Quan điểm tiếp cận của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ môi trường tại lâm trường sóc sơn – hà nội (Trang 28)

- Với đối tƣợng nghiên cƣ́u là rƣ̀ng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng nên đề tài xem xét chủ yếu là mặt xã hội và môi trƣờng sinh thái.

- Nghiên cƣ́u phát triển rƣ̀ng phòng hộ ở lâm trƣờng Sóc Sơn không chỉ xem xét và chú ý tới khâu trồng rƣ̀ng mà cần phải xem xét và nghiên cƣ́u cả các khâu bảo vệ môi trƣờng kết hợp du lịch sinh thái.

Cách tiếp cận trong nghiên cứu của đề tài là tổng hợp , đa chuyên môn (cả về kinh tế , chính sách , thị trƣờng … ) và có sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.

- Do thời gian nghiên cƣ́u của đề tài ngắn nên cách tiệp cận chính là kế thƣ̀a các kết quả nghiên cƣ́u, đề tài chỉ nghiên cứu bổ sung thêm một số khía cạnh có liên quan.

Sơ đồ 2.1: Các bước nghiên cứu của đề tài

Tổng kết, đánh giá phƣơng thức

trồng RPH

Thu thập thông tin, tài liệu đã có Tìm hiểu thực trạng phát triển RPH

Nghiên cƣ́u ảnh hƣởng của các chính sách

Phân tích xƣ̉ lý số liệu đã thu thập Đề xuất giải pháp

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình thƣ̣c hiện nghiên cƣ́u thƣ̣c hiện đề tài các số liệu sau đây đã đƣợc kế thƣ̀a:

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên , kinh tế – xã hội khu vực nghiên cƣ́u.

- Các số liệu về diện tích các loại rừng do Bộ NN &PTNT công bố trong các năm qua.

- Các Văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển trồng rừng phòng hộ môi trƣờng, các định mức kinh tế – kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng,…

- Các tài liệu khoa học các kết quả nghiên cứu có liên quan.

2.4.2.1. Tìm hiểu đặc điểm các loại rừng ở Lâm trường Sóc Sơn

Áp dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), trong đó công cụ chủ yếu đƣợc sƣ̉ dụng là phỏng vấn ngƣời cung cấp tin chính : các cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn ; nhƣ̃ng ngƣời dân trƣ̣c tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Nội dung tập trung vào các vấn đề:

+ Loài cây trồng rƣ̀ng chủ yếu; các biện pháp kỹ thuật đƣợc áp dụng. + Diện tích rƣ̀ng phòng hộ

Trên cơ sở đó, chọn địa điểm khảo sát và đánh giá ngoài thực địa.

2.4.2.2. Tổng kết và đánh giá các phương thức trồng rừng phòng hộ bảo vệ mộ trường tại Lâm trường Sóc Sơn

Làm việc với lâm trƣờng Sóc Sơn , UBND huyện Sóc Sơn để nắm tình hình chung về các hoạt động liên quan đến phát triển rừng phòng hộ cũng nhƣ

thu thập các tài liêu có liên quan . Sƣ̉ dụng phƣơng pháp điều tra theo các bƣớc:

Bƣớc 1. Điều tra khảo sát tổng thể , nắm tình hình chung, trên cơ sở đó tiến hành phân loại đối tƣợng và lƣ̣a chọn các điểm điều tra chi tiết tiêp theo.

Bƣớc 2. Trên cơ sở nhƣ̃ng kết quả thu đƣợc ở bƣớc 1, tiến hành đánh giá chi tiết các phƣơng thức trồng rừng:

+ Các lòai cây, giống cây đã sƣ̉ dụng.

+ Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đƣợc áp dụng.

Thu thập số liệu sinh trƣởng bằng cách lâm các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2 tại một số mô hình. Mỗi dạng mô hình bố trí 3 ô tiêu chuẩn ở cấp tuổi cao nhất. Các chỉ tiêu cần thu thập gồm tỷ lệ sống , đƣờng kính ngang ngƣ̣c đƣ̀ng kính tán, chiêu cao vút ngọn, độ tàn che, cây bụi thảm tƣơi,…

* Đánh giá sinh trƣởng:

- Điều tra tỷ lệ cây sống và đánh giá chât lƣợng cây rƣ̀ng phân ra ba cấp:

Cấp I : Thân thẳng đẹp , tròn đầy , tán cân dối , sinh trƣởng tốt không cong queo sâu bệnh.

