Một số bài luyện tập

Một phần của tài liệu rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lựợng và các phép đo đại lựợng cho học sinh lớp 5 (Trang 43 - 61)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.5.Một số bài luyện tập

Bài 1: (Bài 3, trang 154 – SGK Toán 5)

Viết các số đo sau dƣới dạng số đo có đơn vị là héc-ta: a/ 65 000m2 ; 846 000m2; 5000m2

b/ 6km2 ; 9,2km2; 0,3km2

Bài 2:Ba bạn Bình Minh, Hồng Hải và Thùy Dung cùng học một trƣờng. Cách đây hai năm Bình Minh kém Hồng Hải 4 tuổi và cách đây năm năm Thùy Dung hơn Bình Minh 6 tuổi. Hỏi bạn nào nhiều tuổi nhất, bạn nào ít tuổi nhất?

Bài 3: (Bài 1, trang 156 – SGK Toán 5)

a/ 1 thế kỉ = …năm 1 năm = …tháng

1 năm không nhuận có …ngày 1 năm nhuận có …ngày

1 tháng có … hoặc …ngày Tháng hai có …hoặc…ngày b/ 1 tuần lễ có…ngày 1 ngày có …giờ 1 giờ có …phút 1 phút có …giây

Bài 4: Một mảnh vƣờn hình chữ nhật có chu vi 84m. Hãy tính diện tích của mảnh vƣờn đó, biết rằng nếu tăng chiều rộng của vƣờn thêm 3m và giảm chiều dài của vƣờn đi 3m thì vƣờn đó trở thành hình vuông.

Bài 5: (Bài 4, trang 166 – SGK Toán 5)

Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến Hải Phòng lúc 8 giờ 56 phút. Giữa đƣờng ô tô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ô tô là 45km/ giờ. Tính quãng đƣờng từ Hà Nội đến Hải Phòng.

Bài 6: (Bài 2, trang 144 – SGK Toán 5)

Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ.

Bài 7: (Bài 3, trang 166 - SGK Toán 5)

Một ngƣời đi xe đạp đƣợc một quãng đƣờng 18km với vận tóc 10km/ giờ. Hỏi ngƣời đi xe đạp đó đã đi hết bao nhiêu thời gian?

Bài 8: (Bài 3, trang 180 - SGK Toán 5)

Cùng một lúc, Vừ đi ngựa với vận tốc 11km/ giờ, Lềnh đi bộ với vận tốc 5km/giờ và đi cùng chiều với Vừ. Biết rằng khi bắt đầu đi Lềnh cách Vừ một quãng đƣờng 8km. Hỏi sau bao nhiêu phút Vừ đuổi kịp Lềnh?

TIỂU KẾT

Trong chƣơng II, tôi đã đề cập đến bốn dạng toán về đại lƣợng và phép đo đại lƣợng ở Toán 5, mỗi dạng đều có nội dung cụ thể và đƣa ra biện pháp để rèn kĩ năng, đồng thời đƣa ra ví dụ minh họa, có hƣớng dẫn chi tiết việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng đối với mỗi dạng đó. Trong đó tôi cũng chỉ rõ một số lƣu ý để giúp giáo viên và học sinh tránh đƣợc những sai lầm trong khi dạy và học phần kiến thức liên quan đến đại lƣợng, phép đo đại lƣợng. Qua đó học sinh nắm rõ đƣợc bản chất của phép đo đại lƣợng. Nắm đƣợc cách giải bài toán có nội dung về đo lƣờng, đặc biệt là những dạng toán: Chuyển đổi đơn vị đo, so sánh hai số đo, thực hiện phép tính trên số đo và dạng toán chuyển động đều. Đó sẽ là nền tảng vững chắc cho các em khi học môn toán ở Tiểu học và tiếp đến là bậc Trung học.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lƣợng và các phép đo đại lƣợng cho học sinh lớp 5 nhằm góp phần khắc phục khó khăn, ngăn ngừa những sai lầm mà các em thƣờng gặp phải khi làm dạng toán này, đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục trong thời kì mới. Cũng xuất phát từ thực trạng học sinh thấy đây là tuyến kiến thức khó nên không mấy hứng thú. Nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Tử Nê – Tân lạc – Hòa Bình nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề ra.

