Dạng toán thực hiện phép tính trên số đo đại lƣợng

Một phần của tài liệu rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lựợng và các phép đo đại lựợng cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.Dạng toán thực hiện phép tính trên số đo đại lƣợng

a/ Nội dung:

Cho bài toán hay cho dãy phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên số đo đại lƣợng. Yêu cầu HS giải toán.

b/ Biện pháp:

Để dạy học các phép tính trên số đo đại lƣợng trƣớc hết GV cần luyện tập cho HS thành thạo bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia: trên tập hợp số tự nhiên và nắm chắc quy tắc chuyển đổi các đơn vị đo đại lƣợng theo từng nhóm.

- Nếu bài toán cho dƣới dạng thực hiện phép tính trên số đo đại lƣợng thì ta tiến hành qua các bƣớc sau:

Bước 1: Đặt đúng phép tính (nếu thấy cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo). Riêng các phép tính cộng, trừ phải lƣu ý HS viết các số đo cùng đơn vị thẳng cột dọc với nhau.

Bước 2: Tiến hành thực hiện các phép tính. Đối với các số đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lƣợng, dung tích đƣợc thực hiện nhƣ trên các số tự nhiên; đối với các số đo thời gian các phép tính đƣợc thực hiện nhƣ trên số tự nhiên chỉ trong cùng một đơn vị đo vì số đo thời gian đƣợc ghi nhận trong nhiều hệ.

Bước 3: Chuyển đổi đơn vị (nếu cần thiết) và kết luận.

Ví dụ 1: Thực hiện các phép tính sau: 9m75cm +2m43cm

Bƣớc 1: Đặt tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo).

Bƣớc 2 :Thực hiện tính nhƣ các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị ở từng cột.

Bƣớc 3: Chuyển đổi đơn vị

Ta có thể đổi 11m 118cm = 12m 18cm (vì 1m = 100cm) Kết luận: 9m75cm + 2m43cm = 12m 18cm.

*Lưu ý: Khi dạy học về các phép tính với số đo thời gian cần chú ý rèn luyện cho HS cách thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia các số đo thời gian:

- Cộng, trừ các số đo thời gian

+ Đối với các số đo có 1 tên đơn vị đo: HS làm giống nhƣ đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân.

Ví dụ 2: 3 giờ + 14 giờ = 17 giờ 3,4 giờ + 1,6 giờ = 5 giờ

3,5 ngày – 1,2 ngày = 2,3 ngày

+ Đối với các số đo có tên hai đơn vị đo: HS có thể lần lƣợt tiến hành các thao tác nhƣ đã nêu ở trên.

Ví dụ 3: (Ví dụ 2 trang 132 – SGK Toán 5)

Một ngƣời tham gia đua xe đạp, quãng đƣờng đầu tiên đi hết 22 phút 58 giây, quãng đƣờng thứ hai đi hết 23 phút 35 giây. Hỏi ngƣời đó đi cả hai quãng đƣờng hết bao nhiêu thời gian?

Ta phải thực hiện phép cộng: 22 phút 58 giây + 23 phút 35 giây = ? Ta đặt tính rồi tính nhƣ sau:

Vậy : 22 phút 58 giây + 23 phút 35 giây = 46 phút 33 giây. 9m 75cm 2m 43cm 11m 118cm + 9m 75cm 2m 43cm + + 3 giờ 15 phút 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút 22 phút 58 giây 23 phút 35 giây 46 phút 33 giây

- Để thực hiện phép tính nhân (chia) một số đo thời gian với (cho) một số tự nhiên cần lƣu ý HS cách trình bày, thực hiện tính và viết kết quả tính, nếu cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo.

Ví dụ 4: 3 giờ 15 phút  5

15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút

* Nếu bài toán không cho dƣới dạng thực hiện các phép tính trên số đo đại lƣợng thì trƣớc hết ta lập mối liên hệ giữa các yếu tố đã cho với các yếu tố chƣa biết (cần cho việc giải toán) hoặc các yếu tố cần tìm; sau đó đƣa bài toán về dạng thực hiện các phép tính trên số đo đại lƣợng.

Một phần của tài liệu rèn kĩ năng giải toán có nội dung đại lựợng và các phép đo đại lựợng cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 35)