Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ môi trường tại lâm trường sóc sơn – hà nội (Trang 42)

Lâm trƣờng Sóc Sơn là một doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 665/ QĐ-UB Ngày 12/2/1993 của UBND Thành phố Hà Nội . Quá trình hình thành Lâm trƣờng Sóc Sơn nhƣ sau:

a. Thời kỳ trƣớc năm 1988.

Năm 1956 từ “Vƣờn ƣơm Lạc Long” Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Lâm trƣờng Kim Đa. Đến năm 1969 Lâm trƣờng Kim Đa trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Năm1983 Bộ Lâm nghiệp hợp nhất 03 đơn vị đó là: Lâm trƣờng Kim Đa , Xí nghiệp giống cây con Minh phú , Trạm cơ giới trồng rừng trên địa bàn huyện Sóc sơn và đổi tên thành Lâm trƣờng thực nghiệm Sóc Sơn.

Thời kỳ này rừng và đất lâm nghiệp hầu nhƣ không đƣợc quản lý đặc biệt là vùng núi cao.

Việc đầu tƣ trồng rừng cho khu vực nhân dân không có, Nhà nƣớc chỉ đầu tƣ cho Lâm trƣờng thực hiện nhiệm vụ cơ giới trồng rừng và vƣờn ƣơm cây con. Theo số liệu điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng truớc năm 1988 toàn huyện Sóc Sơn chỉ có 234 ha rừng thông và bạch đàn.

Những diện tích đồi thấp liền kề khu dân cƣ nông thôn, nhân dân địa phƣơng và CBCNV Lâm trƣờng sử dụng trồng chè, trồng cây ăn quả, trồng Bạch đàn v.v.. mang tính tự phát. Diện tích đất trống đồi núi trọc là chủ yếu.

b. Thời kỳ từ năm 1988 đến 1992.

Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của ngƣời dân, Năm 1988 UBND thành phố Hà Nội có quyết định số: 6025/QĐ-UB về việc

giao đất cho nhân dân mượn đất để phát triển kinh tế đồi rừng trong thời hạn 30 năm. Các CBCNV Lâm trƣờng cũng đƣợc Lâm trƣờng giao đất theo "quy

chế giao đất giao rừng và kinh doanh rừng của Lâm trường - Năm1989".

Hội thảo "khoán 10 trong Quốc doanh lâm nghiệp" ngày 19/5/1989 tổ chức Tại Lâm trƣờng Sóc Sơn (Bộ lâm nghiệp: có Đ/c Thứ trƣởng, Thành phố Hà Nội: có Đ/c Phó chủ tịch UBND Thành phố, Sở Lâm nghiệp: Sở Đ/c Giám đốc sở, huyện Sóc Sơn có: Đ/c Bí thƣ Huyện uỷ và Đ/c Chủ tịch UBND huyện). Sau Hội nghị Lâm trƣờng đã đƣợc Thành phố, Sở Lâm nghiệp và UBND huyện Sóc sơn cho phép thực hiện:

+ Giao khoán rừng theo mô hình trang trại: Rừng - Vƣờn - Ao - Chuồng (Ngoài diện tích rừng nhận khoán bảo vệ, những diện tích dốc thoải dƣới chân đồi, các hộ gia đình đƣợc làm Vườn - Ao - Chuồng theo khả năng

và điều kiện cho phép) để giải quyết việc làm và đời sống... - Chƣơng trình khoán đất trồng chè.

- Chƣơng trình trồng cây ăn quả trong các vƣờn hộ và trang trại rừng. - Chƣơng trình cải tạo môi trƣờng, làm ao thả cá.

- Chƣơng trình củng cố và phát triển khu Dân cƣ lâm nghiệp, Làng Lâm nghiệp, Làng Sinh thái.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (sau Hội thảo khoán 10 ngày 19/5/1989) công việc này thật khó khăn vất vả. Ở nhiều trƣờng hợp, Lâm trƣờng phải vận động CBCNV nhận đất, nhận rừng để cho rừng "có chủ

cụ thể", cho rừng đỡ bị tàn phá. Lâm trƣờng phải vận động các hộ gia đình

CBCNV lập trại, làm vƣờn để giải quyết việc làm và đời sống. Trong nhiều trƣờng hợp Cán bộ, Đảng viên phải đi đầu trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc của Lâm trƣờng là: Giao đất khoán rừng đến hộ, thực hiện Nông -

hình thành dần nền móng "Kinh tế hộ gia đình" . Đây chính là nội dung cơ bản của quá trình đổi mới ở Lâm trƣờng Sóc Sơn.

