Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá nhỏ hay q lớn đều khơng tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả.
Giai đoạn 2009 – 2011, tình hình huy động vốn của ngân hàng cịn tương đối thấp thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2009 bình quân 1,92 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2010 tình hình vẫn khơng có thay đổi với 1,93 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Như đã phân tích ở phần trước, do tình hình kinh tế khó khăn, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thời tiết diễn biến thất thường, giá các yếu tố đầu vào tăng…nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, nguồn vốn huy động của ngân hàng trong 2 năm này cịn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu vay vốn của dân cư lại
47
không ngừng tăng lên, ngân hàng vẫn đáp ứng một phần nhu cầu vay của khách hàng. Do vậy hệ số dư nợ/vốn huy động khá cao. Nhận thấy điều đó, năm 2011 ngân hàng tích cực tiến hành các biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động như các chương trình khuyến mãi quà tặng khi gửi tiền, khách hàng gửi tiền tại ngân hàng với doanh số cao sẽ có cơ hội rút thăm trúng thưởng, thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt khách hàng để lấy ý kiến phản hồi về các chính sách của ngân hàng, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự phục vụ của ngân hàng…từ đó thu hút được một lượng khách hàng mới, giữ được khách hàng cũ, doanh số huy động vốn tăng lên, bên cạnh đó ngân hàng cũng tiến hành triệt để công tác chọn lọc khách hàng, hạn chế lượng khách hàng vay có hoạt động kinh doanh rủi ro. Do đó năm 2011 tỷ lệ dư nợ/vốn huy động có sự biến đổi tích cực, với 1,1 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia.