0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Bản chất pháp lý của hoạt động Bancassurance

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE (Trang 34 -36 )

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance

1.2.3. Bản chất pháp lý của hoạt động Bancassurance

Bancassurance như đã được đề cập đến, là một kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm của DNBH trên cơ sở mối quan hệ hợp tác giữa TCTD và DNBH. Từ nền tảng quy định điều chỉnh Bancassurance của các quốc gia trên thế giới, có thể thấy, Bancassurance dù mang những đặc thù của riêng mình nhưng vẫn được khoa học pháp lý và thực tiễn nghiên cứu nhìn nhận là một hoạt động đại lý bảo hiểm. Mặc dù tác giả đã chỉ ra Bancassurance ngày càng được thừa nhận là một kênh phân phối độc lập, bên cạnh những hình thức phân phối bảo hiểm khác, tuy nhiên, về pháp lý, Bancassurance vẫn được các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm điều chỉnh.

Theo quy định của pháp luật thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động

thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hố cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”39

. Khác với đại lý thương mại, theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm, “đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được

DNBH ủy quyền trên cơ sở HĐĐLBH để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định của pháp luật có liên quan”40

. Để một lần nữa ghi nhận mối quan hệ ủy quyền giữa hai bên, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Thông tư 86/2014/TTLT-BTC-NHNN đã quy định: việc thực hiện các hoạt động đại lý của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cho DNBH nhân thọ được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền của DNBH nhân thọ41.

Như vậy, dù bản thân Bancassurance có nhiều mơ hình phân phối đa dạng, nhưng dù là mơ hình nào thì mối quan hệ nền tảng để xác lập quan hệ đại lý bảo hiểm giữa DNBH và TCTD vẫn là ủy quyền. Ủy quyền có thể được hiểu là “giao

cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp”42

. Trong pháp luật dân sự, ủy quyền là một trong những phương thức xác lập đại diện. Theo đó, đại diện là việc người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự43

, tức là trường hợp bên được đại diện mặc dù có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia quan hệ pháp luật dân sự

39

Điều 166 Luật thương mại số 36/2005/QH11

40

Điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

41

Khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNN

42

Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2006), T điển luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp, tr837

43

nhưng lại giao cho bên đại diện thực hiện các giao dịch dân sự thay mình44

. Quay lại với mơ hình đại lý trong hoạt động Bancassurance, có thể thấy, đại lý bảo hiểm thực hiện những hoạt động đại lý trên cơ sở nhân danh DNBH (việc nhân danh này xác lập dưới hình thức ủy quyền trên cơ sở HĐĐLBH, do đó khơng giống với hoạt động đại lý mà pháp luật thương mại đề cập đến45

), tuy nhiên, việc thực hiện những hoạt động đại lý là vì lợi ích của cả hai bên chứ không chỉ riêng DNBH (khác với hình thức đại diện theo ủy quyền được pháp luật dân sự đề cập đến46).

Để so sánh mơ hình đại lý bảo hiểm của pháp luật kinh doanh bảo hiểm với các mơ hình tương tự được quy định trong các luật khác, có thể thấy, với mơ hình đại diện cho thương nhân được quy định tại Luật thương mại 2005 có nhiều nét tương đồng hơn cả. Theo đó, đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện47. Thực chất đây là việc thực hiện ủy quyền cho thương nhân

khác làm đại diện cho mình trong các hoạt động thương mại48 và được xem là một dạng của đại diện theo ủy quyền trong hoạt động thương mại49

. Như vậy, với tính chất

đại diện theo ủy quyền và hưởng thù lao về việc đại diện thì mơ hình “đại diện cho thương nhân” có những đặc điểm tương tự như mơ hình đại lý bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là một hình thức đại lý đặc thù, pháp luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh vấn đề này có sự pha trộn giữa cả Luật thương mại và pháp luật dân sự cũng như ảnh hưởng bởi những yếu tố riêng biệt của ngành bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm được xem là một chủ thể đứng ra thực hiện “một giao dịch được ủy quyền” nên công việc của đại lý bảo hiểm mang tính chất độc lập cao và gắn trách nhiệm với phía khách hàng trong quan hệ bảo hiểm và phía DNBH mà đại lý được ủy quyền50

. Sự đặc thù của hoạt động đại lý “Bancassurance” xuất phát từ tính chất đặc biệt của các chủ thể trong hoạt động đại lý, là hai pháp nhân độc lập, kinh doanh lĩnh vực tài chính dịch vụ.

44

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình những quy định chung về luật dân sự, Nhà xuất bản

Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 304

45

Đại lý thương mại nhân danh chính mình và sử dụng tư cách pháp lý của mình để giao dịch, mua bán sản phẩm của bên giao đại lý cho bên thứ ba.

46

Đại diện theo ủy quyền: nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác.

47

Khoản 1 Điều 141 Luật thương mại số 36/2005/QH11

48

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nhà xuất bản Hội luật gia Việt Nam, tr 239

49

Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật thương mại, tập II, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr 88

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE (Trang 34 -36 )

×