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Bài thực nghiệm: “Mi-li- mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích” - Số tiết thực nghiệm: 2 tiết.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

Thực nghiệm có đối chứng.

3.4. Tiến hành thực nghiệm

- Lớp thực nghiệm dạy tại lớp 5A trƣờng Tiểu học Tử Nê. - Lớp đối chứng lớp 5B trƣờng Tiểu học Tử Nê.

- Thời gian thực nghiệm: ngày 20/3/2014 – 27/3/2014.

Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, tôi có tiến hành điều tra một số đặc điểm của hai lớp, kết quả cho bởi bảng sau:

Bảng 3 Lớp Tổng số HS Giới tính Dân tộc ít ngƣời Xếp loại học lực môn học Nam Nữ Khá, giỏi Trung bình Yếu 5A 37 16 21 0 26 11 0 5B 36 19 17 0 25 10 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực nghiệm.

- Trên cơ sở phân phối chƣơng trình và nội dung SGK. Mỗi tiết thực nghiệm đƣợc soạn thảo, chỉ dẫn tƣơng ứng với một tiết học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về các kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho HS, đƣợc kết hợp với nội dung thực nghiệm nhƣ sau:

Ở lớp đối chứng không có tác động gì, tôi vẫn dạy bình thƣờng, còn ở lớp thực nghiệm tôi đã xin một tiết luyện tập và soạn giáo án theo tinh thần vận dụng các biện pháp đã đề xuất dạy học phần đại lƣợng và các phép đo đại lƣợng để hƣớng dẫn và củng cố các kiến thức mà HS đã đƣợc học về các đơn vị đo diện tích nhƣ: xăng-ti-mét vuông HS đã học ở lớp 3; đề-xi-mét vuông, ki-lô-mét vuông và mét vuông HS đã đƣợc học ở lớp 4 và đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông trong chƣơng trình toán 5 mà HS đã học ở bài trƣớc. Trên cơ sở đó, HS có những tƣ duy nhất định về cách tính diện tích và có thể dễ dàng tiếp thu bài học mới. Và khi học về mm2 đã hoàn thiện bảng đơn vị đo diện tích.

Trong quá trình thực ngiệm, tôi sử dụng luôn những bài tập đã xây dựng ở chƣơng 2 với các mức độ từ dễ đến khó, hƣớng dẫn HS cách phân tích để tìm cách giải bài toán. Từ đó hình thành kĩ năng phân tích, giải bài tập cho HS theo các dạng đã đƣa ra.

Sau khi vận dụng các biện pháp trên vào phần dạy học đo đại lƣợng lớp 5, tôi có tiến hành kiểm tra cùng một đề bài đối với cả hai lớp 5A và 5B để đánh giá kết quả tiếp thu bài của các em nhƣ thế nào và có đƣợc những kết luận cần thiết sau quá trình thực nghiệm.

3.5. Kết quả thực nghiệm

Thông qua bài kiểm tra 1 tiết đối với cả hai lớp thì kết quả bài làm của HS thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4

Điểm Lớp thực nghiệm 5A Lớp đối chứng 5B

Số lƣợng % Số lƣợng % 3-4 0 5 13.9 5-6 9 24.3 14 38.9 7-8 16 43.2 10 27.8 9-10 12 32.5 7 19.4 Cộng 37 100 36 100

Thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy lớp học sôi nổi hơn, hoạt động của thầy và trò đồng bộ, nhẹ nhàng. HS đã đƣợc phát huy tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức cũng nhƣ luyện tập thực hành. Các bài tập về đổi đơn vị đo các em ít nhầm lẫn hơn. Thực hiện các phép tính trên đơn vị đo lƣờng lúc nào các em cũng chú ý đến việc đổi các số đo về cùng một đơn vị đo.

