2.2. Đánh giá chung về hoạt động Bancassurance và kiến nghị hoàn thiện
2.2.2. Một số hạn chế trong pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động
Bancassurance và kiến nghị hoàn thiện
Như đã đề cập đến ở trên, sự xuất hiện của Thông tư 37/2019/TT-NHNN như một sự bổ sung hoàn hảo cho hệ thống pháp lý điều chỉnh về hoạt động Bancassurance. Có thể nói, hiện nay hành lang pháp lý về Bancassurance là tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một quan hệ pháp luật nào khác, ln có sự thay đổi và biến động mà pháp luật không thể lường hết mọi tình huống để điều chỉnh, hoạt động Bancassurance vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà hành lang pháp lý bỏ sót hoặc quy định chưa chặt chẽ, hợp lý. Những thiếu sót này dẫn đến việc các bên trong quan hệ hợp tác Bancassurance gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện.
Thứ nhất, quy định về ký kết và thực hiện HĐĐLBH giữa DNBH và TCTD
Đối với các quy định về ký kết và thực hiện HĐĐLBH giữa DNBH và TCTD: mặc dù pháp luật đã có những quy định điều chỉnh nội dung của loại hợp đồng này, bao gồm quy định về hình thức và các nội dung phải có trong hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cho thấy việc ký kết tràn lan các hợp đồng hợp tác, có xen lẫn những nội dung liên quan đến HĐĐLBH gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó có thể nhận thấy, pháp luật đang thiếu đi quy định bắt buộc về những nguyên tắc trong ký kết HĐĐLBH để các chủ thể hợp tác tuân theo như: hình thức ký kết (bắt buộc phải ký kết tại một HĐĐLBH riêng biệt), phương thức báo cáo cho cơ quan nhà nước, … Do đó, cần bổ sung quy định về các nguyên tắc của việc ký kết HĐĐLBH, nhấn mạnh hình thức ký kết hợp đồng. Theo đó, cần phân định HĐĐLBH là một hợp đồng độc lập, thể hiện bằng văn bản, để tên là “Hợp đồng đại lý bảo hiểm” và không được lồng ghép những nội dung khác. Quy định này có thể áp dụng với cả đại lý bảo hiểm truyền thống và TCTD, do đó cần được đặt tại Luật kinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn là Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
179
Kim Lan, “Bancassurance đang chạy quá nhanh quá nguy hiểm”, https://baodautu.vn/bancassurance-dang- chay-qua-nhanh-qua-nguy-hiem-d88264.html, truy cập ngày 17/03/2020
Bên cạnh đó, tác giả nhận định việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với những HĐĐLBH là chưa chặt chẽ (hiện việc quản lý đại lý bảo hiểm được thực hiện thông qua việc quản lý chứng chỉ đại lý). Mặc dù tại Thơng tư 37/2019/TT-BTC có quy định về việc TCTD phải báo cáo hoạt động đại lý bảo hiểm lên Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên chỉ quản lý từ phía Ngân hàng Nhà nước là chưa đủ, cần quản lý mối quan hệ Bancassurance từ cả Bộ tài chính. Thời gian tới, để củng cố việc quản lý các đại lý của DNBH, đặc biệt đại lý bảo hiểm là TCTD, pháp luật cần bổ sung thêm cơ chế quản lý thơng qua các HĐĐLBH, đây có thể là việc TCTD đăng ký làm đại lý bảo hiểm bằng cách nộp trực tiếp HĐĐLBH lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ tài chính) hoặc nộp theo phương thức trực tuyến. Quản lý bằng HĐĐLBH là cách quản lý chặt chẽ hoạt động hợp tác và thực hiện hoạt động đại lý giữa các bên, đồng thời cũng là xu hướng quản lý của các quốc gia phát triển (Luật bảo hiểm Pháp là một ví dụ). Đây là quy định quan trọng về hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm nên cần dành vị trí trong Luật kinh doanh bảo hiểm.
