Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng và sử dụng bột cỏ stylo trong chăn nuôi gà thịt (Trang 30 - 105)

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.5.Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Thái Lan, S. humilis đƣợc đƣa vào Đông bắc Thái Lan năm 1966. Trải qua sự bùng nổ của dịch bệnh loét cây đến nay ở vùng Đông Bắc Thái Lan ngƣời ta trồng cỏ Stylo Ubon (S. guianensis var.vulgaris x var.pauciflora) là một giống cỏ stylo lâu năm mới có sức chống chịu bệnh loét lâu dài (Grof et

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

al. 2001). Đây là một giống cỏ lai 4 dòng (GC 1463, GC 1480, GC 1517, và GC 1579) đƣợc Dr Grof chọn lọc ở Trung tâm Nghiên cứu Bò thịt Embrapa, Campo Grande, Brazil vào những năm 1990 (Grof, et al., 2001). Hạt của 4 dòng này đƣợc trộn với nhau để tạo nên sự đa dạng gen di truyền lớn hơn cho sức đề kháng đối với bệnh loét cây. Ba trong số bốn thành phần đƣợc chọn đơn dòng thực hiện bởi Dr Grof ở Philippines từ giống lai CIAT 11833 đƣợc Dr John Miles chọn lọc ở CIAT ở Llanos Colombia. Thành phần thứ tƣ là từ dòng CIAT 2340, bắt nguồn từ vùng Casanare của Colombia. Sự chọn lọc cho tính trạng đề kháng bệnh loét đƣợc thực hiện ở Philippines và các thử nghiệm vùng đƣợc tiến hành ở Brazil.

Nghiên cứu ba năm ở vùng Đông Bắc Thái lan (Hare et al. 2007) đã thấy rằng cỏ stylo Ubon sản xuất đƣợc ít nhất 90% VCK nhiều hơn so với các giống cỏ stylo khác trong vòng 3 năm, với lợi thế đặc biệt dễ thấy vào mùa khô, khi nó có năng suất cao hơn 2 - 6 lần so với các giống stylo khác. Cỏ stylo Ubon sản xuất đƣợc 13,18 và 17 tấn VCK/ha/năm, vào các năm thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của chu kỳ sản xuất.

Cỏ stylo Ubon mọc rất tốt ở các vùng đất cao không có tƣới tiêu. Cỏ không chịu đƣợc ngập úng và không trồng đƣợc ở các vùng đất thấp ẩm ƣớt. Cỏ có thể gieo chồng lên hoặc trồng ở các vùng đất trồng trọt. Một số nông dân ở Nghĩa đàn có thể gieo trồng hạt cỏ stylo Ubon (không cần cấy trên các sƣờn đồi dốc và dƣới các gốc cây còn khoảng trống nếu nhƣ các bóng cây không quá rợp và còn đủ độ sáng. Đồng cỏ gieo chồng lên cần phải có thời gian khoảng hai năm để tạo thảm dày. Cỏ stylo Ubon có khả năng chịu chăn thả rất tốt và một số các thí nghiệm chăn thả bò sữa đã đƣợc tiến hành ở trƣờng Đại học Ubon Ratchathani, bò đƣợc chăn thả chỉ đƣợc ăn cỏ và cỏ stylo Ubon mà không đƣợc ăn thức ăn tinh, có năng suất sữa trên 16,l kg/con/ngày (Thummasaeng 2003). Cỏ stylo Ubon cũng mọc tốt ở Nghĩa Đàn. Cỏ có năng suất cao khi trồng ở vùng đất đai có độ màu mỡ tƣơng tự ở Lào [74].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cỏ Stylo Hamata (Sylosanthes hamata) là một giống cỏ hàng năm hay lâu năm có cuộc sống ngắn, có nhiều lá, thân bò lan hoặc nửa thẳng. Cỏ stylo Hamata đƣợc trồng rộng rãi ở Đông bắc Thái lan với khoảng 20 - 40 tấn hạt đƣợc nông dân sản xuất hàng năm cho Cục Chăn nuôi. Cỏ stylo Hamata có khả năng chịu hạn rất tốt nhƣng không mọc tốt trong điều kiện bị ngập úng. Cỏ có sức cạnh tranh rất tốt với các loại cỏ thân bò khác; cỏ cao có thể làm bóng rợp. Cỏ chịu đƣợc chăn thả rất tốt và hình thành nên thảm cỏ dày trên mặt đất.

