Các khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 61)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5.5. Các khu, cụm công nghiệp

Phát triển các khu, cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn. Phát triển phải gắn với không gian công nghiệp vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, gắn với việc phát triển tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, hợp tác sâu rộng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để tạo nên một vùng động lực phát triển.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn để thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN. Nghiên cứu thành lập một số khu, cụm công nghiệp (khu, cụm công nghiệp đóng tàu; khu, cụm công nghiệp sản xuất ô - tô, khu, cụm công nghiệp điện tử, khu, cụm công nghiệp hỗ trợ; khu, cụm công nghiệp dệt - may; khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm) gắn với các KKT, khu dịch vụ như các KCN: Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên, Phương Nam, Tiên Yên, Kim Sơn và KCN sạch thuộc KKT Vân Đồn. Đồng thời, nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ, cụm công nghiệp tại Đông Triều và một số cụm công nghiệp khác trên hành lang đường 18A, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn.

Để thu hút đầu tư, đặc biệt với những dự án có quy mô đầu tư lớn, tỉnh không nên phê duyệt, quy hoạch nhiều KCN nhưng lại thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vào đó tỉnh Quảng Ninh cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và môi trường đầu tư các KCN hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thay vì thành lập mới các KCN. Đồng thời, tiếp tục giải quyết linh hoạt và kịp thời chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động các KCN.

Phát triển các KCN phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với đô thị và dịch vụ. Đảm bảo cho việc phát triển đồng bộ bền vững, không gây các hậu quả về xã hội.

2.6. Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững

2.6.1. Bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long

Có biện pháp kiên quyết để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do khai thác, chế biến than; sản xuất công nghiệp, hoạt động du lịch, khai thác cảng và vận tải biển… Kiểm soát chặt chẽ việc đổ các chất thải rắn và nước thải có ô nhiễm vào vịnh Hạ Long. Tính toán hợp lý quy mô phát triển cảng và các công trình công nghiệp quanh vịnh nhằm bảo vệ Khu Di sản thiên nhiên thế giới theo quy định của UNESCO.

2.6.2. Quản lý các hoạt động khai thác hải sản

Quản lý các hoạt động khai thác hải sản, đặc biệt là ở vùng triều, các khu vực ven bờ và quanh các đảo. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác bằng chất nổ, xung điện, hóa chất và các ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi. Không phát triển các phương tiện nhỏ đánh bắt ở khu vực gần bờ. Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về các biện pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Nhân rộng mô hình nuôi sạch, nuôi sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

2.6.3. Quản lý việc khai thác than

Ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác than trái phép. Quy hoạch quỹ đất phù hợp để trồng rừng bù đắp lại diện tích rừng bị phá do khai thác than lộ thiên ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Mông Dương… Xây dựng các bãi thải đất đá nằm xa các sông suối ít nhất 500 m và xa khu dân cư tối thiểu 1 km.

2.6.4. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ

Phát triển trồng rừng tại các khu vực khai thác than. Khôi phục và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển và trên các đảo. Bảo vệ nghiêm ngặt vườn Quốc gia Bãi Tử Long, các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng văn hóa lịch sử đã được thiết lập; xây dựng một số khu bảo tồn khác nhằm bảo vệ và khôi phục các nguồn gen quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù, kết hợp với tham quan du lịch.

2.6.5. Quản lý việc xả thải của các tàu vận tải hoạt động trên biển

Tuân thủ nghiêm những quy tắc kỹ thuật trong quá trình bốc dỡ hàng, dầu và các hóa chất độc hại. Tỉnh cần sớm xây dựng một lực lượng chuyên trách với phương tiện đủ mạnh để ngăn chặn và ứng phó kịp thời với các sự cố tràn dầu trong tỉnh.

2.6.6. Tăng cường công tác quản lý môi trường

Thực hiện nghiêm việc thẩm định các phương án bảo vệ môi trường khi xét duyệt các dự án phát triển, nhất là các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm cao như hóa chất, cảng biển, đóng tàu, nhiệt điện… Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ sạch.

2.6.7. Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo vệ môi trường

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất để xây dựng các công trình xử lý chất thải. Huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đóng góp kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm”. Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong toàn dân, kể cả thành thị và nông thôn.

KẾT LUẬN

Quảng Ninh là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước với đồng bằng, trung du, miền núi, có vùng biển rộng, có biên giới và hải đảo. Quảng Ninh có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển. Đặc biệt, Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng thắng cảnh vịnh Hạ Long, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những tiềm năng lớn về du lịch, khoáng sản, cảng biển, thủy sản, nông – lâm nghiệp… cùng với nguồn lao động dồi dào có chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá đồng bộ, thị trường tiêu thụ được mở rộng và những đường lối chính sách phát triển phù hợp cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho Quảng Ninh những lợi thế so sánh quan trọng so với các địa phương khác trong cả nước, là tiền đề cho Quảng Ninh phát triển trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Quảng Ninh phát triển nhanh và bền vững, khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng lợi thế, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào 2015, đòi hỏi Quảng Ninh cần có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn và hợp lý, đồng thời gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên môi trường như: phát triển các ngành kinh tế có nhiều tiềm năng gắn với ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh như công nghiệp khai thác và chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, chế biến nông – lâm – thủy sản; phát triển du lịch, thương mại và các vùng động lực lãnh thổ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

Quảng Ninh cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển, một đầu tàu của tam giác kinh tế ở Bắc Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh, 2012, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955 – 2011, NXB Thống kê.

2. Hồng Hải - Nhị Giang, 1991, Quảng Ninh tiềm năng và triển vọng, NXB Sự thật.

3. Nguyễn Hồng Quản, 2005, Quảng Ninh đất và người, NXB Lao động xã hội. 4. Đỗ Phương Quỳnh, 1993, Quảng Ninh – Hạ Long, miền đất hứa, NXB Thế giới.

5. Lê Thông (chủ biên), 2002, Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 2: các tỉnh vùng Đông Bắc, NXB Giáo dục.

6. Lê Thông (chủ biên), 2011, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

7. Lê Thông – Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên), 2012, Việt Nam các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2002, Địa chí Quảng Ninh, tập 2, NXB Thế giới.

9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2006, Quyết định phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

10. Website: http://www.baoquangninh.com.vn/ 11. Website: http://www.quangninh.gov.vn/ 12. Website: http://www.investinquangninh.vn/ 13. Website: http://www.gso.gov.vn/

PHỤ LỤC ẢNH

Hòn Trống Mái

Nguồn: Tác giả đề tài

Cảng Cái Lân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 61)