Ở quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm. Việc Thơng tư 37/2019/TT-NHNN chính thức bỏ đi vai trò thẩm định hồ sơ yêu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng trong hoạt động “thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm” đã từng được đề cập đến tại Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNVN là không hợp lý. Tác giả đưa ra nhận định này bởi như đã phân tích, việc TCTD đóng vai trị trung gian, thực hiện giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm của DNBH đến đối tượng khách hàng của mình khiến TCTD trở thành chủ thể có ưu thế trong việc thẩm định hồ sơ yêu cầu tham gia bảo hiểm, đặc biệt là những yêu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Nếu được pháp luật cho phép, chức năng thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm chỉ được thực hiện khi có sự ủy quyền từ phía DNBH. Khi DNBH nhận thấy TCTD đủ khả năng thẩm định thì sẽ thỏa thuận để TCTD thực hiện việc này, với những nghiệp vụ bảo hiểm khác cần có sự thẩm định từ người có chun mơn, DNBH và TCTD có thể thỏa thuận chi tiết trong HĐĐLBH về việc thẩm định sẽ do DNBH thực hiện. Vì vậy, việc bổ sung vai trò thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của TCTD là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và cần bổ sung vào Khoản 3 Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-NHNN.
Ngoài ra, quy định về các hoạt động khác có liên quan đến thực hiện HĐĐLBH Thông tư 37/2019/TT-NHNN cũng là một quy định không rõ ràng. Đề cập đến nội dung này, Luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định là: “các hoạt động
khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm”180
. Nhận thấy việc khoanh
180
vùng phạm vi của “các hoạt động khác” giữa Thông tư 37/2019/TT-NHNN và Luật kinh doanh bảo hiểm là không đồng nhất, bởi hợp đồng bảo hiểm và HĐĐLBH là hai loại hợp đồng với bản chất hoàn tồn khác nhau. Việc quy định và giải thích cụ thể từng hoạt động đại lý không những nhằm giúp các bên trong quan hệ Bancassurance dễ dàng thực hiện mà còn là cơ chế để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định và quản lý hiệu quả mối quan hệ đại lý bảo hiểm phát sinh. Tuy nhiên, quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-NHNN là trái với mục đích trên. Do đó, cần thiết xác định và quy định rõ ngoài những hoạt động được định nghĩa tại Điều 4 Thơng tư 37/2019/TT-NHNN thì cịn hoạt động nào khác mà DNBH có thể ủy quyền cho TCTD thực hiện. Điều này giúp làm rõ sự khác biệt giữa hoạt động đại lý bảo hiểm và các hoạt động trung gian bảo hiểm khác, đồng thời là quy định giải thích cụ thể hơn Khoản 5 Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm. Việc quy định rõ “những hoạt động khác” này góp phần xây dựng hệ thống pháp lý về Bancassurance rõ ràng, minh bạch.
Thứ hai, đối với giới hạn hợp tác của TCTD trong hoạt động Bancassurance.
Với việc chứng minh quy định ràng buộc giới hạn hợp tác của TCTD tại Khoản 2 Điều 83 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-NHNN- BTC là bất hợp lý, tác giả cho rằng, pháp luật Việt Nam cần có sự sửa đổi quy định này cho phù hợp với tình hình kinh tế và kinh nghiệm lập pháp quốc tế. Theo đó, cần mở rộng giới hạn hợp tác của TCTD theo hướng khống chế số lượng DNBH mà TCTD được hợp tác, con số tối đa này có thể là 2, 3 hoặc nhiều hơn – tùy vào mối tương quan giữa việc hợp tác và tác động với nền kinh tế, tác động thị trường. Pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, việc mở rộng phạm vi hợp tác của TCTD trong Bancassurance không những là xu hướng phát triển của thế giới mà còn là cơ sở để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ở Việt Nam, việc TCTD ký kết HĐĐLBH với nhiều DNBH khơng cịn là xa lạ. Mơ hình đại lý tổ chức khơng độc quyền sẽ được phép tư vấn về tất cả các loại hình bảo hiểm của tất cả những DNBH đã ký kết hợp tác đối tác. Do đó, việc thay đổi của quy định pháp luật ở nội dung này sẽ phù hợp cả về mặt thực tiễn lẫn pháp lý.
