Nguồn lực kinh tế xã hội khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.6. Nguồn lực kinh tế xã hội khác

Quảng Ninh có các tài nguyên du lịch về nhân văn đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch như quần thể di tích – danh thắng Yên Tử ở Uông Bí và di tích nhà Trần ở Đông Triều; cụm di tích lịch sử Bạch Đằng tại Quảng Yên; di tích thương cảng Vân Đồn; di tích núi Bài Thơ; di tích cách mạng và kháng chiến…

Các tài nguyên du lịch nhân văn phân bố tương đối tập trung tại những khu vực danh lam thắng cảnh tự nhiên, tạo điều kiện cho tỉnh hình thành nên các trung tâm du lịch.

Bên cạnh đó, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Quảng Ninh, nên tỉnh có sự đa dạng trong bản sắc văn hóa. Quảng Ninh có nhiều các lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc như lễ hội chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, lễ hội đình Trà Cổ, đình Quan Lạn, hát đối đáp giao duyên của người Tày và người Sán Chay ở Bình Liêu, hát chèo ở Đông Triều – Quảng Yên, hát Đúm ở Hà Nam (Quảng Yên), hát chèo đường…

Ẩm thực cũng là một nét đặc sắc nổi bật và thu hút được sự chú ý của du khách. Quảng Ninh là nơi có nhiều sản vật trên rừng, dưới biển nên có nhiều món ăn, đồ uống đặc sản như sò nướng, tôm bò, cá song nấu cháo, rượu ngán, sam nhồi, bề bề hấp, trai ngọc xào lăn… Quảng Ninh còn có rượu ba kích, thịt cà sáy và nhiều món nem, nộm và bánh khác.

Ngoài ra, hệ thống các chợ, siêu thị và các cửa khẩu buôn bán; các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ… cũng góp phần thu hút khách du lịch đến với Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)