Nội dung cơ bản của pháp luật trong hoạt động Bancassurance

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 36 - 46)

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance

1.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật trong hoạt động Bancassurance

Như đã được phân tích ở những mục trên, hoạt động Bancassurance là một hoạt động tương đối phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể, hình thành nên nhiều mối quan hệ xã hội với sự tương tác ở những mức độ khác nhau. Chính bởi phức tạp như vậy, Bancassurance có rất nhiều vấn đề xuất hiện đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật. Tựu trung lại, những vấn đề quan trọng nhất được pháp luật về hoạt động Bancassurance điều chỉnh bao gồm:

1.2.4.1. Chủ thể tham gia hoạt động Bancassurance

Trong môi trường kinh doanh với những sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc duy trì sự tăng trưởng là thách thức rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, xu hướng tìm kiếm các giải pháp nằm bên ngồi tổ chức ngày càng được lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm. Đối với lĩnh vực bảo hiểm đầy triển vọng và cũng khơng ít cạnh tranh, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa DNBH và TCTD để hình thành nên phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm mới bên cạnh các phương thức phân phối truyền thống là hết sức cần thiết và hiệu quả. Bên cạnh việc tìm kiếm “đồng minh” để cùng chia sẻ thị trường tài chính dịch vụ, gia tăng sự uy tín trên thị trường cũng như hoạch định các chính sách cùng phát triển, mục đích chính và chủ yếu của bất kỳ sự hợp tác nào giữa TCTD và DNBH là hình thành nên phương thức phân phối bảo hiểm qua TCTD, tạo nguồn doanh thu lớn cho mỗi bên. Mối quan hệ pháp lý giữa TCTD và DNBH là vấn đề mấu chốt hình thành nên hoạt động Bancassurance.

Có thể nói, mối quan hệ pháp lý giữa các bên phụ thuộc vào mô hình Bancassurance mà các bên hướng đến và hợp tác xây dựng. Rộng hơn, dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp, mỗi mô hình Bancassurance, mối quan hệ pháp lý giữa TCTD và DNBH lại khác nhau. Đối với mơ hình thỏa thuận phân phối, DNBH và TCTD đóng vai trị là hai chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau, giữa hai bên hình thành quan hệ đại lý bảo hiểm: TCTD là đại lý của DNBH (ở cấp độ đơn giản). Ở cấp độ phức tạp của mơ hình thỏa thuận phân phối - cấp độ liên minh chiến lược, giữa TCTD và DNBH hình thành mối quan hệ giữa Cổ đông và Doanh nghiệp (TCTD nắm giữ cổ phần của DNBH hoặc ngược lại, việc nắm giữ cổ phần này chưa đủ để hình thành quan hệ Cơng ty mẹ - Cơng ty con51). Đối với mơ hình liên doanh, DNBH và TCTD

51

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Luật doanh nghiệp 2005, việc sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cố phần phổ thông của một công ty khác là một trong những trường hợp khiến một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác.

cùng thành lập pháp nhân thứ ba là một TCTD mới, hình thành nên mối quan hệ hợp tác và cùng sở hữu pháp nhân khác. Cịn với mơ hình sở hữu đơn nhất, TCTD và DNBH là có mối quan hệ cùng thuộc sở hữu bởi một tập đồn tài chính hoặc TCTD sở hữu DNBH theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con. Tuy nhiên, dù ở mơ hình nào, mục đích phân phối sản phẩm qua kênh TCTD vẫn khơng thay đổi, vì vậy hình thành nên quan hệ pháp lý chính là quan hệ đại lý bảo hiểm. Để hình thành quan hệ giữa DNBH và đại lý bảo hiểm thì HĐĐLBH là khơng thể thiếu.

a. DNBH trong hoạt động Bancassurance

Kết thúc của một chu trình “sản xuất” ra sản phẩm, nhà sản xuất phải tìm lối ra cho sản phẩm của mình tiếp cận đến thị trường và đến tay khách hàng. Do đó, ở lĩnh vực bảo hiểm, phân phối sản phẩm bảo hiểm là hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, dù phân phối dưới bất kì hình thức nào, dù là trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm thì vai trị của nhà sản xuất, mà ở đây là DNBH vẫn được đánh giá là quan trọng hơn cả: khơng có nhà sản xuất – khơng có sản phẩm! Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, DNBH là chủ thể quan trọng nhất, là chủ thể tạo ra và quyết định cách thức phân phối sản phẩm bảo hiểm của mình.

Khái niệm DNBH được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, “DNBH là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo

quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm”52. Khái niệm DNBH được Luật kinh doanh bảo hiểm đưa ra là khá chung chung, trong đó, quan trọng nhất là việc nhấn mạnh mục đích của DNBH là “kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm”. Để được công nhận là DNBH và thực hiện việc kinh doanh bảo hiểm như trên, DNBH phải đáp ứng các điều kiện về thành lập và kinh doanh bảo hiểm quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm (Điểu 106), Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 6, Điều 7 và Điều 10).