Nhiều ngàn kilomet lề đƣờng vùng đông bắc Thái lan đã đƣợc Cục Chăn nuôi gieo hạt cỏ stylo Hamata từ năm 1976 (Phaikaew and Hare 2005). Các bãi đất chăn thả công cộng cũng đƣợc gieo hạt cỏ này bằng máy bay trực thăng. Cỏ stylo Hamata kết hạt vào mùa khô và sau đó mọc lại vào mùa mƣa năm sau. Bởi vì khả năng sản xuất hạt cỏ tốt, hàng năm cỏ tự nhân giống từ các hạt chín rơi rụng xuống đất và trở nên dày hơn. Giờ đây loại cỏ này đã đƣợc thừa nhận là giống cỏ họ đậu địa phƣơng ở nhiều vùng của Thái lan. Bò của các địa phƣơng gặm cỏ dọc theo lề đƣờng hoặc bà con nông dân thu cắt về để nuôi bò trong chuồng [74].

Việc phổ biến các loại cỏ Stylosanthes ở Đông Nam Á đã đƣợc thực hiện từ năm 1945 và có xu hƣớng phát triển thành những giống cỏ thƣơng phẩm ở Úc. Các giống cỏ Stylosanthes guianensis đƣợc đƣa tới các vùng ẩm ƣớt và bán ẩm ƣớt ở Malaysia, Indonexia, miền Nam Thái Lan, Philipines và Trung Quốc.

Stylosanthes humilis, S.hamata và S.scabra đƣợc trồng ở các khu vực khô hơn nhƣ Đông Bắc Thái Lan, Đông - Indonexia và Nam Trung Quốc.

Bệnh thối cây đã làm giảm mạnh khả năng sinh trƣởng và sức sống của nhiều giống cỏ trong vùng. Năm 1976, sự bùng nổ của bệnh thối cây ở cỏ S.humilis, lây lan sang cỏ S.hamata cv. Verano ở Thái Lan. Cỏ S.guianensis

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cv. Schofield đã bị ảnh hƣởng tƣơng tự ở nhiều nƣớc và chúng đã đƣợc thay thế bằng cỏ Cook và Graham. Sau đó hai giống cỏ này bị ảnh hƣởng tƣơng tự nhƣ ở nhiều nƣớc và đƣợc thay thế bằng giống cỏ Stylosanthes CIAT 184.

Những giống cỏ đƣợc sử dụng rỗng rãi và phổ biến nhất hiện nay là S.hamata, S.guianensis Graham và CIAT 184 S.hamata đƣợc sử dụng chủ yếu ở vùng Đông Bắc Thái Lan để xây dựng những đồng cỏ chăn thả ở mức độ cao.

Năm 1995, 150 tấn hạt cỏ S.hamata đã đƣợc sản xuất ở Thái Lan. S.guianensis cv.Graham và CIAT 184 đã đƣợc trồng trên 100000 ha ở vùng độc canh, thƣờng kết hợp với cây lâu năm ở miền Nam Trung Quốc. Chúng đƣợc sử dụng làm thức ăn xanh cho động vật ăn cỏ hoặc phơi khô chế biến thành bột cỏ.

Hiện nay cỏ S.guianensis CIAT 184 đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc Đông Nam Á, vì chúng có khả năng thích nghi rộng, nhiều cách sử dụng và cho năng suất cao ở những vùng đất chua và kém màu mỡ. Triển vọng sử dụng những giống cỏ này đặc biệt là ở những hệ thống canh tác trang trại quy mô nhỏ là rất tốt.

Các giống cỏ khác và các dòng của cỏ Stylosanthes đã đƣợc sự quan tâm, đánh giá của nhiều tổ chức Nông Nghiệp - Nông thôn và các dự án trong khu vực, nhƣng những kế hoạch lớn có xu hƣớng nghiêm ngặt là sử dụng những giống của Úc. Chỉ có giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 là đƣợc chấp nhận và trồng phổ biến trong vùng và hạt của giống cỏ này hiện nay đã đƣợc đƣa tới nhiều nƣớc.