c. Thời kỳ 1994 đến 1998 (Thực hiện chương trình 327/CT)

Ngày 15/9/1992 Chính phủ có quyết định số: 327 /CT về chính sách sử

dụng đất trống đồi núi trọc, rừng vùng bãi bồi ven Biển và mặt nước. Trong

thực tế Chƣơng trình 327/CT đến năm 1994 mới đƣợc thực hiện ở Sóc Sơn. Ngày 10/9/1994 thành phố Hà Nội có quyết định số: 1915/QĐ-UB v/v phê duyệt Dự án Nông-Lâm nghiệp lâm trưòng Sóc Sơn do Lâm trường Sóc Sơn làm chủ dự án. Với việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Bảo vệ rừng: 1679 ha

- Trồng mới: 546 ha

- Nâng cấp làm giàu rừng : 117 ha - Kinh tế: vƣờn hộ (cây Ăn quả): 170 ha - Xây dựng mô hình kinh tế hộ hộ: 400hộ

Để thực hiện các mục tiêu của dự án, Lâm trƣờng đã tiến hành giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đến từng hộ gia đình.

Trong Quyết định 327/CT của Chính phủ, tại điều 6 quy định: "Ngoài diện tích đất rừng được giao, được khoán nói trên, tuỳ theo quỹ đất lâm nghiệp và khả năng lao động mà giao thêm cho mỗi hộ một diện tích đất đai có khả năng nông nghiệp để trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây lương thực. Trong đó mỗi hộ được sử dụng tối đa 5000 m2 làm kinh tế vườn". Tại công văn số 300/CV-TCRĐ ngày 08/5/1993 của Tổng cục

quản lý ruộng đất hƣớng dẫn việc giao đất theo chƣơng trình 327/CT nêu rõ:

"Ngoài những quyền lợi quy định tại điều 49 Luật đất đai ... Các tổ chức, cá nhân tham gia dự án còn được giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài

tại các vùng dự án: Đất ở không quá 400m2/hộ và đất sản xuất giao theo khả năng và nhu cầu của mỗi hộ".

Kết quả thực hiện dự án 327 của Lâm trƣờng, các mục tiêu về lâm nghiệp của dự án đã đƣợc thực hiện đúng theo tiến độ. Ngoài ra đã có hơn 200 hộ gia đình xây dựng đƣợc mô hình : Trại rừng, vƣờn rừng, vƣờn hộ. Ngƣời làm rừng thực hiện tự giác và chăm chút thƣờng xuyên cho vƣờn cây, ao cá của họ, rừng cũng đƣợc bảo vệ tốt hơn. Mô hình Rừng - Vƣờn - Ao - Chuồng thực sự đã hình thành ở Lâm trƣờng Sóc Sơn. Năm làng lâm nghiệp đƣợc hình thành tự phát trƣớc năm 1988, thì nay đã đƣợc củng cố và ngày càng phát triển. Thu nhập của ngƣời làm rừng không những chỉ có phần thu từ khoán rừng, mà bắt đầu đã có thu nhập từ "Kinh tế hộ " do có thu nhập từ

chăn nuôi, bán giống cây lâm nghiệp và cây ăn quả, thu nhập từ bán vải thiều, Na, ...

Kết quả của các chương trình phát triển kinh tế của Lâm trƣờng trong giai đoạn này là khả quan. Tuy lăn lộn, vất vả song đến nay cuộc sống của CBCNV Lâm trƣờng đã khá hơn. Ai cũng có nhà ở, vƣờn cây, ao cá, 100% các hộ gia đình tham gia thực hiện các mô hình: Vƣờn hộ, vƣờn rừng, trang trại rừng. Kinh tế hộ gia đình hình rõ nét trong công nhân lâm nghệp. Đến nay nhiều hộ gia đình đã có thu từ vƣờn quả từ 25 đến 30 triệu đồng/năm. Nhiều hộ gia đình làm giống cây lâm nghiệp nh ở các Tiểu khu: Minh phú, Hồng kỳ, có gia đình đã thu nhập từ bán cây giống lâm nghiệp từ 40 đến 50 triệu đồng một năm, ngƣời làm rừng đã thực sự yên tâm gắn bó với rừng.

d. Thời kỳ từ 1998 đến nay.

Năm 1998 UBND thành phố Hà Nội đã có phê duyệt quy hoạch rừng Phòng hộ - Đặc dụng huyện Sóc Sơn tại quyết định số: 2334/QĐ-UB ngày 11/6/1998 với mục tiêu:

- Bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đât, chống xói mòn, điều hoà không khí, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái khu vực Sóc Sơn và thành phố Hà Nội.