Căn cứ vào phân loại các sản phẩm bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm phân loại DNBH thành hai loại: DNBH nhân thọ và DNBH phi nhân thọ (DNBH nhân thọ không được phép kinh doanh sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại, trừ sản phẩm bảo hiểm sức khỏe53

). Mỗi loại DNBH có cách thức tổ chức và

52

Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

53

phương thức bán hàng riêng nhưng đều có một mục đích là nhằm đảm bảo việc thực hiện hoạt động khai thác bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. Do đó, pháp luật bảo hiểm cho phép mọi loại DNBH có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức bán bảo hiểm khác nhau. Mỗi phương thức có những đặc điểm, ưu thế riêng và hướng tới những đối tượng khách hàng nhất định, trong đó bán bảo hiểm qua đại lý là phương thức được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng. Đây là kênh bán hàng phổ biến nhất và được coi là kênh bán hàng truyền thống. Điều 38 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định cơ sở pháp lý cho việc phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý: DNBH được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua đại lý bảo hiểm54

. Đây là cơ sở pháp lý tương đối quan trọng cho hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh địa lý nói chung và kênh Bancassurance nói riêng. Trong thực tế, hoạt động Bancassurance được cả DNBH nhân thọ và DNBH phi nhân thọ phát huy triệt để. Kênh phân phối sản phẩm Bancassurance giữa DNBH và TCTD là kết quả của việc xây dựng các thỏa thuận hợp tác (tùy thuộc vào nhu cầu, thỏa thuận của hai bên và tùy thuộc vào mơ hình Bancassurance mà sẽ có các thỏa thuận hợp tác khác nhau), trong đó quan trọng nhất là HĐĐLBH.

Được xem là “nhà sản xuất” trong lĩnh vực bảo hiểm, vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của DNBH trong chu trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm là tạo ra sản phẩm bảo hiểm. Một sản phẩm bảo hiểm là kết quả của một quá trình nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng quy tắc, biểu phí và trải qua những thủ tục pháp lý về đăng ký, xin phê chuẩn và khai báo sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đến với kênh phân phối qua TCTD, sản phẩm này đã là một sản phẩm hoàn thiện và chỉ “đợi” TCTD tiến hành thu xếp, giới thiệu và bán. Khi thực hiện phân phối sản phẩm bảo hiểm qua TCTD, DNBH phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các sản phẩm đồng thời là chủ thể có trách nhiệm đảm bảo việc đào tạo đại lý cho cán bộ nhân viên TCTD – những người trực tiếp tư vấn sản phẩm.

b. TCTD trong hoạt động Bancassurance

“TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động NH. Tổ chức tín dụng bao gồm NH, tổ chức tín dụng phi NH, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân”55

cịn hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng,

cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản56. Trong đó, NH là loại hình tổ chức tín

54

Điều 38 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

55

Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010

56

dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động NH, cịn những loại hình TCTD khác chỉ thực hiện một, một số hoạt động NH. Như vậy, các TCTD thực chất là tổ chức, doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh đặc thù là tiền tệ. Đây là đối tượng có hoạt động kinh doanh cùng mạng lưới khách hàng rộng lớn và ổn định. Ngoài ra, nhằm tăng cường nguồn thu bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, TCTD cịn tham gia vào hoạt động Bancassurance. Trong hoạt động Bancassurance, TCTD đóng vai trị là đại lý bảo hiểm.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong giai đoạn mở cửa thị cùng sức ép cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực bảo hiểm, việc phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm rộng lớn trên cơ sở tận dụng sự uy tín và nghiệp vụ của TCTD là rất cần thiết. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống (các đại lý, môi giới bảo hiểm) và kênh phân phối trực tiếp (qua internet, điện thoại…), Bancassurance là một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm mới hết sức tiềm năng. Khách hàng của Bancassurance có thể là những khách hàng cũ của DNBH trước đây mua bảo hiểm qua các kênh truyền thống hiện đang giao dịch với TCTD, có thể là những khách hàng đã và đang có mối quan hệ với TCTD. Bằng kênh phân phối Bancassurance, cơ sở khách hàng của DNBH được mở rộng một cách tối đa, mang lại nhiều lợi ích cho cả phía TCTD, phía khách hàng và bản thân DNBH. Trong việc vạch ra con đường đi của sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng theo mơ hình Bancassurance, vị ví và vai trò của TCTD là khơng cần bàn cãi.