Trung Quốc đã có hàng loạt các loài cỏ Stylosanthes từ Úc đƣợc đƣa vào vùng nhiệt đới phía Nam Trung Quốc vào đầu những năm 80. Cỏ Stylosanthes cho thấy khả năng thích nghi tốt với môi trƣờng ở Quảng Đông và đảo Hải Nam. Hiện nay đƣợc trồng trên 100000 ha dƣới tán của các cây lâu năm nhƣ xoài, cao su nhƣ là một loài cây độc canh để lấy bột lá hoặc lấy hạt hoặc đƣợc trồng xen với các loại cỏ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đầu tiên, cỏ Stylosanthes guianensis cv. Schofield, Cook và Graham, S.scabra cv.Seca và S.hamata cv.Verano đƣợc trồng ở tất cả các mùa vụ. Sau đó đã thay đổi và hiện nay cỏ Graham là loại cỏ Stylo nhập từ Úc đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Năm 1982, một loạt các giống cỏ đƣợc nhập từ CIAT về Viện khoa học nông nghiệp nhiệt đới Trung Quốc (CATAS) ở Hải Nam. Trong số này giống cỏ CIAT 184 là nổi tiếng và đƣợc phổ biến nhƣ giống “Reyen II - Zhuhuacao” vào năm 1987. Ở Quảng Đông, sản lƣợng cỏ CIAT 184 cao hơn khoảng 20% so với cỏ Graham và hiện nay là giống cỏ thứ 2 đƣợc phổ biến rộng rãi sau cỏ Graham ở miền Nam Trung Quốc. Diện tích trồng giống cỏ này tăng lên hàng năm từ 11 ha năm 1987 tăng lên cao nhất trên 10.000ha năm 1991 và giữ ổn định khoảng 500ha trong vài năm qua.

Một trong những lợi thế của cỏ CIAT 184 là có sức đề kháng cao với bệnh thối cây, loại bệnh đã gây thiệt hại lớn ở cỏ Schofield vào năm 1982 và cỏ Cook năm 1987. Giống cỏ Graham đã có biểu hiện bị bệnh thối cây từ năm 1990 và mức độ thiệt hại trung bình vào năm 1993. Ở Hải Nam việc sản xuất hạt Graham bị dừng lại từ năm 1993 và đƣợc thay thế bằng cỏ CIAT 184. Biểu hiện bệnh thối cây ở cỏ CIAT 184 đƣợc theo dõi trong nhiều năm nhƣng mức độ thiệt hại không đáng kể.

Trong thời gian từ năm 1990 - 1993, 40 tấn hạt cỏ Graham đã đƣợc sản xuất. Do bệnh thối cây gây nhiều thiệt hại đối với cỏ Graham năm 1994 nên sản lƣợng hạt cỏ đã giảm xuống 2 tấn. Bộ phát triển vật nuôi (DLD) đã quyết định thay đổi sản xuất hạt từ cỏ Graham sang cỏ CIAT 184 vào năm 1996, giống cỏ có triển vọng kháng bệnh tốt trong nhiều thí nghiệm ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Mặt khác, từ quyết định của DLD, trƣờng Đại học Khon Kaen đã nghiên cứu đặc điểm nông sinh vật học và sản xuất hạt cỏ Stylo đƣợc nhập từ Úc thông qua trƣờng ĐH Queensland. Trƣờng ĐH KhonKaen đã nghiên cứu tăng khả năng kháng bệnh thối cây của giống cỏ S.humilis CPI61674 và đặt tên là cỏ Stylo Khon Kaen thay thế cho giống cỏ Townsville.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo J.P.Muir and L.Abrao (1999) [73]cho biết: Ở Philipines, các giống cỏ Stylo thƣơng phẩm đƣợc nhập từ Úc đã đƣợc đƣa vào từ đầu những năm 1970. Các công nghệ chăn nuôi (BIA) đã chọn giống cỏ S.guianensis cv. Schofield trong nhiều năm đã sản xuất đƣợc khoảng 5 tấn /năm hạt cỏ Schofield ở các trạm giống chính phủ và ở Masbate và Bohol vào cuối những năm 1970. Hạt giống đã đƣợc phân phối với các chủ trang trại để thay thế các giống cỏ địa phƣơng hoặc trồng kết hợp với các giống cỏ khác nhƣ cỏ Brachiaria decumbens. Vào đầu những năm 1980, bệnh thối cây đã gây hại cho cỏ Schofield, Cook, do đó cỏ S. scabra cv. Seca đã đƣợc nhập voà năm 1983 để thay thế cho giống cỏ Schofield. Năm 1992, giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 đƣợc FSP (Dự án hạt giống cỏ vùng Đông Nam Châu Á và dự án sản xuất cỏ cho các trang trại) đƣa vào Philipines, cùng với dự án phối hợp trồng cỏ với phát triển nông thôn (R& D) ở Đông Nam Á do AusAID tài trợ và sự ủng hộ của CIAT và CSIRO. Giống cỏ CIAT 184 đã phát triển rất tốt trên diện tích rộng lớn ở Philipines cũng nhƣ các nƣớc khác trong khu vực. Năm 1995, giống cỏ Cook và CIAT 184 đã đƣợc sở nông nghiệp Isabela và Quirino ở Bắc Philipines đƣa vào sản xuất hạt giống thí điểm. Ở cả hai nơi, giống cỏ Cook đã bị bệnh thối cây gây tác hại nhiều trong khi đó giống cỏ CIAT 184 chỉ bị ảnh hƣởng rất nhỏ và cho sản lƣợng hạt tốt.

