Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn của NHNN & PTNT Hậu Giang (2009 – 06/2012).

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt hậu giang (Trang 42 - 44)

TRIỂN NƠNG THƠN HẬU GIANG (2009- 06/2012)

4.2.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn của NHNN & PTNT Hậu Giang (2009 – 06/2012). Giang (2009 – 06/2012).

Bảng 4.13: CƠ CẤU NỢ XẤU THEO THỜI HẠN (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 12.822 4.663 8.289 -8.159 -63,63 3,626 77,70 Nợ nhóm 4 9.046 6.881 7.450 -2.166 -23,94 569 8,30 Nợ nhóm 5 42.653 31.802 19.156 -10.851 -25,44 -12,646 -40,00 Tổng nợ xấu 64.521 43.347 34.895 -21.175 -32,82 -8,452 -19,00 Tỷ lệ nợ xấu 4,2 2,2 1,6 2,00 0,6

(Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNH Hậu Giang 2009 - 2011)

Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng thì có thể xin lưu vụ, gia hạn. Nếu được ngân hàng đồng ý thì được lưu vụ, gia hạn, nếu khơng đồng ý thì khỏan nợ đó sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Theo quyết định 18/2007 của Ngân hàng Nhà Nước nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 đó là những khoản nợ quá hạn bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn. Nếu nợ xấu cao thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng thấp và ngược lại. Đồng thời, nó cũng cho thấy việc sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả hay khơng. Vì vậy, việc xem xét và theo dõi nợ xấu là hoạt động cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Nhìn vào bảng số liệu, tình hình nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng giảm dần về tỷ trọng và cả số tuyệt đối so với tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng giảm về số tuyệt đối và tương đối, nợ nhóm 3, 4 chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 4,2%, đây là mức nợ xấu cao nhất trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,2%.

42

Nguyên nhân nợ xấu năm 2009 ở mức cao là do năm 2009, dịch rầy nâu trên lúa lan tràn, dịch cúm gia cầm trên gà, vịt làm giảm lượng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh đáng kể. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2009 làm giảm nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường chính và do nguồn nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Năm 2009, báo chí một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, khu vực Trung Đông và New Zealand thay nhau đưa tin không trung thực nhằm hạ bệ cá tra Việt Nam, ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng các nước này và các nước lân cận, làm giảm nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này. Cộng thêm giá cả các yếu tố đầu vào như thức ăn gia súc, gia cầm, xăng dầu liên tục tăng giá làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân trong tỉnh, kéo theo đó là hoạt động cầm chừng của các đơn vị kinh tế liên quan như các công ty thủy sản…Từ đó khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng giảm mạnh, dẫn tới nợ xấu năm 2009 cao hơn những năm trước.

Năm 2010, 2011 tình hình kinh tế khả quan hơn, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng do ngân hàng đã tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ bằng những việc làm cụ thể như: đến từng hộ vay, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, động viên hộ vay bán đi một phần tài sản không hiệu quả để thu hồi nợ, khởi kiện xử lý tài sản thế chấp đối với các món vay khơng cịn khả năng trả nợ. Kết hợp với chính quyền địa phương cho mời những hộ có nợ xấu, đã cam kết nhiều lần, có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ khơng trả nợ cho ngân hàng ra làm việc trực tiếp. Thành lập các đồn kiểm tra, đơn đốc thu hồi nợ lãi nợ xấu, kiên quyết xử lý các món nợ đến hạn, khơng để phát sinh thêm nợ xấu. Cán bộ tín dụng làm việc thường xuyên với thủ trưởng các đơn vị có phát sinh nợ xấu để vận động cán bộ cơng nhân viên và có biện pháp thu hồi nợ như trích trực tiếp từ tiền lương. Đối với trường hợp chuyển cơng tác thì thơng báo làm việc trực tiếp với đơn vị mới về tình hình nợ vay của cán bộ đó, đồng thời yêu cầu đơn vị cũ phải có trách nhiệm hỗ trợ trong cơng tác xử lý thu hồi nợ của ngân hàng.

Sáu tháng đầu năm 2012, tổng nợ xấu tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của Ngân hàng Nhà Nước tại thời điểm này là dưới 5%. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1,8% so với tổng dư nợ. Cụ thể như sau:

43

Bảng 4.14: CƠ CẤU NỢ XẤU THEO THỜI HẠN (06/2012)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 06/2011 06/2012 2012/2011 Số tiền % Nợ nhóm 3 4.800 10.800 6.000 125,00 Nợ nhóm 4 7.881 9.100 1.219 15,47 Nợ nhóm 5 27.802 26.600 -1.202 -4,32 Tổng nợ xấu 40.483 46.500 6.017 14,86 Tỷ lệ nợ xấu 1,4% 1,8% 0,4%

(Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNH Hậu Giang 30/06/2012)

Sáu tháng năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng, cao hơn cả cuối năm 2011 lẫn cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do diến biến phức tạp của dịch bệnh trên gia súc, giá cá tra giảm mạnh trong khi các yếu tố đầu vào nhưng giá thức ăn, thuốc thủy sản lại leo thang do tình trạng lạm phát.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt hậu giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)