4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA
4.2.3. Tình hình dư nợ trung và dài hạn
Dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng ở một thời điểm nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn toàn đối với doanh số thu nợ của khách hàng. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ, từng giai
đoạn. Đúng như vậy, dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của ngân
hàng tại một thời điểm, dư nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong cơng tác mở rộng quy mô phát triển thị phần, công tác thu hồi nợ trực tiếp làm tăng nhanh lợi nhuận của ngân hàng.
Trong những năm gần đây hoạt động của các NHTMCP diễn ra rất sôi nổi, ngày càng có nhiều chi nhánh cấpI, cấp II … được thành lập trên địa bàn Cần
Thơ đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.Với phong cách năng động nhạy bén, biết
cách điều chỉnh điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng tăng dư nợ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt là dư nợ trung và dài hạn. Qua các năm chi nhánh đã đáp ứng phần lớn nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh
GVHD: Trương Thị Bích Liên 76 SVTH: Chung Phú Tài
doanh cá thể, các thành phần kinh tế trong xã hội và nhất là trong những năm gần đây lĩnh vực cho vay tiêu dùng được ngân hàng chú trọng.
Sau đây là hình ảnh minh hoạ cho thấy tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm.
HÌNH 12. DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM 2005 - 2007
(Nguồn: Phịng K ế tốn NHTMCP Á Châu Cần Thơ)
Qua hình 12 cho thấy tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ là 82.478 triệu đồng tăng 34.824 triệu đồng so với dư nợ năm 2005 là 47.654 triệu đồng, tỷ lệ gia tăng là 73,08%. Dư nợ năm 2007 là 259.803 triệu đồng tăng 177.325 triệu đồng, tức tăng 215% so với dư nợ năm 2006. Năm 2007 là năm nền kinh tế Cần Thơ có nhiều sự chuyển biến mạnh mẻ, hoạt động của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn trung và dài hạn tăng cao do đó dư nợ cũng tăng. Dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm, dư nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong công tác mở rộng quy mô phát triển thị phần, công tác thu hồi nợ trực tiếp sẽ làm tăng nhanh lợi nhuận của ngân hàng.
Dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm, điều này khơng có gì lạ bởi vì doanh số cho vay của chi nhánh tương ứng qua các năm điều tăng cao, dư nợ tăng qua đó cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn.
47654 82478 259803 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 Năm T ri ệ u đ ồ n g Dư nợ
GVHD: Trương Thị Bích Liên 77 SVTH: Chung Phú Tài
Đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho xã h ội, ngân hàng đã góp phần vào sự phát
triển của nền kinh tế địa phương cũng như nền kinh tế của đất nước.
4.2.3.1. Tình hình dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế:
Đối với thành phần kinh tế dư nợ qua các năm tăng cho thấy sự phát triển về kinh tế. Đồng thời cho thấy sự mở rộng phạm vi tín dụng của ngân hàng để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Cụ thể, sau đây là thành phần kinh tế Doanh nghiệp và thành phần kinh tế Cá nhân.
Hình 13. CƠ CẤU DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA BA NĂM 2005 – 2007
(Nguồn: Phịng K ế tốn NHTMCP Á Châu Cần Thơ)
Qua biểu đồ 13 nhận thấy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của hai thành phần kinh tế cá nhân và danh nghiệp có sự biến động mạnh qua các năm. Đối với thành phần kinh tế cá nhân, tỷ trọng dư nợ năm 2005 là 42%, năm 2006 là 25% và năm 2007 tỷ trọng giảm mạnh chỉ còn 8%. Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp, năm 2005 tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp là 42%, năm 2006 là 75% và đến năm 2007 tăng lên là 92%. Trong năm 2007 thì dư nợ của thành phần kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao cho thấy hiện nay thành phần kinh tế này
được ngân hàng chú trọng mở rộng tín dụng, doanh số cho vay đối với thành
phần kinh tế doanh nghiệp tăng cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà và cũng chính vì thế dư nợ đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp
Năm 2005 58% 42% Năm 2006 75% 25%
Doanh Nghiệp Cá Nhân
Năm 2007
92% 8%
GVHD: Trương Thị Bích Liên 78 SVTH: Chung Phú Tài
chiếm tỷ trọng cao. Để biết rõ hơn về tình hình dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế, hãy xem bảng số liệu sau:
Bảng 9. DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA BA NĂM 2005 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 47.654 82.478 259.803 34.824 73,08 177.325 215,00 * Doanh Nghiệp 27.554 61.685 238.608 34.132 123,87 176.923 286,81 * Cá Nhân 20.100 20.793 21.195 692 3,44 402 1,94
(Nguồn: Phịng K ế tốn NHTMCP Á Châu Cần Thơ)
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, nó thể hiện số vốn đã cho vay nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Nhìn chung qua bảng 9, dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ doanh nghiệp là 61.685 triệu đồng tăng 34.132 triệu đồng, tức tăng 123,87% so với năm 2005. Với chính sách ngày một thơng thống tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tư tạo sự phát triển đa dạng nền kinh tế tỉnh nhà, đã góp phần thúc đẩy nhu cầu vốn phát triển sản xuất ngày một tăng, nhất là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh đẩy mạnh cơng tác tín dụng tập trung vào mục tiêu chung của toàn hệ thống ACB.Trong các loại hình cho vay tại chi nhánh thì cho vay bổ sung vốn lưu động và dự án đầu tư là có sự tham gia của doanh nghiệp là nhóm khách hàng có nhu cầu cao về vốn, có hoạt động kinh doanh ổn định đạt hiệu quả, đảm bảo hoàn toàn khả năng trả nợ, cho nên đẩy mạnh vốn đầu tư vào loại hình này là mục tiêu là kế hoạch của ACB Cần Thơ.
