Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại nga sơn (Trang 45 - 52)

6. Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương

2.2.4.Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, ta tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chúng để có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.

BẢNG 6: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ± % ± % 1. Hệ số nợ so với tài sản 0.46 0.57 0.59 0.11 23.91 0.02 3.51 2. hệ số khả năng

thanh toán tổng quát

2.17 1.74 1.70 -0.43 -19.81 -0.04 -2.3

3. hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

1.86 2.35 2.44 0.49 26.34 0.09 3.83 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Nhận xét: qua bảng (6), ta thấy: Hệ số nợ so với tài sản

Năm 2010 hệ số nợ so với tài sản của công ty là 0.46 và năm 2011 là 0.57 với mức tăng 0.11; cho thấy mức độ sử dụng nợ phải trả của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản tăng lên. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty đã nợ các nhà cung cấp dẫn đến tình trạng công ty bị phụ thuộc về mặt tài chính đối với các đối tượng bên ngoài. Vì vậy cần phải xem xét lại các khoản nợ của mình để có thể thanh toán. Năm 2012 hệ số nợ so với tài sản là 0.59 và tăng hơn so với năm 2011 là 0.02 ; chiếm tỷ lệ 3.51% nhưng mức tăng không đáng kể. Điều này cho thấy trong năm 2012 các khoản nợ mà công ty chiếm dụng tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 tài sản của công ty tăng mạnh hơn năm 2011.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Năm 2010 hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 2.17; năm 2011 là 1.74 mức giảm 0.43% cho thấy mức độ sử dụng nợ phải trả để đầu tư cho tài sản giảm xuống. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty sử dụng các khoản nợ để đầu tư thêm vào tài sản của mình. Năm 2012 hệ số này là 1.7 so với năm 2011 giảm xuống 0.04; với tỷ lệ giảm là 2.3%. Điều này cho thấy trong năm 2012công ty đã sử dụng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tài trợ tài sản của mình.

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

lần chiếm tỷ lệ 26.34%; sang năm 2012 hệ số này tiếp tục tăng lên đến 2.24 với mức tăng là 0.09 chiếm tỷ lệ 3.38%. Nguyên nhân là do công ty vẫn phải sử dụng các khoản nợ phải trả để tài trợ các loại tài sản.

2.2.5.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

BẢNG 7: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

( ĐVT: đồng)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%)

Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 17.358.997.135 21.818.814.733 21.363.196.562 4.459.817.600 25.69 -455.618.170 -20.88 2. Giá vốn hàng bán 14.814.140.082 19.583.755.803 18.376.408.892 4.769.615.000 32.2 -1.207.346.190 -6.16 3. LN gộp 2.571.857.053 2.235.058.930 2.986.787.670 -336.798.123 -13.1 751.728.740 33.63 4. Doanh thu hoạt

động tài chính 3.489.500 11.096.353 4.187.400

7.606.853 217.99 -3.419.453 -30.82

5. Chi phí tài chính - 103.256.970 - - - - -

6. Chi phí quản lý kinh doanh

2.120.674.685 1.655.671.680 2.544.809.622 -456.003.005 -21.93 889.137.942 53.7 7. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh

454.671.868 487.226.633 446.165.488 32.544.765 7.16 -41.061.145 -8.43 8. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế

454.671.868 487.226.633 446.165.448 32.554.765 7.16 -41.061.145 -8.43 9. Chi phí thuế thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập doanh nghiệp

127.671.868 121.806.658 111.541.362 -5.865.210 -4.59 -110.265.296 -90.52 10. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp.

