6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
DOANH NGHIỆP
Là các yếu tố như khả năng huy động vốn, nợ khó đòi,hàng tồn kho….
Hàng tồn kho là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Nợ khó đòi : Là khoản công nợ có tuổi thọ cao nhưng chưa có khả năng thu hồi; vì các nghuyên nhân sau:
Con nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi. Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp.
Do con nợ không còn khả năng thanh toán.
Huy động vốn : là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp không ngừng tăng vòng quay nguồn vốn huy động giúp doanh nghiệp có thể đề phòng và lường trước được những biến cố có thể xảy ra.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.
Tên DN: Công ty cổ phần và đầu tư thương mại Nga Sơn. Giám đốc hiện tại của DN: Trương Văn San.
Địa chỉ: TK Hưng Long – TT. Nga Sơn – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 0373 628 563 Fax: 0373 628 564.
Cơ sở pháp lí của công ty:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Nga Sơn được thành lập đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 31/3/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 19/12/2005.
Giấy phép ĐKKD 2603000272 do Sở KH đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 31/3/2005
Công ty đăng kí thuế tại chi cục thuế huyện Nga Sơn với MST: 2800836220. Loại hình DN: Công ty cổ phần.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được các cổ đông cùng sang lập và đăng ký giấy phép kinh doanh tháng 3/2005.
Sau khi ĐKKD, từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2005 công ty triển khai dự án xây dựng “Trung tâm thương mại Nga Sơn”. Đến cuối tháng 12 năm 2005dự án hoàn thành, công ty chính thức đi vào hoạt động với các nghành kinh doanh siêu thị và du lịch khách sạn.
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Nga Sơn những ngày đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ nhân viên ít,năng lực chuyên môn còn non yếu, công ty do mới thành lập nên chưa tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, chưa am hiểu và thâm nhập sâu được vào thị trường, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như tìm kiếm đối tác.
Tuy nhiên, qua một quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã kinh doanh từng bước hiệu quả, thị phần của DN được cải thiện, việc kinh doanh được mở rộng, các mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đó cũng chính là những thành công nhất định ban đầu của công ty.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. - Dịch vụ ăn uống, giải khát.
- Mua bán, kinh doanh các loại rượu.
- Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại. - Đại lý mua bán, ký gửu hàng hóa.
- Buôn bán điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ động thổ, khai trương, khánh thành, lễ cưới. - Môi giới thương mại.
- Mua, bán, kinh doanh thuốc lá các loại.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Sơ Đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty cổ phần đầu tư và thương mại Nga Sơn
Công ty cổ phần và đầu tư thương mại Nga Sơn được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa X thông qua ngày 29/11/2005 và tuân thủ các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty.
Công ty cổ phần và đầu tư thương mại Nga Sơn được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ tịch hội đồng cổ đông
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch của hội đồng cổ đông.
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng cổ đông hoặc đểlấy ý kiến các cổ đông.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng cổ đông hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các cổ đông.
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng cổ đông.
- Thay mặt hội đồng cổ đông ký các quyết định của Hội đồng cổ đông.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty. Ban Giám đốc
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người làm giám đốc.Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc. Giám đốc là người điều hành những công việc hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Giám đốc
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến các vần đề hàng ngày của công ty - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng quản trị, tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm,cắt chức các chức năng quản lý trong các công ty, trừ các chức danh do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức.
Phó giám đốc
Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.Có thể nói, phó giám đốc đóng vai trò tham mưu cho giám đốc trong công tác hàng ngày, đồng thời có
trách nhiệm thay mặt giám đốc lúc cần thiết. Phòng kinh doanh
Là phòng trực tiếp xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng và đồng thời cũng là phòng nắm bắt được tình hình thị trường để từ đó xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành bán kế hoạch, giá tiêu thụ hàng hóa.Phòng kinh doanh duyệt số lượng hàng hóa cần mua,thực hiện kinh doanh, lập hóa đơn bán hàng luân chuyển chứng từ xuất nhập kho,thực hiện việc giao, thu công nợ của khách hàng.