Do đó năm 2007 dư nợ đạt được là 238.608 triệu đồng tăng 176.923 triệu đồng
so với năm 2006 tương ứng tăng 286,81%. Đối với thành phần kinh tế cá nhân thì năm 2006 dư nợ đạt 20.100 triệu đồng tăng 692 triệu đồng với tỷ lệ gia tăng
GVHD: Trương Thị Bích Liên 79 SVTH: Chung Phú Tài
là 3,44%. Năm 2007 dư nợ đạt 21.195 triệu đồng tăng 402 triệu đồng tức tăng 1,94% so với năm 2006. Đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển người dân ăn nên là ra, mức lương, thu nhập và tiền thưởng tăng cao nên nhu cầu của họ cũng tăng cao theo sự phát triền của nền kinh tế xã hội. Do đó dư nợ cho vay tiêu dùng, bất động sản, cho vay mua sắm, sửa chửa nhà, mua xe… ngày càng tăng.
Bên cạnh đó cơng tác tiếp thị được chi nhánh thực hiện thường xuyên, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn và từng bước tăng trưởng tín dụng. Vì vậy chi nhánh đã thu hút được nhiều dự án. Ngồi ra cịn có nhiều đổi mới quản lý trong cơ cấu quản lý, chú trọng cơng tác tăng trưởng tín dụng, tăng cường cơng tác tiếp thị, thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi, linh động và tăng cường mối quan hệ uy tín với khách hàng. Kết quả các mục tiêu trên đã đẩy mạnh cơng tác cấp tín dụng: thu hút lượng khách hàng mới, giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống, do đó dư nợ tín dụng đạt mức cao.
4.2.3.2. Dư nợ trung và dài hạn theo lĩnh vực đầu tư.
Trong những gần đây nền kinh tế Cần Thơ có bước phát triển vượt bậc do chính sách quản lý của Nhà nước ta triển khai phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề ở Thành phố Cần Thơ. Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi ở thời điểm báo cáo. Như vậy dư nợ trung và dài hạn theo lĩnh vực đầu tư của ngân hàng biến động như thế nào trong thời kỳ kinh tế phát triển.
Hình 14. CƠ CẤU DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO LĨNH VỰC
ĐẦU TƯ CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA BA NĂM 2005 – 2007
(Nguồn: Phịng K ế tốn NHTMCP Á Châu Cần Thơ)
Năm 2005 65% 13% 22% Năm 2006 65% 8% 27% SXKD TD KHAC Năm 2007 64% 11% 25%
GVHD: Trương Thị Bích Liên 80 SVTH: Chung Phú Tài
Qua biểu đồ 14 cho thấy cơ cấu dư nợ trung và dài hạn theo lĩnh vực đầu tư biến động khơng nhiều. Trong đó lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trên 60% so với tổng dư nợ trung và dài hạn. Lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác đứng thứ hai chiếm tỷ trọng trên 20% và sau cùng là lĩnh vực tiêu dùng. Như vậy, dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao và đây cũng là lĩnh vực được chú trọng trong thời kỳ kinh tế phát triển.
Bảng 10. DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA BA NĂM 2005 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 47.654 82.478 259.803 34.824 73,08 177.325 215,00 * Sản xuất Kinh doanh 31.223 53.602 167.703 22.379 71,68 114.101 212,87 * Tiêu Dùng 6.052 6.473 28.235 421 6,96 21.762 336,19 * DV và KD khác 10.379 22.403 63.865 12.024 115,85 41.462 185,08
(Nguồn: Phịng K ế tốn NHTMCP Á Châu Cần Thơ)
Qua bảng 11 cho thấy dư nợ trung và dài hạn theo lĩnh vực đầu tư tăng qua các năm. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năm 2005 dư nợ là 31.223 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 53.602 triệu đồng tăng 22.379 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ gia tăng là 71,68%. Năm 2007 dư nợ là 167.703 triệu đồng tăng 114.101 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ gia tăng là 212,87%. Dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng bởi vì đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển do đó các hoạt
động sản xuất kinh doanh biến động mạnh, có nhiều kế hoạch và dự án đầu tư
lớn chính vì vậy nhu cầu về vốn trung và dài hạn là hết sức quan trọng, đó là lí do làm cho dư nợ tăng. Dư nợ tăng cịn cho thấy tốc độ tăng trưởng và quy mơ hoạt động ngày càng lớn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chi nhánh rất tập trung mở rộng phạm vị tín dụng đối với lĩnh vực này.
GVHD: Trương Thị Bích Liên 81 SVTH: Chung Phú Tài
Đối với lĩnh vực tiêu dùng, dư nợ trung và dài hạn tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ là 6.473 triệu đồng tăng tăng 421 triệu đồng so vơi năm 2005, tỷ lệ gia tăng là 6,96%. Năm 2007, dư nợ là 28.235 triệu đồng tăng 21.762 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ gia tăng là 336,19%. Nguyên nhân là do đời sống người dân được cải thiện, công viêc ổn định, được mùa thu hoạch, có thu nhập thường xuyên, tiền lương và tiền thưởng cao… do đó người dân có nhu cầu vay tiêu dùng để đáp ứng hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ như là: mua xe, mua nhà, sữa chữa nhà…Nắm bắt được tình hình đời sống xã hội nên ngân hàng đã tập trung vào lĩnh vực này do đó dư nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng tăng qua các năm.
Đối với dịch vụ và kinh doanh khác, tốc độ tăng trưởng và quy mô hoạt
động cũng được mở rộng nên dư nợ cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2006 dư nợ là 22.403 triệu đồng tăng 12.024 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ gia tăng là 115,85%. Năm 2007, dư nợ là 63.865 triệu đồng tăng 41.462 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ gia tăng là 185,08%.