- Bảo vệ di tích lịch sử hiện có (khu Đền Sóc) tôn tạo cảnh quan, phục vụ nghỉ du lịch.

- Thực hiện giao khoán rừng và đất rừng, xây dựng mô hình kinh tế đồi rừng nhằm giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho nhân dân.

* Diện tích cụ thể nhƣ sau:

Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp: 6.630 ha

Trong đó: - Phát triển rừng Phòng hộ: 5.100 ha - Phát triển rừng Đặc dụng: 1.530 ha

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy hoạch trên thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

+ Quy hoạch phát triển 2 loại rừng, không có rừng sản xuất đã làm hạn chế rất nhiều tới quá trình phát triển rừng nói chung, và đặc biệt là những diện tích đất lâm nghiệp đã trồng cây ăn quả, trồng chè ... mà nhân dân địa phƣơng và CBCNV Lâm trƣờng đã trồng nhiều năm nay

+ Việc phận loại và phận định 2 loại rừng chƣa phù hợp với thực tế . Cần phải đƣợc rà soát lại theo đúng các tiêu chí của Bộ NN&PTNT quy định và trên thực tế những năm qua chƣa làm rõ đƣợc ranh giới này.

+ Việc quy hoạch 6.630 ha đất rừng PH - ĐD trùng lấn lên 955,75 ha đất ở và vờn liền kề khu Dân cƣ nông thôn, trong đó trùng lấn lên cả 5 làng lâm nghiệp của Lâm trƣờng đã đợc hình thành từ trƣớc năm 1988.

+ Diện tích 6.630 ha đất quy hoạch để làm rừng PH - ĐD trùng lấn lên 65 ha đất Quốc phòng an ninh.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức của Lâm trường

* Tổng số lao động của Lâm trƣờng tính đến 30/04/2010 là 70 ngƣời - Phân theo trình độ:

+ Cán bộ có trình độ Đại học, trên Đại học, Cao đẳng: 09 ngƣời + Cán bộ có trình độ trung cấp : 08 ngƣời + Công nhân kỹ thuật: 54 ngƣời

+ Giám đốc, Phó giám đốc , kiểm soát viên, Kế toán trƣởng do chủ sở hữu quyết định và bổ nhiệm.

+ Các phòng ban chức năng , Đội sản xuất, Phân xƣởng do Giám đốc Lâm trƣờng quyết định và bổ nhiệm, Lâm trƣờng có 4 phòng ban chức năng và 06 đội sản xuất, 01 nhà máy chế biến tổng hợp.

* Tổ chức bộ máy của Lâm trƣờng

Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức và quản lý điều hành của Lâm trường

Giám đốc

Phó Phó Giám đốc Giám Đốc

Phòng kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng quản lý phát triển Tài chính Kinh Doanh hành chính Tài nguyên Rừng

Đội SX Đội SX Đội SX Đội SX Đội SX Đội SXKD Nhà máy

Minh phú Nam sơn Hồng kỳ Đền gióng Sân bay Dich vụ chế biển gỗ

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

a/ Phòng kế hoạch tài chính: 04 ngƣời, 01 Trƣởng phòng ,01 kế toán

trƣởng, 1 phó phòng, 02 nhân viên. * Chức năng nhiệm vụ:

- Tham mƣu giúp Giám đốc quản lý tài sản, tài chính, tiền tệ theo quy định.

- Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm và các hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, cập nhật sổ sách kế toán lập báo cáo tài chính, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Lâm trƣờng.

- Xây dựng, phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất.

b/ Phòng kỹ thuật kinh doanh.

- Số lao động gồm có 04 ngƣời (1 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng, 02 nhân viên).

* Chức năng nhiệm vụ:

- Thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trƣờng.

- Tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trƣờng, đề xuất các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra xác nhận chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát việc thực hiện.

- Chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật các công trình thi công theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành.

- Tham mƣu giúp Giám đốc Lâm trƣờng chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng các qui định của Nhà nƣớc và quản lý hàng xuất nhập khẩu.

c/ Phòng Tổ chức Hành chính.

- Số ngƣời: 04 ngƣời (01 Trƣởng phòng; 01 Phó phòng và 02 nhân viên).

* Chức năng nhiệm vụ:

- Tham mƣu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, bố trí nhân sự, đề bạt các chức danh lãnh đạo và quản lý.

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến ngƣời lao động.

d/ Phòng quản lý phát triển tài nguyên rừng.

- Số lƣợng: 07 ngƣời (01 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng và 05 nhân viên)

* Chức năng nhiệm vụ:

- Giúp giám đốc Lâm trƣờng quản lý toàn bộ hồ sơ về quản lý bảo vệ rừng và đất rừng.