Thứ ba, đối với vấn đề đào tạo đại lý bảo hiểm.
Pháp luật vẫn chưa thực sự quan tâm và đưa ra nhiều quy định chặt chẽ để quản lý việc đào tạo đại lý bảo hiểm, hậu quả là đội ngũ nhân viên TCTD thiếu đi những kiến thức quan trọng trong quá trình tác nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như quyền, lợi ích của khách hàng. Sự thiếu hụt những quy định
như đối tượng đào tạo đại lý; trách nhiệm của TCTD trong việc phối hợp thực hiện việc đào tạo đại lý, chủ thể cấp chứng chỉ đại lý, thời lượng đào tạo: gây ra lỗ hổng lớn trong hệ thống pháp luật liên quan đến đại lý bảo hiểm nói chung và Bancassurance nói riêng.
Hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý là một hoạt động quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ đại lý, hiệu quả kinh doanh cũng như là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý hoạt động đại lý bảo hiểm. Trong khi đó, những quy định pháp luật về đào tạo đại lý bảo hiểm trong hoạt động Bancassurance tại pháp luật Việt Nam hiện hành nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế. Chính vì lý do đó, Chính phủ và cơ quan ban ngành cần nghiên cứu sửa đổi những quy định về vấn đề này.
Đầu tiên, trước tình trạng nhân viên thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm chưa trải qua đào tạo đại lý, pháp luật cần bổ sung quy định nhằm xác định cụ thể và quản lý những đối tượng phải tham gia khóa đào tạo đại lý. Theo đó, TCTD có thể bắt buộc phải nộp danh sách nhân viên TCTD tham gia đào tạo đại lý bảo hiểm và cam kết chỉ những nhân viên hoàn thành đào tạo đại lý bảo hiểm mới được thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm lên cơ quan quản lý có thẩm quyền (Ngân hàng nhà nước hoặc Bộ Tài chính). Đồng thời, cần quy định TCTD nộp danh sách những nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm để báo cáo cơ quan nhà nước (ở đây là Ngân hàng nhà nước). Việc quản lý từ nhiều phía cộng với chế tài nghiêm khắc sẽ là yếu tố quan trọng giúp các chủ thể nghiêm túc tuân thủ quy định về đào tạo đại lý bảo hiểm.
Bên cạnh đó, đào tạo đại lý cho đội ngũ nhân viên TCTD – những người đã và đang thực hiện hoạt động nghiệp vụ TCTD là một hoạt động phức tạp, địi hỏi phải có sự tham gia và hỗ trợ từ phía TCTD, do đó, pháp luật cần có quy định về sự phối hợp của TCTD trong hoạt động đào tạo đại lý. Quy định này có thể đề cập đến cách thức tham gia, quyền hạn và trách nhiệm của TCTD trong việc xây dựng chương trình đào tạo đại lý, tổ chức khóa đào tạo đại lý, nội dung đào tạo.
Ngoài ra, pháp luật hiện nay chưa có sự đề cập cụ thể về các hình thức đào tạo mà các đối tượng đào tạo có thể tham gia. Tác giả không phủ nhận tầm quan trọng của việc đào tạo trực tiếp, tuy nhiên cùng với sự phát triển khoa học cơng nghệ cũng như những khó khăn có thể xuất hiện như khoảng cách, thời gian mà việc cho phép tổ chức đào tạo dưới nhiều hình thức như đào tạo trực tuyến, online… cũng cần được pháp luật quan tâm đến. Do đó, cần thiết có một quy định cho phép nhiều hình thức đào tạo đại lý bảo hiểm thực hiện.
Cuối cùng, quy định về thời lượng đào tạo đại lý cũng là một quy định quan trọng cần nhà lập pháp cân nhắc thêm vào pháp luật về Bancassurance hiện hành. Tác giả cho rằng, thời lượng đào tạo đại lý đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo của không chỉ TCTD trong hoạt động Bancassurance mà còn của đại lý bảo hiểm truyền thống. Nhận thức được tầm quan trọng này, tác giả đề xuất bổ sung quy định về thời lượng đào tạo (tính theo giờ đồng hồ), thời lượng này có thể tham khảo quy định của các nước Châu Âu (như Ba Lan, Phần Lan).
