1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ stylo
- Mục tiêu: Xác định đƣợc mức phân bón thích hợp cho cỏ stylo để đạt năng suất và chất lƣợng cao.
Thành phần hóa học và sản lƣợng của cỏ chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố nhƣng phân bón là yếu tố quyết định. Để biết đƣợc mức phân bón nào là thích hợp nhất đối với thành phần hóa học và sản lƣợng của cỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm này.
* Lượng phân bón cho cỏ như sau:
- Phân NPK bón ở 2 mức, mức 1 (NPK1) và mức 2 (NPK2) + Mức 1 (a) Urea: 50kg/ha; Lân: 500kg/ha; Kali: 200kg/ha. + Mức 2 (b) Urea: 75kg/ha; Lân: 750kg/ha; Kali: 300kg/ha.
- Phân hữu cơ bón ở 3 mức: mức 1 (I): 10tấn/ha, mức 2 (II): 20 tấn/ha, mức 3 (III): 30tấn/ha. Bảng 2.1: Công thức phân bón Phân chuồng (PC) NPK 10 (tấn/ha) 20 (tấn/ha) 30 (tấn/ha) N (kg/ha) 50 75 50 75 50 75 P (kg/ha) 500 750 500 750 500 750 K (kg/ha) 200 300 200 300 200 300
Toàn bộ phân chuồng (PC) + phân lân (P) + phân kali (K) đƣợc bón lót trƣớc khi tiến hành trồng.
- Bố trí thí nghiệm: Sử dụng phƣơng pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng. Tổng số ô thí nghiệm là 18 ô, mỗi ô có diện tích 30m2
và đƣợc nhắc lại 3 lần, đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, theo dõi, mức phân chuồng, kali, lân…chỉ khác về yếu tố thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Ia Iia IIIa Ib IIb IIIb
IIa IIIa Ib IIb IIIb Ia
IIIa Ib IIb IIIb Ia IIa
- Các chỉ tiêu:
+ Theo dõi khí tƣợng: A0
, t0, lƣợng mƣa trong thời gian thí nghiệm. + Thành phần hoá học của đất: pH, N tổng số(%), P205 tổng số(%), P205
dễ tiêu (mg/100g), K20 tổng số (%), K20 trao đổi (mg/100g).
+ Chiều cao sinh trƣởng của cỏ ở các mức phân bón khác nhau. + Năng suất chất xanh (NSCX) ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa); tấn/ha/năm + Năng suất vật chất khô (NS VCK) và năng suất Protein (NS Pr) cỏ ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa); tấn/ha/năm
+ Thành phần hóa học của cỏ ở các mức phân bón khác nhau, thời điểm thu cắt khác nhau.
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
* Khí tượng: Số liệu khí tƣợng của Thái Nguyên lấy tại Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009.
* Thành phần hoá học của đất: Mẫu đất đƣợc lấy theo phƣơng pháp đƣờng chéo tại 5 điểm ở độ sâu từ 0 đến 30 cm và đƣợc phân tích tại Viện Khoa học sự sộng Đại học Thái Nguyên.
* Đo chiều cao của cỏ: Đo ngẫu nhiên 5 điểm trên đƣờng chéo (nhƣ hình vẽ)
Cắm cọc, đánh dấu và đo suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi trồng 30 ngày đo lần 1, sau đó định kỳ 15 ngày đo 1 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cách đo: dùng thƣớc thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thƣớc sát vào gốc cây sao cho thƣớc vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến điểm mút sinh trƣởng của 2/3 số lá tập trung dài nhất, cao nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi đã ráo sƣơng, lá cỏ chƣa bị héo và rũ xuống.
- Đối với đo tốc độ tái sinh ta cũng đo nhƣ sau: đặt thƣớc sát vào gốc cây sao cho thƣớc vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến điểm mút sinh trƣởng của 3/4 số lá tập trung dài nhất, cao nhất và trừ đi chiều cao cây từ gốc đến điểm cắt. Đo vào buổi sáng sớm khi đã ráo sƣơng, lá cỏ chƣa bị héo và rũ.
* Tốc độ sinh trưởng của cỏ (cm/ngày đêm).
- Tốc độ sinh trƣởng của cỏ (cm/ngày đêm): là mức độ tăng trƣởng biểu hiện ở chiều cao cây từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên.
- Xác định tốc độ sinh trƣởng bằng cách: sau khi trồng 30 ngày tiến hành đo lần 1, sau đó định kỳ 15 ngày đo một lần cho đến khi thu cắt lứa 1.