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy khi tiến hành thực nghiệm tại lớp 5A, thì kết quả học tập có tăng lên, số bài yếu giảm hơn so với lớp đối chứng: mức độ giỏi tăng từ hơn 19% lên hơn 32%, mức độ khá tăng từ hơn 27% lên hơn 43 và trung bình giảm từ hơn 38% xuống gần 24%, không còn điểm yếu. Chứng tỏ kết quả đã tăng lên theo chiều hƣớng tích cực, kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Các em đã rất vui mừng với kết quả đạt đƣợc sau bài kiểm tra.

Kết quả trên tuy chƣa thật cao, song phản ánh đƣợc phần nào hiệu quả của các phƣơng pháp đề ra trong khóa luận. Để các phƣơng pháp đó thực sự phát huy tác dụng, nâng cao chất lƣợng học tập, kĩ năng của HS thì cần phải có thời gian, sự chuẩn bị về con ngƣời, cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác.

TIỂU KẾT

Để nâng cao hiệu quả dạy học tuyến kiến thức đại lƣợng và đo đại lƣợng ở lớp 5 nói riêng và môn Toán nói chung giáo viên cần:

- Nắm chắc quy trình dạy học đo đại lƣợng để giúp học sinh hiểu đƣợc bản chất của phép đo. Nắm chắc quy trình hình thành khái niệm đại lƣợng, phƣơng pháp dạy học phép đo các đại lƣợng hình học (đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích), phép đo khối lƣợng, dung tích, phép đo thời gian.

- Phải đổi mới phƣơng pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Khuyến khích tăng cƣờng các hình thức dạy học (Cá nhân, nhóm, tập thể, trò chơi học tập,…), tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học, đổi mới cách đánh giá, kiểm tra…

- Dành thời gian để nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy, dự kiến những sai lầm thƣờng gặp. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Cùng học sinh xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện có tính sƣ phạm cao, động viên và hƣớng dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vƣợt khó trong học tập.

- Theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tƣợng học sinh để các em đƣợc hoạt động thực sự - tìm ra kiến thức mới, nhƣ vậy các em sẽ nhớ lâu, phát triển đƣợc tƣ duy, phát huy tính tích cực của mọi học sinh.

- Đề xuất đối với giáo viên:

+ Cần có nhận thức đúng: giáo viên là chủ thể trực tiếp đổi mới phƣơng pháp dạy học, không ai có thể làm thay đƣợc và điều đó diễn ra thƣờng xuyên, liên tục trong bài học, môn học, lớp học, và quá trình dạy học.

+ Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhƣng cần phải có để thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt trƣớc khi lên lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hƣớng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, dự kiến những sai lầm thƣờng gặp. Phân tích, tìm

nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình thành ở các em niềm tin vào bản thân mình. Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tƣợng học sinh, phát huy khả năng của các em. Biết tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình trƣớc tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập.

KẾT LUẬN

Rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lƣợng và các phép đo đại lƣợng cho học sinh lớp 5, có vai trò quan trọng trong việc giải các bài tập về yếu tố đại lƣợng và các phép đo đại lƣợng ở Tiểu học. Vì vậy một số biện pháp mà khóa luận đề cập đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của giảng dạy và giải bài tập có nội dung về đại lƣợng và các phép đo đại lƣợng ở Tiểu học nói chung và toán 5 nói riêng.

Khóa luận đã nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lí luận có liên quan nhƣ: Vai trò của bài tập toán trong quá trình dạy học, ý‎ nghĩa của việc giải bài tập toán học, phƣơng pháp chung để giải toán,... Trên cơ sở đó khóa luận cũng đƣa ra một số biện pháp khắc phục những sai lầm thƣờng gặp khi giải toán về các phép đo đại lƣợng. Đặc biệt trong khóa luận đã đề xuất đƣợc biện pháp rèn kĩ năng giải bốn dạng toán thƣờng gặp về phép đo đại lƣợng, mỗi dạng đều có ví dụ minh họa, đồng thời kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ biện pháp đề xuất là hiệu quả.

