2.2. Đánh giá chung về hoạt động Bancassurance và kiến nghị hoàn thiện
2.2.1. Những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh hoạt động
2.2.1. Những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance Bancassurance
Bên cạnh việc hồn thiện pháp luật bảo hiểm nói chung, những quy định đại lý nói riêng, sự xuất hiện của Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-NHNN-BTC được xem là một bước tiến mạnh mẽ của nhà lập pháp trong việc đặt ra những quy định điều chỉnh sâu rộng đến Bancassurance ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Ở Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNN, những quy định điều chỉnh riêng biệt đến từng vấn đề Bancassurance được đưa ra một cách chi tiết và đầy đủ. Vận dụng những quy định tại Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNN, các DNBH nhân thọ cũng như các TCTD có một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện hiệu quả mối quan hệ hợp tác Bancassurance. Đây không những là văn bản đánh dấu sự thừa nhận tầm quan trọng về mặt pháp lý của hoạt động Bancassurance mà còn thể hiện sự quan tâm của những nhà lập pháp. Cũng ở văn bản này, việc không đồng nhất trong vấn đề áp dụng các quy định Bancassurance nói chung được đặt ra khi mà bản chất của Bancassurance và một số nội dung cần điều chỉnh là như nhau nhưng với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ thì đầy đủ cơ sở pháp lý cịn nghiệp vụ bảo hiểm khác thì khơng. Thậm chí Thơng tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNN còn chưa được cập nhật pháp luật kịp thời khi dẫn chiếu đến những quy định hết hiệu lực thi hành, gây khó khăn cho các DNBH nhân thọ và TCTD khi thực hiện Bancassurance.
Sự ra đời của Thông tư 37/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019, có hiệu lực ngày 02/03/2020 hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD cho DNBH áp dụng chung cả DNBH nhân thọ, DNBH phi nhân thọ, DNBH sức khỏe, Doanh nghiệp tái bảo hiểm, Chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay, Thông tư 37/2019/TT-NHNN là văn bản điều chỉnh hoạt động Bancassurance mới nhất và sâu rộng nhất, bổ sung những thiếu sót của Thơng tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN. Với đối tượng điều chỉnh, đối tượng áp dụng bao qt thì những quy định của Thơng tư 37/2019/TT-NHNN đã ngắn gọn, tập trung vào những nội dung trọng yếu trong hoạt động Bancassurance mà Luật kinh doanh bảo hiểm chưa đề cập đến.
Tóm lại, việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho thị trường tài chính dịch vụ Việt Nam nói chung và hoạt động Bancassurance nói riêng:
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance tạo khuôn khổ pháp
lý cho sự phát triển lành mạnh của nền tài chính dịch vụ nói chung và thị trường bảo hiểm phân phối qua TCTD Việt Nam.
Trước khi xuất hiện Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN và Thông tư 37/2019/TT-NHNN, việc điều chỉnh hoạt động Bancassurance tại Việt Nam chỉ được điều chỉnh chung chung theo các quy định về đại lý bảo hiểm. Với những sự khác biệt của đối tượng trong quan hệ đại lý bảo hiểm và cách vận hành hoạt động đại lý bảo hiểm, Bancassurance cho thấy cần nhiều hơn những quy định đặc thù điều chỉnh. Mặc dù Bancassurance đã du nhập vào thị trường Việt Nam được một thời gian khá dài, tuy nhiên những năm gần đây, kênh phân phối Bancassurance mới thật sự phát triển và mang lại những giá trị vượt bậc cho thị trường tài chính dịch vụ nói chung. Đó là kết quả của sự ra đời pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance.