Tốc độ sinh trƣởng (cm/ngày) = Chiều cao cây bq lần 2 - Chiều cao cây bình quân lần 1 Thời gian theo dõi (ngày)
* Tốc độ tái sinh (cm/ngày):
Tốc độ tái sinh cho biết: tốc độ mọc lại của cây từ lứa cắt trƣớc cho tới lứa cắt sau (45 ngày).
Xác định bằng cách: định kỳ 15 ngày đo 1 lần cho tới khi cắt. Cách đo và theo dõi nhƣ đối với lứa sinh trƣởng.
Kết quả theo dõi đƣợc tính cho lứa tái sinh nhƣ sau: Tốc độ tái sinh (L - cm/ngày đêm) = L2 - L1
T Trong đó: L: Tốc độ tái sinh
L1: Chiều cao cỏ còn lại khi cắt lần trƣớc
L1: Chiều cao cỏ đo đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Cường độ sinh trưởng và tái sinh của từng lứa (NSX/ha/lứa)
Cƣờng độ sinh trƣởng: là khối lƣợng chất xanh thu đƣợc từ khi cỏ mọc đến khi thu cắt hoặc ra hoa (kg/ha/ngày)
Cƣờng độ tái sinh: là khối lƣợng chất xanh mọc lại sau mỗi lứa thu hoạch (kg/ha/ngày)
Công thức tinh cƣờng độ sinh trƣởng, tái sinh của cỏ:
Cƣờng độ sinh trƣởng, tái sinh(kg/ha/ngày) = NSX (kg/m
2
) x 10.000m2 T (ngày)
Trong đó: T là khoảng cách cắt
* Năng suất:
Năng suất chất xanh (kg/m2
hoặc tấn/ha): là khối lƣợng chất xanh thu đƣợc của một chu kỳ cắt tính trên một đơn vị diện tích.
NSCX (kg/m2 hoặc tấn/ha) = KLCX thu đƣợc của 1 chu kỳ cắt Diện tích một ô thí nghiệm (m2
)
Năng suất VCK (kg/m2 hoặc tấn/ha): là khối lƣợng vật chất khô thu đƣợc của một chu kỳ cắt tính trên một đơn vị diện tích.
Năng suất VCK (tấn/ha) = Năng suất chất xanh x tỷ lệ VCK
Để tính năng suất của cỏ chúng tôi tiến hành cắt và cân riêng từng ô cỏ ứng với mỗi mức phân thí nghiệm, mỗi mức phân thí nghiệm có diện tích 30m2 và lặp lại 3 lần. Cắt toàn bộ chất xanh trong từng ô riêng biệt, năng suất
chất xanh sẽ đƣợc tính là tổng khối lƣợng chất xanh của 3ô/90m2
ở từng mức phân bón. Sau xác định tỷ lệ VCK, từ đó tính đƣợc năng suất VCK.
- Phương pháp phân tích thành phần hóa học
Hàm lƣợng nƣớc: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4326 - 86) năm 1986[47], sấy mẫu ở nhiệt độ 100 - 1050C, thời gian sấy dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích. Sấy cho đến khi cân lần thứ ba vẫn không thay đổi khối lƣợng. Hàm lƣợng nƣớc là tỷ lệ % giữa khối lƣợng nƣớc mất đi và khối lƣợng mẫu đem phân tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các thành phần hoá học khác nhƣ: Protein, Gluxit, Lipit, khoáng tổng số đƣợc phân tích tại Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên và Viện dinh dƣỡng Quốc gia.
2.2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng gà thịt
* Bố trí thí nghiệm
270 gà con ở 1 ngày tuổi đƣợc chia làm 3 lô tƣơng ứng với 3 công thức thí nghiệm. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo sơ đồ phân lô so sánh với thời gian theo dõi là 10 tuần (từ ngày 1 đến ngày 70). Thí nghiệm đƣợc lập lại 3 lần.
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt Công thức
Diễn giải
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Giống gà Lƣơng phƣợng Lƣơng phƣợng Lƣơng phƣợng
Số lƣợng (con) 30 30 30
Thời gian nuôi (ngày) 70 70 70
Phƣơng thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt (con/m2 ) 9 9 9 Nhân tố TN (Tỉ lệ bột cỏ Stylo %) Không thay thế bột cỏ (0%) Thay thế bột cỏ (2%) Thay thế bột cỏ (4%) Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần:
- Lô 1: Lô1a - Lô1b - Lô1c - Lô 2: Lô2a - Lô2b - Lô2c - Lô ĐC: Lô3a - Lô3b - Lô3c
+ Gà thí nghiệm 1 ngày tuổi đƣợc chọn đúng chủng loại giống và chọn những gà loại 1: gà khoẻ mạnh, nhanh nhẹ không bị dị hình, dị tật, không hở rốn. + Tất cả gà thí nghiệm đƣợc nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên có đệm lót. Gà đƣợc nuôi hỗn hợp chung trống mái ở 4 tuần đầu và sau đó tách riêng trống mái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm đều có chụp sƣởi để đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể gà vào mùa đông lạnh.