Từ bảng (7) ta thấy rằng: Doanh thu thuần

Doanh thu thuần từ năm 2010-2012 biến động khá thất thường lúc tăng lúc giảm. Cụ thể là năm 2011 vượt xa năm 2010, nếu như năm 2010 là 17.358.997.135 đồng thì năm 2011 tăng lên đến 21.818.814.733 đồng; tức là tăng 4.432.817.600 đồng. Lý do là năm 2011 công ty bán được nhiều hàng hóa hơn nên mang lại doanh thu cao như vậy. sang năm 2012 lại có chiều hướng giảm xuống nhưng không đáng kể. DT năm 2011 là 21.818.814.733 đồng thì năm 2012 là 21.363.196.562 đồng; tương đương với tỷ lệ 20.28%

Nhìn vào con số doanh thu ở đây ta có thể nhận xé rằng hàng hóa của công ty tiêu thụ được nhiều hơn, tuy nhiên chưa thể kết luận được công ty kinh doanh lãi hay lỗ. Bởi vì lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giá vốn hàng bán, các chi phí.

Giá vốn hàng bán

Gía vốn hàng bán của công ty cũng lúc tăng lúc giảm. Nếu năm 2010 giá vốn là 14.814.140.082 đồng, thì đến năm 2011 tăng vọt lên đến 19.583.755.803 đồng, mức tăng là 4.769.615.000 đồng cùng với tỷ lệ 32.2%; sang năm 2012 lại giảm xuống còn 1.207.346.190 đồng tức giảm 6.16% so với năm 2011. nguyên nhân của sự tăng giảm này là do công ty đã nhập khẩu một số hàng ngoại nhập vì vậy cần phải điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp với người tiêu dùng.

Chi phí quản lý kinh doanh:

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty chiếm tỷ trọng cao trong năm 2012, nhưng năm 2011 lại giảm xuống. năm 2010 là 2.120.674.685 đồng thì đến năm 2011 lại giảm xuống còn 1.655.671.680 đồng; tức giảm xuống với mức 21.93%; do một số công nợ phải thu công ty không thu hồi lại được. năm 2012, chi phí này lại tăng lên 889.137.942 dồng với tỷ lệ là 53.7% tức tăng lên 2.544.809.622 đồng năm 2012. Chi phí tăng lên do chủ trương chính sách của công ty cùng việc tích cực thu hồi các khoản nợ xấu để tránh tình hình các khoản nợ vay rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm lúc tăng lúc giảm. cụ thể là năm 2010 với 3.489.500 đồng đến năm 2011 tăng lên 11.096.353 đồng, tăng lên với

mức khá cao là 217.9% so với năm 2010. chứng tỏ công ty vẫn chưa thanh toán được các khoản nợ. Năm 2012 lại tiếp giảm xuốn 3.419.453 đồng với mức giảm là 30.82% chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã trả bớt các khoản vay nên kéo theo chi phí lãi vay giảm xuống, nhưng nhìn chung chi phí lãi vay của công ty là thấp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD

Qua 3 năm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn đóng góp vào lợi nhuận trước thuế là rất lớn. Vì vậy sự biến động của nó ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận là rất lớn. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng trong doanh thu thuần có xu hướng lúc tăng lúc giảm. và tốc độ của nó qua 3 năm là khác nhau. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 32.544.765 đồng chiếm tỷ lệ 7.16%; năm 2012 so với năm 2010 thì lại giảm xuống ở mức 41.061.145 đồng và giảm ở mức 8.43%; điều này cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả, cần có phương án để công ty hoạt động tốt hơn.

Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Đây là kết quả cuối cùng mà công ty đạt được sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2010 lợi nhuận ròng là 327.363.745 đồng, thì qua năm 2011 tăng lên 365.419.975 đồng, như vậy mặc dù doanh thu năm 2010 có giảm nhưng do giá vốn giảm và tỷ lệ tăng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên công ty bán được ít hàng hóa hơn nên lợi nhuận cũng không cao. Vì vậy công ty cần tìm hiểu thị trường và đưa ra chính sách mua bán hàng hấp dẫn hơn trong những năm tới.

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 không khởi sắc hơn so với năm 2011, nên công ty kinh doanh không có hiệu quả. Cụ thể: năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 365.419.975 đồng đến năm 2012 giảm xuống 334.624.086 đồng. Kết quả này là một dấu hiệu không tốt thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty không hiệu quả. Vì vậy trong tương lai công ty nên có các biện pháp đẩy mạnh doanh thu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại nga sơn (Trang 45 - 52)