của HĐĐLBH là phù hợp với mức độ phức tạp của quan hệ đại lý bảo hiểm, đảm bảo tính pháp lý cao đối với quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đồng thời là cơ sở để nhà nước quản lý hiệu quả sự xuất hiện và vận hành của quan hệ pháp luật Bancassurance.

Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của HĐĐLBH khi muốn phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua hệ thống TCTD là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bàn về hình thức của HĐĐLBH, việc ấn định hình thức của loại hợp đồng này lại khơng được pháp luật Bancassurance nhiều quốc gia trên thế giới đề cập. Quy định về HĐĐLBH, có thể lấy quy định về Trung gian bảo hiểm tại Bộ Luật Bảo hiểm Pháp FIC73

làm ví dụ, đại lý bảo hiểm bắt buộc phải ký kết HĐĐLBH với một hoặc nhiều DNBH, đồng thời phải cung cấp Hợp đồng đại lý này cho ORIAS74 bằng chứng về sự tồn tại của hợp đồng này để được đăng ký trở thành đại lý bảo hiểm75, tuy nhiên HĐĐLBH này không nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức văn bản76

.

Theo nghiên cứu của tác giả về hệ thống pháp luật Bancassurance cũng như pháp luật đại lý bảo hiểm của một số quốc gia tiên tiến về bảo hiểm hiện nay, việc

71

Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005

72

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 37/2019/TT-NHNN

73

Bộ luật Bảo hiểm Pháp (French Insurance Code – FIC) số 38 ngày 27/07/2005 (được chuyển đổi từ Chỉ thị 2002/92/EC về Trung gian bảo hiểm của Ủy ban Châu Âu - Directive 2002/92/EC on insurance mediation – IMD)

74

Tổ chức Đăng ký Trung gian Bảo hiểm (ORIAS), được đặt dưới quyền của Tổng Giám đốc Chính sách Tài chính và Kinh tế Pháp (DGTPE)

75

Điều R.511-2, Điều A 512-1 Bộ luật Bảo hiểm Pháp FIC.

76

thắt chặt quản lý hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD cũng như của các đại lý truyền thống (gọi chung là Trung gian bảo hiểm – theo pháp luật quốc tế) khơng có nhiều quy định rõ về nghĩa vụ ký kết HĐĐLBH (tức pháp luật khơng có những u cầu về hình thức HĐĐLBH). Để quản lý sự xuất hiện của quan hệ đại lý bảo hiểm, pháp luật quốc tế theo hướng bắt buộc việc đăng ký làm Trung gian bảo hiểm tại một Cơ quan có thẩm quyền. Điều này được thể hiện cụ thể tại Chỉ thị về phân phối bảo hiểm (Insurance distribution directive – IDD 2016/97) áp dụng cho tất cả các quốc gia của Liên minh Châu Âu77

. Quy định này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 3 IDD: Các trung gian bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm phụ trợ phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại Quốc gia thành viên của họ, quy định đăng ký này không bắt buộc đối với các cá nhân làm việc trong Trung gian bảo hiểm đã được đăng ký. Ngoài ra, các quốc gia thành viên EU có thể bắt buộc các Trung gian bảo hiểm phải tiến hành đăng ký tại nhiều cơ quan khác nhau với điều kiện là phải đưa ra các tiêu chí để Trung gian bảo hiểm nếu đáp ứng các tiêu chí này thì được đăng ký. Đồng thời IDD cũng bắt buộc các quốc gia thành viên sẽ thiết lập một hệ thống đăng ký trực tuyến78

. Nội luật hóa quy định của IDD kể trên, Bộ luật bảo hiểm Pháp FIC, trung gian bảo hiểm và tái bảo hiểm phải được đăng ký với Tổ chức Đăng ký Trung gian Bảo hiểm (ORIAS) và phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định79. Tại Việt Nam, pháp luật chỉ mới dừng lại ở việc quản lý hoạt động Bancassurance thơng qua việc quy định hình thức và nội dung HĐĐLBH, đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý mà chưa có những động thái chặt chẽ hơn như yêu cầu nộp HĐĐLBH hay phải đăng ký đại lý tại một cơ quan đặc thù.

