2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.3. Rủi ro tín dụng
2.1.3.1. Khái niệm:
Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện những biến cố khơng bình thường trong
quan hệ tín dụng. Từ đó làm tác động xấu đến quan hệ Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
Để có những biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa thiệt hại, chúng ta cần phải tìm hiểu những thiệt hại nào có thể xảy ra và nguyên nhân gây ra thiệt hại đó trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
2.1.3.2. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
+ Đối với Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng, lợi nhuận Ngân hàng càng giảm đi dẫn đến lỗ lã và mất khả năng thanh toán cuối cùng Ngân hàng đi vào con đường phá sản.
+ Đối với kinh tế - xã hội: Hoạt động Ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã
hội, đến hoạt động của nền kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanh nghiệp lớn khác, các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi rủi to tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến các ngân hàng khác, tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau đến rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽ đi vào khủng hoảng.
2.1.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh, do tính chất tín dụng, do Ngân hàng, khách hàng….. Nhìn chung, ta có thể thấy rủi ro tín dụng phát sinh từ những khía cạnh sau:
GVHD: Trương Thị Bích Liên 27 SVTH: Chung Phú Tài
* Từ khách hàng vay vốn:
- Khách hàng là cá nhân: Ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định hay sử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý.
- Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ Ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bị biến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ.
* Từ những nguyên nhân khách quan:
Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới hoặc do thiên tai lũ lụt hoặc dịch bệnh trong sản xuất.
* Rủi ro từ việc bảo đảm tín dụng:
- Đối với bảo đảm đối vật: Do đánh giá tài sản thế chấp khơng chính xác bị mất giá khi bán tài sản thế chấp, hoặc tài sản không được lưu chuyển…
- Đối với bảo đảm đối nhân: Gặp rủi ro khi người bảo lãnh không khả
năng thực hiện cam kết của mình hoặc bị chết, bị sự cố về chính trị hình sự….