Cấp II: Cây sinh trƣởng bình thƣờng

Cấp III: Cây sinh trƣởng chậm, sƣ́c sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn

- Sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngƣ̣c (D1.3) - Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn), - Sinh trƣởng đƣờng kính tán (Dt)

* Đánh giá phòng hộ: đƣợc xác định cho từng công trình cụ thể và do các địa phƣơng quyết định tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng địa phƣơng, từng công trình có diện tích bình quân đầu ngƣời khoảng 20m2

2.4.2.3 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách

* Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của chính sách: Đƣợc chia làm 2 bƣớc:

- Bƣớc 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến phát triển rừng phòng hộ tại Lâm trƣờng Sóc Sơn

- Bƣớc 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách , tiến hành khảo sát thƣ̣c địa để xe m xét nhƣ̃ng tác động tích cƣ̣c và nhƣ̃ng mặt còn hạn chế đối với phát triển rừng phòng hộ ở Lâm trƣờng , đặc biệt chú ý đến các ý kiến đề xuất của cơ sở . Nội dung nghiên cƣ́u này đƣợc tiến hành đồng thời với nội dung tổng kết và đánh giá các mô hình trổng rƣ̀ng phòng hộ . Các chính sách quan trọng đƣợc phân tích đánh giá gồm:

- Chính sách về quản lý rừng. - Chính sách về đất đai.

- Chính sách về thuế, đầu tƣ và tín dụng.

- Các chính sách khác có liên quan nhƣ : các dự án quốc tế vả trong nƣớc, chính sách của tỉnh…

Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều Kiện Tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng đồi gò huyện Sóc Sơn (trên địa bàn 11 xã, thị trấn) nằm phía tây bắc của huyện Sóc Sơn, cách thủ đô hà nội 40km.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

+ Phía nam giáp các xã Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cƣờng ... Sân bay quốc tế Nội Bài.

+ Phía đông giáp các xã Trung Giã, Bắc Phú, Xuân Giang, Đức Hoà... + Phía tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.2. Địa hình

- Địa hình vùng đồi gò Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200- 300m so với mặt biển. Có đỉnh núi cao nhất là Hàm Lợn (485m), Cánh Tay (332m) núi Đền Sóc (308m ... điểm thấp nhất là 20m

Nhìn trung địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình ở đây chia cắt tƣơng đối mạnh, sƣờn dốc và lƣu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20 - 250

có nơi dốc > 350

Địa hình đất đồi gò sóc sơn có thể chia thành 2 vùng :

- Vùng núi thấp và đồi: tâp trung tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn...

- Vùng đồi gò bát úp gồm các xã Hiền Minh, Quang Tiến, Tiên Dƣợc, Hồng Kỳ....

Xen kẽ giữa các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp. chính vì vậy, hệ thống rừng trên vùng đồi gò rất quan trọng trong việc giữ nƣớc, điều tiết nƣớc cho nông nghiệp, nếu nhƣ độ che phủ của rừng đƣợc đảm bảo và ngƣợc lại nếu độ che phủ của rừng không đƣợc đảm bảo hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi đất sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng.

3.1.3. Khí hậu

Sóc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: - Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10.

- Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Một số đặc trƣng của khí hậu nhƣ sau:

- Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực 125,7 Kcal/cm2 và bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4Kcal/cm2

.

- Số giờ nắng trong năm khá dồi dào 1.645 giờ. Trung bình 1 ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10, trung bình mỗi ngày có 7 giờ nắng. Với nền bức xạ luôn luôn dƣơng cùng với giờ chiếu sáng khá lớn đó là điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

- Nhiệt độ: tổng nhiệt độ hàmg năm đạt: 8500 - 900 0C, nhiệt độ bình quân/năm là 23,5 0C.

- Độ ẩm không khí trung bình/ năm là: 84%. - Lƣợng bốc hơi trung bình/ năm là: 650mm.

- Lƣợng mƣa trung bình/ năm là: 1.670mm, năm mƣa ít nhất là: 1000mm, năm mƣa nhiều nhất là: 2.630mm. Song lƣợng mƣa phân phối không đều trong năm, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 lƣợng mƣa

chiếm từ 80-85% lƣợng mƣa cả năm , mùa này thƣờng có những trận mƣa kéo dài,có gió xoáy và bão.

- Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất. Bão thƣờng gây ra gió mạnh và mƣa lớn. Nhìn chung khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. hạn chế chính khí hậu ở đây là lƣợng mƣa lớn lại tập trung gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là những diện tích không có rừng, độ dốc lớn.

3.1.4. Sông suối, thủy văn

Vùng đồi gò Sóc sơn có mạng lƣới suối, kênh mƣơng khá dày từ 1,2- 1,5km/km2.

Bao gồm: Suối Cầu Chiền, Suối Cầu Lai, Suối Thanh Hoa, Sông Lƣơng Phú, Suối Đồng Quang, Ngòi Nội Bài ... chảy ra 3 sông quanh huyện là: Sông Công (phía Bắc), Sông Cầu (phía đông), Sông Cà Lồ (phía Nam)

Hàng năm vùng đồi gò tiếp nhận trung bình lƣợng nƣớc mƣa từ 50 - 60 triệu m3. Đây là lƣợng mƣa nghèo nhƣng lại phân bố không đều trong năm.

Hiện nay, nguồn nƣớc của Sóc Sơn khai thác chủ yếu từ 3 nguồn chính: + Nƣớc mƣa đƣợc giữ lại bằng các hồ chứa nhƣ: Đại Lải (kênh số II), Đồng Quang, Hoa Sơn, Đạo Đức ....

+ Nƣớc của các Sông Công, Sông Cầu, Sông Cà Lồ. + Nƣớc Sông Hồng qua hệ thống tiếp từ Đông Anh.

Tóm lại : vùng đồi gò Sóc Sơn là vùng nghèo nƣớc, do sự phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm, đã làm cho Sóc Sơn trở thành hạn và úng ngập trọng điểm của Hà Hội .

Để phát triển lâu bền vùng đồi tự nhiên vùng đồi gò sóc sơn, để bảo vệ phát triển tài nguyên nƣớc ở đây cần thiết phải xây dựng, nâng cấp các hồ đảm bảo giữ nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân và các khu du lịch .

3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

* Địa chất và đá mẹ

Cấu tạo địa chất vùng đồi, gò Sóc Sơn chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thƣợng, bậc Crami, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét ....

Vùng đồi gò Sóc Sơn cũng đƣợc tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ có tuổi hình thành trẻ nhất.

Các loại đá mẹ chính : Phấn sa, Sa thạch, Phiến thạch sét, Dăm kết, Cuội kết và phù sa cổ, các loại đá mẹ này thƣờng phân bố xen kẽ nhau.

Theo kết quả điều tra đánh giá đất đồi gò sóc sơn, bao gồm 25 dạng lập đại chính, thuộc 3 nhóm đất chính sau:

* Đặc điểm đặc trưng,diện tích các nhóm đất chính

a. Nhóm đất núi thấp

tổng diện tích : 482,8ha, chiếm 8,3% đất đồi gò.

đây là loại đất phân bố ở độ cao >3000m, có độ dốc >250

. Tầng đất mỏng <50cm, tỷ lệ đá lẫn nhiều, đất khô hàm lƣợng dinh dƣỡng nghèo.

Nhóm đất này thuọc đối tƣọng phòng hộ, cần đƣợc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đẻ che phủ bảo vệ đất.

b. Nhóm đất đồi

đây là loại đất phân bố ở độ cao từ 100m - 300m, độ dốc từ 15 - 250. Tầng đất từ mỏng đến trung bình (< 50cm - 100cm), đất nghèo dinh dƣỡg, đất khô chua (PH=4,5-5)

Nhóm đất này tiến hành trồng rừng, trồng rừng kết hợp cây ăn quả, cây công nghiệp ...

c. Nhóm đất đồi thấp lƣợn sóng, dốc thoải

Tổng diện tích: 3.565,2ha, chiếm 61,2% đất đồi gò.

Đây là loại đất phân bố ở độ cao < 100m, độ dốc chủ yếu <150

, tầng đất từ dầy đến trung bình (> 50cm - 100cm), thành phàn cơ giới thịt nhẹ, lƣợng kết von ít, đất tƣơng đối tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng nhất là áp dụng phƣơng thức nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, xây dựng vƣờn rừng vƣờn quả...