b. Nội dung của hợp đồng đại lý bảo hiểm

Với sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ pháp luật xuất hiện trong hoạt động thương mại, việc các chủ thể trong quan hệ hợp tác bất đồng ý kiến và thậm chí là xảy ra tranh chấp là không tránh khỏi. Bởi những yếu tố phức tạp và nhạy cảm trong việc thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm thơng qua đại lý nói chung và thơng qua kênh Bancassurance nói riêng, việc pháp luật yêu cầu các bên ký HĐĐLBH nhằm xác nhận mối quan hệ hợp tác, là căn cứ để các bên tiến hành thực hiện chính xác, nghiêm túc, phân định trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp,

77

Chỉ thị EU 2016/97 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 20/01/2016 về phân phối bảo hiểm (Argus de l'Assurance – CSCA). Chỉ thị này được thơng qua ngày 21/09/2017 và được hỗn thực thi từ ngày 23/02/2018 đến ngày 01/10/2018. Chị thị này thay thế cho Chỉ thị 2002/92/EC về Trung gian bảo hiểm của Ủy ban Châu Âu (Directive 2002/92/EC on insurance mediation – IMD).

78

Khoản 1 Điều 3 IDD

79

đồng thời là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ hơn hoạt động tài chính dịch vụ là hết sức cần thiết.

Những năm vừa qua, thị trường Bancassurance Việt Nam đã diễn ra nhiều thương vụ hợp tác Bancassurance thông qua việc ký kết các HĐĐLBH như NH TMCP Sài Gịn SCB hợp tác với Tổng Cơng ty Bảo hiểm PVI (tháng 12/2018), NH TMCP Quốc Dân NCB ký kết hợp đồng đại lý với Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam (tháng 12/2018), NH TMCP Quân đội MB Bank hợp tác với Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life (năm 2018)80… Đa số những quan hệ hợp tác kể trên và hầu hết các quan hệ hợp tác Bancassurance đều diễn ra thông qua việc ký kết các chương trình hợp tác chiến lược toàn diện. Việc ký kết HĐĐLBH là một phần trong các chương trình hợp tác này (ví dụ: Techcombank và Manulife Việt Nam hiện đã chính thức ký kết thoả thuận hợp tác kéo dài 15 năm cho phép Manulife Việt Nam cung cấp các giải pháp bảo hiểm nhân thọ tới tất cả khách hàng của NH này, trong đó, Techcombank đóng vai trị làm đại lý bảo hiểm cho Manulife đã diễn ra ba năm81). Do đó, trên thực tế, dù các bên thực hiện mơ hình Bancassurance dưới bất kỳ hình thức nào, việc các DNBH và TCTD thường ký thêm một hợp đồng nguyên tắc bên cạnh HĐĐLBH để quy định những nguyên tắc chung cho hoạt động hợp tác cũng khơng hồn tồn xa lạ, bởi việc hợp tác toàn diện giữa TCTD và DNBH sẽ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cho hai bên đồng thời cũng là nền tảng để tạo bước mở đầu cho những kế hoạch, chương trình hợp tác lâu dài giữa TCTD và DNBH trong tương lai. Tuy nhiên, điều này không phủ định lại nghĩa vụ ký kết HĐĐLBH giữa các bên, tức là khi hợp tác kênh Bancassurance, DNBH và TCTD có thể ký kết với nhau nhiều hợp đồng (Hợp đồng nguyên tắc hợp tác, Hợp đồng hợp tác, …), trong đó HĐĐLBH là bắt buộc. Thực tế cho thấy, trong nhiều thương vụ, những nội dung liên quan đến hoạt động đại lý thường được lồng ghép vào các hợp đồng hợp tác khác bởi đôi khi phân phối bảo hiểm chỉ là một phần trong sự hợp tác của các bên. Thậm chí, việc các bên ký kết HĐĐLBH có thể xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng những nội dung đề cập đến vấn đề đại lý thì đều được pháp luật về đại lý bảo hiểm điều chỉnh. Thời hạn của HĐĐLBH là do hai bên thỏa thuận, thương lượng. Bên cạnh các hợp đồng phân phối thông thường, nhiều DNBH và