Do khuôn khổ khóa luận và thời gian hạn hẹp tôi mới chỉ thực nghiệm đƣợc ở một trƣờng Tiểu học, đề ra các biện pháp rèn kĩ năng giải dạng toán về phép đo đại lƣợng có ứng dụng thực tiễn tốt, hiệu quả, tôi hi vọng các bạn sinh viên Khoa Tiểu học – Mầm non sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu và phát triển hơn. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn đọc để khóa luận đƣợc hoàn thiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Diên Hiển- Thực hành giải toán Tiểu học tập 2, NXB Đại học sƣ phạm, 2004.

2. Đỗ Trung Hiệu; Đỗ Đình Hoan; Vũ Dƣơng Thụy; Vũ Quốc Hùng – Giáo

trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học; NXB Đại học sƣ phạm.

3. Nguyễn Phụ Hy (chủ biên) - Bùi Thị Hƣờng – Dạy học phép đo đại lượng

ở bậc Tiểu học; NXB Giáo dục.

4. Vũ Dƣơng Thụy, Đỗ Trung Hiệu – Các phương pháp giải toán ở Tiểu học,

NXB Giáo Dục, 2001.

5. Vũ Quốc Trung (chủ biên); Đào Thái Lai; Đỗ Tiến Đạt; Trần Ngọc Lan; Lê Ngọc Sơn – Phương pháp dạy học ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên của dự án phát triển giáo viên Tiểu học); NXB Đại học sƣ phạm; 2007.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên Tiểu học; Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên; NXB Đại học sƣ phạm – NXB Giáo dục; 2007

PHỤ LỤC Giáo án thực nghiệm

BÀI: MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

HS biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của mi - li - mét vuông. Nắm đƣợc quan hệ giữa mi - li - mét vuông và xăng - ti - mét vuông. Củng cố về tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

2. Kĩ năng:

Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. 3. Thái độ:

Ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy - học

- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm nhƣ trong phần a của SGK. - Bảng phụ kẻ sẵn các cột nhƣ phần b SGK nhƣng chƣa viết chữ và số. III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

Thời gian (phút)

-Hoạt động dạy Các hoạt động học Phƣơng tiện

4 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hƣớng dẫn luyện tập thêm của tiết học trƣớc.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dƣới lớp theo dõi và nhận xét.

33 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

Ở những giờ học trƣớc cô trò mình đã đƣợc học bảng đơn vị đo độ dài,

- HS nghe để xác

Thời gian (phút)

-Hoạt động dạy Các hoạt động học Phƣơng tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảng đơn vị đơn vị đo khối lƣợng. Giờ học hôm nay cô và cả lớp cùng học một bảng đơn vị đo nữa, đó là bảng đơn vị đo diện tích. Cả lớp cùng mở SGK trang 27. GV ghi đầu bài.

tiết học. màu

2.2. Giới thiệu đơn vị đo mi- li – mét vuông

a) Hình thành biểu tượng mi – li – mét vuông

- GV yêu cầu: Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã đƣợc học. (GV gợi ý để HS nêu)

2 HS nêu:

- GV kết luận: các đơn vị đo diện tích các em đã đƣợc học đó là: cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.

- GV giới thiệu: “Để đo những diện tích rất bé, ngƣời ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông”

- HS nghe GV giới thiệu.

- GV treo hình vuông minh hoạ nhƣ SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm.

- GV nêu: “ Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.”

- Yêu cầu: hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm. - HS quan sát hình. - HS tính và nêu: diện

Một phần của tài liệu rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lựợng và các phép đo đại lựợng cho học sinh lớp 5 (Trang 43 - 61)