* Diện tích đất đồi gò phân theo các đặc trưng chính a. Diện tích phân theo độ cao

+ Độ cao < 100m, diện tích: 3.565,2 ha,chiếm 61,2% tổng diện tích + Độ cao từ 100 - 200m, diện tích 1.110,8 ha,chiếm 19,1%

+ Độ cao từ 200 - 300m, diện tích: 667,7 ha chiếm 11,4% + Độ cao > 300m, diện tich: 482,8 ha, chiếm 8,3%

Nhƣ vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn tập chung chủ yếu ở độ cao < 200m, chiếm 80,3%

b. Diện tích phân theo cấp độ dốc

+ Độ dốc < 70, diện tích: 2.029,0 ha, chiếm 34,8% diện tích + Độ dốc 8 - 150, diện tích: 1.307,5ha, chiếm 22,4%

+ Độ dốc từ 16 - 250, diên tích 1.360,5 ha, chiếm 23,3% + Độ dốc từ 26 - 360, diện tích 767.6ha, chiếm 13,3% + Độ dốc > 350, diện tích: 361,9 ha, chiếm 6,2%

Nhƣ vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ dốc < 250 , chiếm 80,5%

c. Diện tích phân theo độ dày tầng đất

+ Tầng đất mỏng < 50cm, diện tích :2.2418,8 ha, chiếm 38,5%

+ Tầng đất trung bình từ 50 -100cm, diện tích : 2779,7ha, chiếm 47,7% + Tầng đất dầy >100cm, diện tích: 805,0 ha, chiếm 13,8%

Nhƣ vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn có độ dầy tầng đất chủ yếu từ mỏng đến trung bình 86,2%,

3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng

Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai vùng đồi gò Sóc Sơn nhƣ sau:

Tổng diện tích tự nhiên 11 xã, thị trấn là: 18.656,3 ha, chiếm 60,9%tổng diện tích của huyện Sóc Sơn trong đó:

* Nhóm đất nông nghiệp: 11.075,1 ha, chiếm 59,4%,trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 6.709,2 ha,

- Đất lâm nghiệp là:4.365,9 ha, (đất có rừng trồng: 43,60 ha,Vƣờn ƣơm: 5,5ha)

* Nhóm đất phi nông nghiệp : 55.253,3 ha, chiếm 28,1% * Nhóm đất chƣa sử dụng là:2.327,9 ha, chiếm12,5%

Trong diện tích đất chƣa sử dụng có 119,1 ha đất chống đồi trọc có khả năng cho lâm nghiệp, hầu hết phân tán ở địa hình phức tạp khó khăn, cần nhanh chóng tiến hành trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây xanh cảnh quan ... để khai thác hết tiềm năng đất đai, phát huy chức năng phòng hộ cảnh quan môi trƣờng, phục vụ du lịch và thu hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồi gò nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung.

3.1.7. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử

Sóc Sơn là huyện ngoại thành, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40km, là địa bàn duy nhất của Hà Nội có hệ thống đồi gò mà trên đó là hệ thống rừng và cây xanh đa dạng, phong phú cùng với gần 20 hồ nƣớc nhƣ: Đồng Quan, Đạo Đức, Hoa Sơn, Hàm Lợn ....Tạo nên nhiều cụm cảnh quan sơn thuỷ hữu tình rất ngoạn mục. Nổi bật trong vùng có đỉnh núi Hàm Lợn 485,0m cao nhất vùng ; có núi đền Sóc, đỉnh Mỏ Cày nơi Thánh Gióng thăng thiên đã ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc trong việc dựng nƣớc và giữ nƣớc; Có Núi Đôi huyền thoại đã đi vào thơ ca....có di tích lịch sử Đền Sóc (Đền Giếng) đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng.

Hàng năm nơi đây, nhất là những ngày hội (tháng giêng) nhân dân trong vùng và du khách du lịch thập phƣơng trong và ngoài nƣớc đến thắp hƣơng vãng cảnh chùa, du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần...hiện nay các di tích lịch sử văn hoá đã đƣợc nhân dân đầu tƣ khôi phục và tôn tạo, cảnh quan khu vực này ngày càng hấp dẫn. Đây là một lợi thế cho việc phát triển du lịch cũng là nơi để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ông cha ta trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.

3.2. Điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

Vùng đồi gò huyện Sóc Sơn nằm trên 11 xã thị trấn, với tổng dân số 111.436 ngƣời, chiếm 42,2% dân số toàn huyện; Mật độ dân số trong vùng bình quân 558 ngƣời/km2. Dân số trong vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chiếm 85%, tổng dân số.

Tổng lao động trong vùng là 60.175 lao động, chiếm 54%dân số, trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ môi trường tại lâm trường sóc sơn – hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)