Mục đích của mọi mơ hình liên kết Bancassurance cuối cùng đều là hướng đến việc phân phối sản phẩm bảo hiểm. Trong vai trò là trung tâm phân phối sản phẩm bảo hiểm, TCTD hoạt động và thực hiện dưới tư cách một đại lý bảo hiểm tổ chức của DNBH. Pháp luật NH quy định TCTD chỉ được tiến hành các hoạt động NH và hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng đó57

. Theo đó, hoạt động NH được pháp luật quy định bao gồm hoạt động cấp tín dụng, huy động vốn, thanh tốn qua tài khoản58

, tuy nhiên quy định này lại không định nghĩa “hoạt động kinh doanh khác” ở đây là gì. Lý giải vấn đề này, tại Mục 2 Chương IV Luật các tổ chức tín dụng đã bổ sung những quy định liên quan đến tất cả các hoạt động của TCTD, trong đó có quy định về nghiệp vụ đại lý bảo hiểm. Theo quy định này, TCTD được quyền trở thành đại lý trong

57

Khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010

58

lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kinh doanh bảo hiểm59

. Như vậy, có thể nói, việc trở thành đại lý bảo hiểm của TCTD được xem là hoạt động kinh doanh khác và được pháp luật NH quy định một cách cụ thể.

Do tính chất phức tạp và đặc thù của các sản phẩm bảo hiểm nên không phải khách hàng nào cũng nhận thức được vì sao mình cần tham gia bảo hiểm, với điều kiện tài chính và nhu cầu cụ thể của mình thì nên tham gia loại hình bảo hiểm gì là phù hợp nhất? Bản thân hợp đồng bảo hiểm cũng là loại hợp đồng được soạn sẵn bởi DNBH và chứa đựng nhiều thuật ngữ, điều khoản mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành bảo hiểm khiến khách hàng khó hiểu nếu khơng có sự giải thích cụ thể. Đó là lý do mà hầu hết khách hàng đều cần đến đại lý để nhờ đến sự tư vấn và thu xếp hợp đồng bảo hiểm. Đại lý là cá nhân/tổ chức được DNBH ủy quyền thực hiện việc tư vấn và chào bán các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng nên họ trở thành người trung gian rất quan trọng nối giữa khách hàng và DNBH60. Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định đại lý bảo hiểm có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Trong hoạt động Bancassurance, theo quan điểm của tác giả, mặc dù TCTD là một tổ chức thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm nhưng lại không giống và không nên “đánh đồng” với các đại lý bảo hiểm tổ chức khác, bởi:

(i) TCTD là một tổ chức đặc biệt. Sự đặc biệt của tổ chức này đến từ việc đây không những là một tổ chức lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính dịch vụ tương tự DNBH mà cịn ở hoạt động chun mơn của tổ chức này. So với các đại lý tổ chức thông thường, TCTD chỉ thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm của mình như một “hoạt động kinh doanh khác”, song song hoạt động kinh doanh chính của mình là kinh doanh sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền tệ (trong khi đó, đa số đại lý thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm như một hoạt động kinh doanh chính và thường xuyên). Bên cạnh đó, cũng đến từ lĩnh vực tài chính, vai trị và vị thế của TCTD không hề “lép vế” trước các DNBH, đây là lý do mà DNBH cần đến uy tín và hệ thống tổ chức rộng lớn của TCTD để phân phối các sản phẩm bảo hiểm của mình.

(ii) Hoạt động đại lý của TCTD mặc dù mang bản chất và có những đặc điểm của hoạt động đại lý bảo hiểm nhưng cũng mang những đặc điểm riêng. Điều này xuất phát từ tính đặc biệt của TCTD kể trên.

(iii) Bancassurance được xem là một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm bên cạnh đại lý và các kênh phân phối khác (như telesale, bán trực tiếp…). Có thể thấy,

59

Điều 106, Khoản 6 Điều 111, Khoản 5 Điều 116, điểm g Khoản 4 Điều 118, khoản 4 Điều 122 Luật các tổ chúc tín dụng 2010

thực tiễn hoạt động luôn phân loại Bancassurance như một kênh phân phối độc lập, không liên quan đến kênh đại lý truyền thống.

Như vậy, có thể xem TCTD là đại lý bảo hiểm đặc biệt, mang những đặc điểm của đại lý bảo hiểm và cũng có những đặc điểm riêng.

Hoạt động đại lý bảo hiểm là một hoạt động tương đối phức tạp bao gồm nhiều cơng đoạn và địi hỏi người thực hiện phải có những kiến thức nghiệp vụ nhất định. Chính vì lý do đó, bất cứ quốc gia nào cũng đều có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện của đại lý bảo hiểm. Để trở thành đại lý bảo hiểm, TCTD cần đáp ứng các điều kiện:

(i) Phải có chức năng đại lý bảo hiểm được quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động.

Quy định tại Luật các tổ chức tín dụng đã chỉ rõ: “Ngân hàng nhà nước quy

định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác của TCTD trong Giấy phép cấp cho t ng TCTD” đồng thời “TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho TCTD”61. Do

đó, Giấy phép cho phép hoạt động đại lý bảo hiểm do Ngân hàng nhà nước cấp là điều kiện cần để TCTD trở thành đại lý bảo hiểm, thể hiện tính chất kinh doanh có điều kiện của TCTD62

. Như vậy, trước hết TCTD phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp63

, sau đó, TCTD nếu muốn được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm thì phải đề nghị rõ trong hồ sơ xin cấp phép hoặc đăng kí bổ sung, đồng thời

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bancassurance (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)