Phòng tài chính – kế toán
Phòng thực hiện các công việc về tài chính –kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính kế toán phục vụ cho yêu cầu của giám đốc và các phòng ban liên quan, đồng thời phải chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp: giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt, đồng thời - Kế toán thanh toán: Kiểm tra chứng từ, chuyển chứng từ cho kế toán trưởng, ban lãnh đạo phê duyệt sau đó lập phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ đã được duyệt và theo dõi các khoản thu chi đó.
- Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ phải thu, phải trả của nhân viên và khách hàng.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi TSCĐ tăng giảm trong công ty và các khoản khấu hao TSCĐ, các khoản sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ trong công ty.
- Kế toán tiền lương, trích nộp bảo hiểm trong công ty: Chấm công, làm bảng lương, sổ lương, tính các khoản bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm trừ vào chi phí DN theo quy định cho cán bộ nhân viên trong công ty.
- Kế toán bán hàng: theo dõi tình hình nhập kho và tiêu thụ sản phẩm - Thủ quỹ: đảm nhận việc thu chi tiền mặt hàng ngày và quản lý tiền mặt
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty
Ban Giám đốc công ty có chức năng trực tiếp quản lý và điều hành, chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị trực thuộc toàn công ty. Đứng đầu các phòng ban là các
trưởng phòng ban, chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của phòng mình. Trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ năng lực của mỗi nhân viên trong mỗi phòng ban, trưởng phòng sẽ phân công công việc cho từng người và người đó sẽ chịu trách nhiệm trước trưởng phòng. Các phòng ban và các đơn vị trực thuộc có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác kinh doanh. Các phòng ban trong công ty đều có mối quan hệ khăng khít tạo nên một cơ thể sống hoàn chỉnh. Các bộ phận cấp cao đưa ra những mục tiêu và phương hướng cho cấp dưới,cấp dưới tiến hành các hoạt động kinh doanh để thực hiện các mục tiêu đó theo phương hướng đề ra.
Như vậy, Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, do đó hạn chế được những thủ tục rườm rà không cần thiết, đồng thời giúp cho việc ra quyết định kinh doanh và việc thực hiện các quyết định được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
2.1.5. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.5.1. Môi trường vĩ mô
* Môi trường kinh tế
Bất kì một DN nào dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo hay kinh doanh thương mại đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ môi trường kinh tế.
Ngày nay nhu cầu của con người ngày càng cao và rất phong phú ,nó đòi hỏi DN phải biết nắm bắt tốt những biến động của nền kinh tế, thay đổi của thị trường để có thể đưa ra các phương án phù hợp, giúp DN ngày càng phát triển.
Do vậy,công ty phải giữ được cho mình những đoạn thị trường đã có và có những phương án, kế hoạch mở rộng thêm thị trường, chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng.
* Môi trường công nghệ
Phải nói rằng hiện nay công nghệ khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, nếu ai biết tận dụng cơ hội, nhanh nhạy thích nghi và áp dụng công nghệ tiên tiến người đó sẽ có sức mạnh lớn, số còn lại sẽ bị tụt hậu và trở thành những người theo sau.
Nắm bắt được điều này, công ty đã trang bị cho mình 1 hệ thống các phần mềm bán hàng, quản lý, kế toán hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh.
Văn hóa-xã hội là một yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến bất kì một ngành kinh doanh nào bởi nó ảnh hưởng đến tâm lý, tâm linh của con người,ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng,mua sắm.Chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN.
* Môi trường pháp luật
Hiện nay,do sự tác động của việc chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với việc Việt nam gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới đã có nhiều thay đổi tích cực trong các chính sách của Nhà Nước như: hệ thống các văn bản, thủ tục thông thoáng hơn tạo điều kiện cho các DN hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, giảm bớt tình trạng nhiều cửa làm mất đi cơ hội kinh doanh của các DN.
2.1.5.2. Môi trường nghành
Đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của công ty, đó là hệ thống các chuỗi siêu thị, các công ty thương mại ngày càng nhiều và ngày càng mở rộng.
2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty 2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty
2.2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh: công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm, lương thực, thực phẩm như rượu, bia, nước giải khát,đường, sữa,bánh kẹo,đồ gia dụng....
Ngành nghề kinh doanh: công ty chuyên bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chủ yếu như ngành thực phẩm công nghệ, đồ dùng gia đình,dịch vụ giải trí, ăn uống...
