Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 48 - 61)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản

2.2.3.1. Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và cơ cấu kinh tế nông thôn; từng bước hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh.

Về lâu dài, cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực của tỉnh. Do đó, hướng phát triển đó là tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lí. Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, từng bước trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu. Đến 2020, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 55%. Phát triển lâm nghiệp phải thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập của người lao động làm trong ngành lâm nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Huy động các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng tại các khu rừng phòng hộ sung yếu như hồ Yên Lập, hồ Diễn Vọng, hồ Tràng Vinh, Đầm Hà Động… rừng ngập mặn ven biển và rừng trên các đảo. Đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng

2.2.3.2. Định hướng phát triển thủy sản

Phát triển bền vững, đồng bộ kinh tế ngành thủy sản Quảng Ninh về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong nước, quốc tế và yêu cầu hội nhập. Phát triển dựa trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm động lực, đồng thời đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Xác định kinh tế ngành thủy sản là kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển kinh tế thủy sản phải đặt trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác.

Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng và khai thác thủy sản, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chế biến, xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng Đông Bắc; là đầu mối chính cung cấp nguyên liệu về nhu cầu thủy, hải sản và con giống cho các tỉnh lân cận, đặc biệt thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp.

Phấn đấu đến 2020, đưa sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt khoảng 103.000 tấn, trong đó khai thác đạt 50.000 tấn (sản lượng gần bờ 16.400 tấn và xa bờ là 33.600 tấn) và nuôi trồng là 53.000 tấn (thủy sản nước ngọt là 10.819 tấn, thủy sản nước mặn là 39.326 tấn); giá trị ngoại tệ chế biến xuất khẩu đạt 40 triệu USD. Thu hút tạo việc làm cho 61.810 lao động.

Để ngành khai thác thủy sản Quảng Ninh phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỉnh cần đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ và khuyến khích đóng tàu mới công suất từ 90 CV đến 1000 CV và lớn hơn để vươn ra khai thác tại các ngư trường xa bờ và vùng biển quốc tế, không đóng mới và từng bước hạn chế giảm dần tàu khai thác ven bờ có công suất thấp dưới 45 CV. Quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 9.000 chiếc hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhưng chủ yếu là các tàu có công suất từ trung bình trở lên.

Sắp xếp hợp lý ngành khai thác gần bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi, đồng thời bảo vệ cuộc sống mưu sinh cho người dân ven biển. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở khu vực vịnh Hạ Long, Bãi Tử Long và ven các đảo, giảm mạnh số phương tiện và sản lượng đánh bắt, chuyển sang nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch… Phát triển đồng bộ các cảng cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và các trung tâm tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn… dọc ven biển và trên các đảo như Cô Tô… để thúc đẩy khai thác xa bờ, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại vùng mặt nước: ngọt, lợ, mặn; đa dạng các loại hình nuôi như: trong đê cống, không đê cống, lồng bè. Phát triển nuôi trồng thủy sản toàn diện từ sản xuất giống, công nghệ nuôi đến chế biến thành hàng hóa. Ưu tiên phát triển hình thức nuôi thủy sản tập trung theo phương thức công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và nuôi thủy sản sạch, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ, nhất là nuôi tôm xuất khẩu theo công nghệ tiên tiến. Mở rộng nuôi nhuyễn thể tại các khu vực cửa sông, các vùng bãi triều ven biển và ven các đảo. Phát triển mạnh nghề nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp kết hợp với phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Bãi Tử Long, Cô Tô, Vân Đồn, Tiên Yên…

Từng bước nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở chế biến hiện có. Xây dựng mới một số cơ sở chế biến thủy sản với công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng Cô Tô trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn ở vịnh Bắc Bộ.

2.3. Định hƣớng phát triển kết cấu hạ tầng

Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển tổng hợp kinh tế biển, các khu du lịch, KCN, KKT tổng hợp Vân Đồn, các KKT cửa khẩu và là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh.

2.3.1. Định hướng phát giao thông vận tải

2.3.1.1. Đường bộ

Cải tạo nâng cấp tuyến quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Mũi Chùa đạt tiêu chuẩn cấp II, xây dựng đường ven biển từ Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình – Thanh Hóa.

Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 18C từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, đường 340 từ Hải Hòa đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh và quốc lộ 279 trong vành đai 2 đạt cấp III miền núi.

Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia. Nâng cấp và xây dựng mới các đường 341, 324, 343, 344.