+ Máng ăn, máng uống: Trong 3 tuần đầu sử dụng khay tròn tƣơng ứng cho 50 gà/khay và cho uống nƣớc bằng các máng uống tròn Gallon 50 gà/máng. Các máng ăn, máng uống đƣợc đặt xen kẽ nhau xung quanh chụp sƣởi.
+ Tất cả gà trong 3 lô thí nghiệm đều đƣợc ăn cùng một loại thức ăn cho gà thịt giai đoạn (1 - 21 ngày tuổi ) và giai đoạn từ 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán
cho gà thịt lông mầu, cho thí nghiệm nuôi nhốt chuồng thông thoáng tự nhiên. + Nƣớc uống tự do.
+ Phòng và sử dụng vacxin: Tất cả số gà thí nghiệm đều đƣợc tiêm chủng các loại vacxin và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
Bảng 2.4: Thành phần và giá trị dinh dƣỡng cám gà thịt lông mầu
Diễn giải Giai đoạn 1 - 21 ngày Giai đoạn 21 ngày - xuất bán
Protein thô (min) 21,00% 18,00%
Ẩm độ (max) 14,00% 14,00%
Xơ thô (max) 6,00% 6,00%
Năng lƣợng trao đổi (min) 2700 Kcal/kg 2750 Kcal/kg Ca (min - max) 0,50 - 1,25% 0,50 - 1,25%
P (min) 0,60% 0,60%
Muối NaCl (max - min) 0,10 - 1,2% 0,10 - 1,2%
* Các chỉ tiêu theo dõi
Để đánh giá kết quả thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
+ Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi và tình hình bệnh tật: hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải của mỗi lô và mức độ cảm nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết (nếu có) đƣợc mổ khám và chẩn đoán lâm sàng. Tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức sau:
Tỷ lệ nuôi sống (%) = ∑ gà cuối kỳ(con) x 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Khả năng sinh trƣởng:
- Sinh trƣởng tích luỹ (g): Để theo dõi chỉ tiêu này, dùng phƣơng pháp cân gà cố định vào ngày thứ 2 hàng tuần, thời gian cân gà vào buổi sáng trƣớc khi cho ăn, từ 1 - 4 tuần tuổi cân bằng loại cân 1000g có độ chính xác 1‰ (bằng cân Nhơn Hòa), từ 5 tuần trở lên cân bằng loại cân 5000g có độ chính xác 2‰, cân từng con một, cân tách riêng trống mái từ tuần thứ 4 trở đi.
Từ kết quả cân đƣợc hàng tuần tính đƣợc sinh trƣởng tuyệt đối và sing trƣởng tƣơng đối:
- Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày): Tính theo công thức TCVN 2 - 39 - 77 (1997) [48].
A = P2 - P1 T Trong đó:
A: Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày). P1: Khối lƣợng tích luỹ đƣợc ở đầu kỳ (g). P2: Khối lƣợng tích luỹ đƣợc ở cuối kỳ (g). T: Thời gian giữa hai lần cân (ngày)
- Sinh trƣởng tƣơng đối: là tỷ lệ % của khối lƣợng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian hai lần khảo sát, áp dụng công thức của TCVN 2 - 40 - 77 (1997) [49]. 2 1 1 2 P P R(%) 100 P P 2 Trong đó:
R: Sinh trƣởng tƣơng đối ( % ) P2: Khối lƣợng cuối kỳ (g) P1: Khối lƣợng đầu kỳ (g)
+ Khả năng chuyển hoá thức ăn: Hàng ngày cho ăn và theo dõi ghi chép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ):
TTTĂ (g/con/ngày) = Tổng thức ăn tiêu tốn trong kỳ(g)
Tổng đàn gà có mặt trong kỳ x Số ngày nuôi trong kỳ (ngày)
- Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng (kg):
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng đƣợc tính theo công thức sau:
TTTĂ / kg tăng P (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ(kg)
Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ(kg) - Tiêu tốn thức ăn cộng dồn (kg / kg tăng trọng):
TTTĂ/kg tăng P cộng dồn (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ cộng dồn đến thời điểm tính(kg) Tổng khối lƣợng đàn gà tăng đến thời điểm tính(kg)
- Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi (NLTĐ) cho 1 kg tăng khối lƣợng:
Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lƣợng(Kcal) = Tổng năng lƣợng tiêu thụ (Kcal) Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ(kg)
Trong đó: Tổng năng lƣợng tiêu thụ (Kcal) = Tổng số TĂ tiêu thụ (kg) x Số Kcal có trong 1kg thức ăn hỗn hợp (TĂHH).
- Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lƣợng:
Tiêu tốn CP/kg tăng khối lƣợng(g) = Tổng CP tiêu thụ (g)
Tổng khối lƣợng gà tăng trong kỳ(g) Trong đó: Tổng Protein tiêu thụ (g) = Tổng số thức ăn tiêu thụ x Số g protein có trong 1kg TĂHH.
* Năng suất thịt
- Số lƣợng gà mổ khảo sát: Mỗi lô là 6 con ( gồm có 3 trống và 3 mái) có khối lƣợng tƣơng đƣơng với khối lƣợng trung bình của lô, tổng số gà mổ khảo sát là 18 con.
- Mổ khảo sát ở thời điểm 70 ngày tuổi.
- Cách mổ khảo sát: Để xác định các chỉ tiêu năng suất thịt, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát theo phƣơng pháp của Brands trong cơ sở sinh học nhân giống và nuôi dƣỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [8] và Bùi Quang Tiến (1993) [46] để xác định các chỉ tiêu sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khối lƣợng sống: Không cho gà ăn mà chỉ cho uống nƣớc 12 giờ, sau đó cân lên ta đƣợc khối lƣợng sống.
- Khối lượng thân thịt: là khối gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các cơ quan phủ tạng.
Cách xác định khối lƣợng thân thịt: Sau khi cắt tiết, vặt lông, rạch bụng theo xƣơng lƣờn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xƣơng chẩm và đốt xƣơng cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) rồi cân khối lƣợng lên ta xác định đƣợc khối lƣợng thân thịt.
+Tỷ lệ thân thịt (TLTT):
TLTT (%) = Khối lƣợng thân thịt (g)
x 100 Khối lƣợng sống (g)
- Khối lượng thịt đùi và tỷ lệ cơ đùi:
Cách xác định khối lƣợng cơ đùi: Rạch một đƣờng cắt từ khớp xƣơng đùi trái song song với xƣơng sống dẫn đến chỗ xƣơng đùi gắn vào xƣơng mình. Lột da đùi, da bụng theo đƣờng phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đƣờng cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xƣơng chày, xƣơng mác để lấy xƣơng này ra cùng với xƣơng bánh chè và xƣơng sụn. Cân khối lƣợng cơ đùi trái và nhân đôi ta có khối lƣợng cơ đùi.
+ Tỷ lệ cơ đùi (TLCĐ):
TLCĐ (%) = Khối lƣợng cơ đùi trái (g) x 2
Khối lƣợng thân thịt (g)
- Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực:
+ Cách xác định khối lƣợng cơ ngực: Rạch một đƣờng theo xƣơng ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xƣơng đòn đến xƣơng vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xƣơng vai và nhân đôi ta có khối lƣợng cơ ngực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tỷ lệ cơ ngực (TLCN):
TLCN (%) = Khối lƣợng cơ ngực trái (g) x 2
x 100 Khối lƣợng thân thịt (g)
- Khối lƣợng và tỷ lệ mỡ bụng:
+ Cách xác định khối lƣợng mỡ bụng: Lấy toàn bộ mỡ ở xoang bụng
cân lên.
+ Tỷ lệ mỡ bụng (TLMB):
TLMB (%) = Khối lƣợng mỡ bụng (g)
x 100 Khối lƣợng thân thịt (g)
- Chỉ số sản xuất PI (Performance Index):
PI = Khối lƣợng cơ thể bình quân x Tỷ lệ nuôi sống(%)
Số ngày nuôi x TTTĂ/kg tăng khối lƣợng x 10 * Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp(đ/kg):
Giá chi phí trực tiếp = Tổng chi phí (giống + thức ăn + thú y + chi phí khác) Tổng khối lƣợng gà thịt cuối kỳ thí nghiệm
* Đánh giá chất lượng thịt.
Xác định thành phần hoá học của cơ ngực - cơ đùi của gà trống, mái: Mẫu thịt gà thí nghiệm ở 70 ngày tuổi đƣợc phân tích tại Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.
- Hàm lƣợng vật chất khô - Hàm lƣợng Protein - Hàm lƣợng Lipit - Hàm lƣợng khoáng
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Toàn bộ số liệu thu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Minitab version 14.