2.2.1.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây tuy còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất còn hạn chế, mặt hàng mà công ty kinh doanh là những hàng hóa được sản xuất trong nước nên sức cạnh tranh thấp, việc thu hồi vốn còn chậm do khách hàng nợ nhiều. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như thế nhưng công ty đã tận dụng và phát huy hiệu quả những mặt thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn để đạt được một số kết quả đáng kể trong kinh doanh.
động kinh doanh (2010-2012)
(ĐVT: đồng)
Năm Lợi nhuận ròng
2010 327.363.745
2011 365.419.975
2012 334.624.086
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản
Bảng 2: Khái Quát Tình Hình Tài Sản (ĐVT:đồng ) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 8.434.702.928 100 9.955.188.472 83.98 11.590.810.919 87.09 1.502.485.544 18.03 1.635.622.438 16.43 B. Tài sản dài hạn 0 0 1.898.934.826 16.02 1.718.352.863 12.91 1.898.934.826 0 -180.581.963 -9.51 TỔNG TÀI SẢN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420362 40.54 1.455.040.490 12.27
Qua bảng (2) ta thấy, tổng tài sản tăng dần qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010 tổng tài sản là 8.434.702.928 đồng đến năm 2011 tăng lên 11.854.123.298 đồng; so với năm 2010 thì năm 2011 tăng lên 3.419.420.362 đồng với tốc độ tăng là 40.54%
Qua năm 2012 tổng tài sản lại tiếp tục tăng 1.455.040.490 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 12.27% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh của công ty được mở rộng. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phân tích trên toàn tổng thể nên chưa thấy được các nguyên nhân làm tăng giảm tài sản.
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản
BẢNG 3: Phân tích cơ cấu tài sản
(ĐVT: đồng) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.434.702.928 100 9.955.188.472 83.98 11.590.810.919 87.09 1.502.485.544 18.03 1.635.622.438 16.43 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.045.179.270 12.39 2.803.608.765 23.65 1.304.145.846 9.79 1.758.429.495 168.24 - 1.499.462.919 -53.48
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 350.000.000 2.95 0 0 350.000.000 0 -350.000.000 -100 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 374.728.950 4.44 11.901.670 0.1 8.744.223 0.06 -362.827.280 -96.82 -3.157.447 -26.53 IV. Hàng tồn 7.014.520.456 83.16 5.845.461.227 49.31 9.411.080.750 70.71 -1.169.059.229 -16.67 3.565.619.523 70
kho V. Tài sản ngắn hạn khác 274.252 0.01 944.216.810 7.96 866.840.100 6.51 943.942.558 344.08 -77.376.710 -8.19 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 0 0 1.898.934.826 16.02 1.718.352.863 12.91 1.898.934.826 0 -180.581.963 -9.51 I. Tài sản cố định 0 0 1.861.199.651 15.7 1.718.352.863 12.91 1.861.199.651 0 -142.846.788 -7.67 IV. Tài sản dài hạn khác 0 0 37.735.175 0.32 0 0 37.735.175 0 -37.735.175 -100 TỔNG TÀI SẢN 8.434.702.928 100 11.854.123.298 100 13.309.163.782 100 3.419.420.362 40.54 1.455.040.490 12.27
Qua bảng số liệu (3) ta thấy: Tài sản ngắn hạn
Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều tăng về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể: năm 2010 là 8.434.702.928 đồng chiểm tỷ trọng 100% về toàn bộ tài sản. Đến năn 2011 tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 1.520.485.544 đồng tương ứng tăng 18.03% so với năm 2010. Sang năm 2012 lại tiếp tục tăng hơn so với năm 2011 là 1.635.622.438 đồng tương ứng tỷ lệ là 16.43%; sao lại có sự thay đổi về cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản tiền của công ty có sự sụt giảm rất lớn đến năm 2010 là gần 1.045.179.270 đồng chiếm tỷ trọng 12.39% trong giá trị tài sản. Sang năm 2011 các khoản tiền có tốc độ tăng rất nhanh là 23.65% tương ứng với 2.803.608.765 đồng. Nă 2012 các khoản tiền lại có sự sụt giảm xuống trong cơ cấu tài sản. Sở dỹ các lượng