Tại Việt Nam, nhìn lại diễn biến thị trường bảo hiểm thời gian qua, có thể
thấy “cuộc đua” mở rộng thị phần chưa bao giờ hết “nóng”, trong đó liên kết cùng các tổ chức, đặc biệt là các NH để phát triển mạng lưới và phân phối sản phẩm là lựa chọn hàng đầu của các DNBH, theo đó nhiều DNBH đã gặt hái thành công bước đầu174
. Có thể thấy, t tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, giá trị thu dịch vụ cao, lợi
ích kinh tế gia tăng…cho đến chi phí hoạt động gia tăng không đáng kể, nên khá nhiều TCTD trong năm 2018 – 2019 đã tiến hành ký kết và triển khai kênh Bancassurance175. Thậm chí, ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, hầu hết các NH hiện nay đều đã ký hợp đồng phân phối với các công ty bảo hiểm ở nhiều cấp độ khác nhau và có khơng ít NH cịn thành lập các cơng ty bảo hiểm của riêng mình, chẳng hạn như Vietcombank có VCLI; Agribank có ABIC, VietinBank có Vietinbank Avia và Bảo Ngân; BIDV có Metlife và BIC176. Những mối quan hệ hợp tác Bancassurance thành công trên thị trường Việt Nam có thể kể đến như là: Dai-ichi Life Việt Nam và TCTD Sacombank; Manulife và TCTD TMCP Sài Gòn;… mới đây là Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir hợp tác với NH Quốc dân NCB (tháng 11/2018). Không chỉ dừng lại ở các DNBH nhân
174 Hồng Chi, “Phân phối bảo hiểm qua NH tiếp tục “nóng””, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-
bao-hiem/2018-11-29/phan-phoi-bao-hiem-qua-ngan-hang-tiep-tuc-nong-64901.aspx, truy cập ngày
16/02/2020
175 Châu Đinh Linh, “Cuộc đua mang tên Bancassurance và những điều cần suy tính lại”, https://tbck. vn/cuoc-dua-mang-ten-bancassurance-va-nhung-dieu-can-suy-tinh-lai-30841.html, truy cập ngày 14/02/2020
176 Trâm Anh, “Tù mù gửi tiết kiệm – mua bảo hiểm nhân thọ”, https://baomoi.com/tu-mu-gui-tiet-kiem-mua-
thọ, ở lĩnh vực phi nhân thọ cũng tồn tại những sự hợp tác toàn diện với đối tác là TCTD như: Bảo hiểm PJICO đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ BH xe cơ giới
với LienVietPostBank; Bảo hiểm Bảo Việt cũng v a ký kết hợp tác với NH Shinhan, đồng thời ra mắt các sản phẩm và dịch vụ BH mới…177
. Đến năm 2020, đã có 56/76
TCTD và 30/49 chi nhánh NH nước ngoài cấp phép hoạt động đại lý bảo hiểm/hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tỷ trọng đóng góp đối với thị trường của kênh bancassurance đã gia tăng đáng kể, t 5% doanh thu khai thác mới năm 2014 lên 21% năm 2018 và t 3% trên tổng doanh thu phí năm 2014 lên 12% năm 2018178.
Thứ hai, sự thành công bước đầu của Bancassurance ở thị trường Việt Nam
là kết quả từ sự cộng hưởng của nhiều yếu tố: sự phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin,… Đặc biệt, yếu tố pháp lý góp phần định hình và củng cố quan hệ đại lý bảo hiểm đóng vai trị khơng nhỏ. Bản chất của hoạt động Bancassurance là hoạt động đại lý bảo hiểm trong đó đại lý bảo hiểm là TCTD. Do đó sự đầy đủ của những quy định điều chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm nói chung trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản dưới luật tác động ít nhiều đến hiệu quả của Bancassurance. Ngoài ra, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng xây dựng những quy định rõ ràng chi tiết về các nghiệp vụ bảo hiểm góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các bên trong quan hệ hợp tác Bancassurance xây dựng và triển khai các sản phẩm phù hợp.
Thứ ba, việc xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện về hoạt động
Bancassurance giúp phát huy quyền tự do kinh doanh của các TCTD, đa dạng các phương thức kinh doanh của TCTD trong bối cảnh thị trường tài chính dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt. Dựa trên những quy định này của Luật các Tổ chức tín dụng, TCTD khơng những có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện hoạt động Bancassurance hiệu quả mà cịn đóng góp giá trị thực tiễn quan trọng trong việc Việt Nam tham gia vào các cam kết mở cửa thị trường tài chính, trong đó có lĩnh vực NH, bảo hiểm.
Thứ tư, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện cũng là phương thức tránh
những tranh chấp không cần thiết giữa TCTD và DNBH trong quá trình hợp tác Bancassurance. Thực tiễn cho thấy những tranh chấp liên quan đến hoạt động
177 Hồng Chi, “Phân phối bảo hiểm qua NH tiếp tục “nóng”, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te- bao-hiem/2018-11-29/phan-phoi-bao-hiem-qua-ngan-hang-tiep-tuc-nong-64901.aspx, truy cập ngày 14/02/2020
178
Trịnh Ngọc Lan, “Tọa đàm khoa học Quản lý, phát triển Bancassurance tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, http://thitruongtaichinhtiente.vn/toa-dam-khoa-hoc-quan-ly-phat-trien-bancassurance-tai-viet-nam-thuc- trang-va-giai-phap-25868.html, truy cập ngày 15/03/2020
Bancassurance là khơng nhiều, thậm chí tác giả chưa ghi nhận những tranh chấp của DNBH và TCTD trong việc thực hiện những hợp đồng hợp tác nói chung và hoạt động đại lý bảo hiểm nói riêng. Riêng tranh chấp với khách hàng liên quan đến hoạt động Bancassurance chủ yếu bắt nguồn t lỗi của phía TCTD (trong vai trị là đại lý của DNBH)179.