Ngoài ra, vì nội dung liên quan đến vai trị của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc cấp Chứng chỉ đại lý chưa rõ ràng nên pháp luật cần làm rõ quy định này.
Thứ tư, về những quy định liên quan đến hoa hồng đại lý bảo hiểm và các
khoản thanh toán khác.
Đối với việc chi hoa hồng và chi khen thưởng, hỗ trợ đại lý (đối với DNBH phi nhân thọ) của pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập khi chỉ quy định về mức chi hoa hồng tối đa, mức chi khen thưởng và hỗ trợ đại lý mà chưa đưa ra được những quy định để quản lý các khoản chi có thể phát sinh giữa các bên một cách chặt chẽ hơn, điều này khiến thực tế nảy sinh những trường hợp thỏa thuận chi hoa hồng vượt quá mức pháp luật quy định dưới tên gọi của những khoản chi khác.
Nhằm lành mạnh hóa mơi trường tài chính dịch vụ và phịng tránh những rủi ro tài chính, đặc biệt là hoạt động rửa tiền ở Việt Nam, thời gian tới, việc quản lý chặt chẽ các khoản chi giữa DNBH và TCTD trong hoạt động Bancassurance cần được đẩy mạnh. Để thực hiện vấn đề này, tác giả đề xuất hệ thống pháp luật Bancassurance cần ban hành những quy định chặt chẽ để hạn chế tình trạng lách luật chi hoa hồng bằng cách đưa ra quy định quản lý các khoản chi khác giữa DNBH và TCTD bằng một danh sách liệt kê có sự giới hạn mức chi. Đây là quy định cần sự nghiên cứu thị trường và cân nhắc các yếu tố kinh tế, thuế có liên quan của các cơ quan nhà nước. Đồng thời cần yêu cầu báo cáo và có cơ chế giám sát các khoản chi giữa hai đối tượng DNBH và TCTD. Mặc dù Thông tư 37/2019/TT- NHNN đã bước đầu đề cập đến việc báo cáo của TCTD về hoạt động đại lý (trong đó có vấn đề tài chính), tuy nhiên nhằm kiểm sốt chặt chẽ số liệu và thống nhất quản lý từ phía các cơ quan nhà nước, tác giả cho rằng cần bổ sung quy định về việc báo cáo của DNBH cho cơ quan quản lý là Bộ Tài chính.
Thứ năm, quy định về các sản phẩm bảo hiểm bán qua kênh Bancassurance.
Việc thiếu đi quy định về các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến sản phẩm bảo hiểm tích hợp khiến sản phẩm được triển khai qua hệ thống Bancassurance thiếu đi những cơ sở pháp lý để ghi nhận và triển khai kinh doanh. Đặc biệt, khi bảo hiểm PPI hiện rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phân phối Bancassurance thì pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có bất kỳ quy định nào đề cập đến.
Trên cơ cở đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng tình hình phát triển cũng như nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, pháp luật Việt Nam cần có những thay đổi nhỏ trong việc quy định các nghiệp vụ bảo hiểm. Đây sẽ nền tảng pháp lý cho các sản phẩm bảo hiểm hình thành từ hoạt động Bancassurance. Theo đó, tác giả cho rằng nên dành cho những sản phẩm bảo hiểm tích hợp từ Bancassurance quy định riêng, trong đó có thể đề cập đến định nghĩa và loại nghiệp vụ mà sản phẩm này trực thuộc. Ngoài ra, kinh nghiệm pháp luật các nước phát triển Bancassurance trên thế giới cho thấy, sự xuất hiện và tồn tại của loại hình bảo hiểm bảo đảm thanh tốn PPI là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như pháp luật. Do đó, pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu và sớm đưa PPI trở thành một nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt bên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Hoạt động Bancassurance trên thế giới đang từng ngày phát triển và mang lại giá trị cao cho nền kinh tế. Với việc tham gia vào WTO và những Hiệp định phát triển thương mại, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập nền kinh tế với thế giới.