Theo Guodao, Phaikaew và Stur (1997)[74] còn cho biết: Ở Indonexia, các trại chăn nuôi nhỏ của Chính phủ đã nhập hạt của các giống cỏ S.humilis, S.hamata cv.Verano và S.guianensis cv. Schofield và Cook để sử dụng trên đồng cỏ ở miền Nam Sulawesi vào đầu những năm 1970. Nhiều giống cỏ khác cũng đã nhập thông qua các dự án phát triển chăn nuôi ở Java và phía đông Indonexia. Các giống cỏ chủ yếu đƣợc sử dụng là Leucaena Leucocephala, nhƣng một số lƣợng nhỏ cỏ S.hamata cv.Verano và S.scabra cv. Seca vào phân phối cũng đƣợc sử dụng và phân phối cho nông dân trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dự án IFAD. Năm 1993, giống cỏ S.guianensis cvv. Cook và Graham, và CIAT 184 đƣợc đánh giá ở nhiều nơi của Kalimantan. Trong số đó, giống cỏ CIAT 184 đƣợc lựa chọn để sản xuất hạt và phân phối cho nông dân vì nó có khả năng thích ứng với đất chua, kém màu mỡ.

Malaysia: tác giả Ng và cộng sự (1997) của viện nghiên cứu cao su đang tiến hành đánh giá một lƣợng lớn các giống cỏ họ đậu, bao gồm S.guianensis cvv.Cook, Endeavour và Graham, và CIAT 184 S.scabra cv. Seca, S.hamata cv Amiga và S.capitata CPI 55843 để sử dụng trong rừng trồng cao su. Giống cỏ Seca và CIAT 184 là những giống cỏ họ đậu có năng suất cao nhất và ổn định trong những thí nghiệm này, nhƣng chỉ có bộ giống cỏ CIAT 184 là thành công. Nghiên cứu về năng suất hạt của giống cỏ CIAT 184 đƣợc thực hiện ở bắc bán đảo Malaysia trong một phần của dự án FSP của MARDI, trong năn 1994, 500 kg hạt cỏ CIAT 184 đầu tiên đƣợc sản xuất

bởi Cục thú y để phân phối cho nông dân ở Malaysia [74].