80 Khuê Nguyễn, “Bancassurance ngày càng “hot”, http://thoibaonganhang.vn/bancassurance-ngay-cang-

hot-83472.html, truy cập ngày 23/12/2019

81 Techcombank (2017), “Hai đối tác hàng đầu về NH và bảo hiểm thiết lập quan hệ hợp tác 15 năm”, https://www.techcombank.com.vn/gioi-thieu/goc-bao-chi/thong-cao-bao-chi/hai-doi-tac-hang-dau-ve-ngan- hang-va-bao-hiem-thiet-lap-quan-he-hop-tac-15-nam, truy cập ngày 14/01/2020

TCTD còn ký các hợp đồng phân phối độc quyền với thời hạn khá dài, điển hình là các thương vụ hợp tác giữa Prudential và VIB (15 năm), Chubb Life Vietnam và VietABank (10 năm), Dai-ichi Life và Sacombank (20 năm), Manulife và Techcombank (15 năm), AIA và VPBank (15 năm)82.

Luật kinh doanh bảo hiểm không chỉ quy định bản chất của hoạt động đại lý bảo hiểm là “ủy quyền trên cơ sở HĐĐLBH”83

mà còn dành hẳn một điều để quy định những nội dung phải có của một HĐĐLBH84

. Với bản chất là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận về việc phân phối sản phẩm bảo hiểm giữa TCTD và DNBH, pháp luật không quy định ràng buộc phạm vi thỏa thuận của hai bên, tức là khơng có sự giới hạn những nội dung cam kết. Tuy nhiên, để thống nhất quản lý các HĐĐLBH, đảm bảo mối quan hệ đại lý giữa các bên rõ ràng, tránh những tranh chấp khơng đáng có cũng như đảm bảo sự quản lý từ phía cơ quan nhà nước, Thông tư 37/2019/TT-NHNN đã đưa ra quy định: “HĐĐLBH phải có các nội dung chủ yếu

theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và thỏa thuận về cung cấp và đối chiếu thông tin, thanh tốn phí bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức tín dụng”85

. Dẫn chiếu từ quy định của Thông tư này, Luật kinh doanh bảo hiểm đưa ra quy định những nội dung bắt buộc phải có trong một HĐĐLBH bao gồm: thơng tin của DNBH và đại lý bảo hiểm (NH); quyền và nghĩa vụ của hai bên; nội dung và phạm vi hoạt động đại lý; hoa hồng đại lý bảo hiểm, thời hạn hợp đồng, nguyên tắc giải quyết tranh chấp86. Trong khi đó, trước đây tại quy định về các nội dung phải có trong HĐĐLBH giữa DNBH nhân thọ và TCTD ở Thơng tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNN cịn bổ sung thêm các nội dung: quy định về các khoản thanh tốn khác (ngồi hoa hồng đại lý); thỏa thuận về việc cung cấp thông tin giữa DNBH nhân thọ và TCTD; điều khoản về chấm dứt HĐĐLBH87.

Sự dẫn chiếu của Thông tư 37/2019/TT-NHNN đến Luật kinh doanh bảo hiểm và những sự bổ sung của Thơng tư trong nội dung này là hồn tồn cần thiết. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy bởi trước đây Luật kinh doanh bảo hiểm hoàn toàn chưa lường được hết những nội dung cần thiết cho một HĐĐLBH, đặc biệt là

82 Ngân Giang (2018), “Mở đường cho bảo hiểm vào khai thác "thượng đế", NH ung dung hưởng”, https:// infonet.vn/mo-duong-cho-bao-hiem-vao-khai-thac-thuong-de-ngan-hang-ung-dung-huong-post270165.info, truy cập ngày 12/04/2020

83

Điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm

84

Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm

85

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 37/2019/TT-NHNN

86

Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.

87

HĐĐLBH giữa TCTD và DNBH. Những nội dung được bổ sung là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước đối với các khoản chi đại lý cũng như nguy cơ tranh chấp về vấn đề cung cấp thông tin xuất phát từ thực tế. Tóm lại, HĐĐLBH được ký kết giữa DNBH và TCTD phải bao

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE (Trang 46 -66 )

×