- Xây dựng các phƣơng án bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng – phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm

- Thƣờng xuyên tổ chức tuần tra ngoài hiện trƣờng, nắm bắt kịp thời các vi phạm xâm hại tài sản rừng báo cáo Giám đốc Lâm trƣờng

e/ Các đội sản xuất, phân xƣởng: 01 đội trƣởng , 01 nhân viên và số công nhân, đƣợc bố trí phù hợp với kế hoạch sản xuất hàng năm

* Chức năng nhiệm vụ.

- Tổ chức thực hiện snả xuất theo lệnh điều động của Lâm trƣờng đạt hiệu quả. Quản lý toàn bộ tài sản rừng, đất rừng và lao động trên địa bàn đƣợc Lâm trƣờng giao quản lý theo quy định của Lâm trƣờng.. Đề xuất việc tổ chức sản xuất các nguồn lực, vật lực trong bộ phận phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất trong từng thời kỳ nhằm mang lại hiệu quả cao.

4.1.3. Tài nguyên rừng

Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng của Lâm trƣờng Sóc Sơn đƣợc trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đồi gò

Đơn vị: ha

Hạng mục Diện tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất đồi gò 5.817,8 100,0

I. Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 5.594,8 96,2

1. Diện tích đất có rừng 4.360,4 75,0 1.1. Diện tích rừng trồng các loại 3.596,0 61,8 - Rừng thuần loại 1.701,9 + Rừng Thông 1.062,0 + Rừng Bạch đàn 269,6 + Rừng Keo 370,3 + Rừng hỗn giao 1.894,1

1.2. Vườn rừng, vườn quả 764,4 13,1

2. Diện tích rừng xen kẽ 1.037,8 17,8

- Trong khu dân cƣ 974,2

- Trong các khu quân sự 63,6

3. Đất vƣờn ƣơm 5,5 0,1 4. Đất trống chƣa có rừng 191,1 3,2 - IA,IB,ID 184,7 -IC 6,4 II. Các loại đất khác 223,0 3,8 - Đất thuộc các dự án mới XD 163,9 - Đất sử dụng khác 59,1

Tổng diện tích đất đồi gò là: 5.817,8 ha, nhƣng hiện đã đƣợc quy hoạch cho các dự án mới và sử dụng khác là ; 223,0 ha, chiếm 3,8%, bao gồm đất các dự án đã đƣợc duyệt nhƣ : sân gol, bãi rác....

* Tỷ lệ che phủ của rừng chung: Tổng diện tích đất có rừng : 4.360,4 ha, chiêm 75,0% diện tích đất đồi gò ; chiếm 23,4% diện tích tự nhiên các xã vùng đồi gò; chiếm 14,2% diện tích tự nhiên huyện Sóc Sơn và chiếm 4,7% diện tích tự nhiên của thủ đô Hà Nội.

* Tỷ lệ che phủ rừng của cá xã (tỷ lệ % diện tích rừng/ diện tích tự nhiên của cá xã): - Xã Minh Trí : 42,2% - Xã Bắc Sơn : 13,4% - Xã Tân Minh : 0,6% - Thị trán Sóc Sơn : 17,1% - Xã Minh Phú : 29,8% - Xã Nam Sơn : 39,4% - Xã Hồng Kỳ : 19,5% - Xã Phù Linh : 31,2% - Xã Hiền Ninh : 18,5% - Xã Quang Tiến : 14,0% - Xã Tiên Dƣợc : 11,7% Trong tổng diện tích có rừng:

+ Đất có rừng trồng tập trung 3.596,0 ha, chiếm 82,5% đất có rừng và chiếm 61,8% diện tích đất đồi gò

+ Diện tích vƣờn rừng, vƣờn quả 764,4 ha, chiếm 17,5%

- Đất có rừng trồng xen kẽ ( là rừng cây gỗ, cây ăn quả....): 1.0378 ha, chiếm 17,8% diện tích đất đồi gò trong đó:

+ Xen kẽ trong quy hoạch khu dân cƣ là : 974,2 ha do quy hoạch năm 1998 trùng vào diện tích đất đã quy hoach đất ở khu dan cƣ

+ Xen kẽ trong quy hoạch cho quân sự là 63,6 ha quy hoạch trùng vào khu quân sự

- Diện tích đất vƣờn ƣơm : 5,5 ha

- Diện tích đất chƣa có rừng 191,1 ha, chiếm 3,2 % đất đồi gò

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ môi trường tại lâm trường sóc sơn – hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)