Ở Thái Lan, giống cỏ Verano đƣợc sử dụng chủ yếu để che phủ các đồng cỏ chăn thả nhƣ các đồng cỏ tự nhiên, các lề đƣờng, các vùng trồng lúa, rừng và những vùng bỏ hoang trong những năm 1976 - 1990. Từ đó, giống cỏ Verano đƣợc sử dụng chủ yếu trồng kết hợp với các giống cỏ khác để làm bãi chăn cho bò. Trong tƣơng lai, DLD dự tính sẽ sản xuất bột cỏ Stylo. Nhu cầu về cỏ đã đƣợc mở rộng thông qua các chƣơng trình của Chính phủ nhƣ chƣơng trình DLD khuyến nông chăn nuôi, dự án “ Nâng cao hiệu quả sản xuất sữa” và chƣơng trình “tái tạo lại hệ thống nông nghiệp”.Tập trung chủ yếu vào sản xuất cỏ, 150 tấn hạt đƣợc sản xuất để gieo trồng vào năm sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở vùng nhiệt đới Trung Quốc, giống cỏ Graham và CIAT 184 đƣợc trồng nhiều ở vùng đất vành đai, thƣờng là trồng kết hợp với cây lâu năm nhƣ: Xoài, cam, Cao su, dừa, café và phổ biến hơn ở các rừng tái sinh. Chúng đƣợc trồng chủ yếu ở các trang trại nhỏ, nông trƣờng quốc doanh, các trang trại sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất kinh doanh và đƣợc sử dụng Ở vùng nhiệt đới Trung Quốc, giống cỏ Graham và CIAT 184 đƣợc sử dụng ở dạng tƣơi cho động vật nhai lại, lợn và thỏ hoặc dƣới dạng bột lá khô. Chỉ có một phần cỏ Graham (20%) đƣợc trồng làm bãi chăn. Cũng có một lƣợng nhỏ các giống cỏ Stylo khác cũng đƣợc sử dụng. Trong đó có cỏ Seca sử dụng ở bãi chăn, cỏ Verano đƣợc sử dụng 50% trên bãi chăn và 50% trồng dƣới tán cây. Bột lá đƣợc sử dụng phối hợp một lƣợng nhỏ (2 - 5%) trong khẩu phần ăn cho gia cầm và lợn, nhƣng cũng đƣợc sử dụng cho trâu bò, vịt và cá.

Tác giả Devendra và Sere (1992) đã ƣớc tính có khoảng 113000 ha cỏ Stylo đƣợc 108000 trang trại tƣ nhân trồng ở tỉnh Quảng Đông. Để sản xuất bột cỏ, cỏ Stylo đƣợc trồng riêng rẽ với lƣợng phân bón trung bình. Cỏ sẽ đƣợc thu hoạch khi thời tiết phù hợp để làm khô và thiết bị chế biến đầy đủ.. Cỏ Stylo đƣợc cắt, phơi khô dƣới ánh nắng mặt trời trong vài ngày, sau đó đƣợc nghiền nhỏ bằng máy nghiền đến dạng bột phù hợp [74].

Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi, viện nghiên cứu Nông lâm quốc gia, Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp Lào: cho biết rằng dê ăn cỏ Stylo CIAT 184 có tăng trọng hàng ngày cao hơn dê không ăn cỏ Stylo 184. Bổ sung cỏ Stylo 184 vào khẩu phần của dê với tỷ lệ 30% thì khối lƣợng cỏ stylo tiêu thụ và tăng trọng của dê đạt cao nhất [77].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo kết quả nghiên cứu đề tài "Đánh giá năng suất, chất lƣợng và tính thích nghi của 05 giống cỏ trên từng loại đất cát và đất phèn tại huyện Châu Thành và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh" của Trƣờng Đại học Trà Vinh gồm: giống cỏ Sả lá lớn, giống cỏ Ruzi, giống cỏ Voi, giống cỏ Stylo, giống cỏ hỗn hợp cho thấy: Trên đất phèn: tổng năng suất chất xanh của cỏ Sả, Stylo, Voi, Ruzi không khác biệt và cao hơn so với cỏ hỗn hợp (89,38 tấn/ha/năm). Trên đất giồng cát: tổng năng suất xanh và khô của cỏ Sả là cao nhất (178,53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tấn/ha/năm) và thấp nhất là cỏ hỗn hợp (96,17 tấn/ha/năm). Hàm lƣợng dinh dƣỡng của cỏ đƣợc trồng trên đất phèn cũng nhƣ trên đất cát: cỏ Stylo có

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng và sử dụng bột cỏ stylo trong chăn nuôi gà thịt (Trang 30 - 105)