Xây dựng cầu Vân Tiên và đường 18 nối qua đảo Cái Bầu (Cẩm Phả - Vân Đồn – Tiên Yên). Hoàn thiện hệ thống các bến xe liên tỉnh và nội tỉnh, phát triển giao thông công cộng.

2.3.1.2. Đường sắt

Kết hợp đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và xây dựng mới một số tuyến đường sắt tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng KTTĐ Bắc Bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Xây dựng đoạn nối ga Hạ Long và cảng Cái Lân. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên tuyến Kép – Cái Lân; tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái nối với đoạn Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định để kết nối với tuyến đường sắt Thống Nhất vào phía Nam. Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng cho ngành than tại khu vực Vàng Gianh – Uông Bí và cảng Điền Công.

2.3.1.3. Cảng biển

Xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, công suất năm 2020 đạt 16 – 20 triệu tấn, tiếp nhận tàu đến 5 vạn DWT. Tuy nhiên, việc phát triển cảng Cái Lân cần hết sức lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Tiếp tục nâng cấp cảng Mũi Chùa thành cảng cửa ngõ của khu vực miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng cảng Vạn Hoa phục vụ cho KKT Vân Đồn, mở rộng cảng Vạn Gia đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực Móng Cái, đồng thời là cửa ngõ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Tập trung nghiên cứu đầu tư và hoàn thành tổ hợp cảng biển lớn tại khu vực Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên); xây dựng cảng Hải Hà thành cảng

trung chuyển hàng hóa lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các cảng và bến thủy nội địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như: Dân Tiến, Thọ Xuân, Đá Đỏ…

Tiếp tục nâng cấp và mở rộng các cảng than Cẩm Phả, Cửa Ông, duy trì quy mô cảng Nam Cầu Trắng, xây dựng mới cảng dầu tại Hòn Gạc có thể tiếp nhận tàu 3 vạn DWT, cảng chuyên dùng cho nhà máy thép Cẩm Phả. Triển khai xây dựng cảng hành khách Hòn Gai quy mô lớn, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tuyến vận tải hành khách bằng đường biển cao tốc Bắc – Nam và các tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển.

2.3.1.4. Hàng không

Xúc tiến xây dựng sân bay Vân Đồn, để đưa vào khai thác trong giai đoạn 2016 – 2020 và sau năm 2020 mở rộng quy mô phù hợp với tiến độ phát triển của KKT Vân Đồn. Dự kiến, sân bay Vân Đồn sẽ đón khoảng 1 – 1,5 triệu lượt khách/năm bằng các loại máy bay tầm trung như A321, AS20, B777 - 200. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Định hướng phát triển hệ thống cấp điện, nước

2.3.2.1. Hệ thống điện

Mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 1000 MW), xây dựng nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (công suất 200 MW), Hà Chanh (công suất 1.200 MW, giai đoạn I là 600 MW).

Xây dựng đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường dây 110 KV mạch 2 đường 500 KV đến Hoành Mô và Mông Dương ra Móng Cái. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho KKT Vân Đồn, nghiên cứu đưa điện lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng…

2.3.2.2. Hệ thống cấp, thoát nước

Mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình cấp nước phù hợp với quá trình phát triển như xây dựng nhà máy nước Việt Hưng công suất 80.000 m3/ngày đêm vào năm 2020. Khai thác đập Đá Trắng (công suất 10.000 m3/ngày đêm) cấp nước cho KCN Việt Hưng huyện Hoành Bồ. Mở rộng nhà

sạch (công suất 12.000 m3/ngày đêm) cung cấp nước cho Mạo Khê, Hoàng Thạch. Khai thác đập nước Đồng Ho (công suất 20.000 m3/ngày đêm). Xây dựng đập Đồng Giang và sử dụng nước hồ Yên Lập, đưa công suất lên (100.000 m3/ngày đêm), cấp nước cho khu du lịch Bãi Cháy và các vùng công nghiệp tại Hoành Bồ… Xây dựng cụm xử lý nước từ hồ Tràng Vinh và Đoan Tĩnh (8.000 m3/ngày đêm) để đưa công suất cấp nước cho Móng Cái lên 12.000 m3

/ngày đêm. Xây dựng các công trình cấp nước cho một số huyện như Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Cô Tô (từ 600 – 2.000 m3/ngày đêm).

Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có khoảng từ 95 – 100% số hộ nông thôn được dùng nước sạch. Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước và các khu chứa và xử lý nước thải, chất thải của các khu đô thị, các KCN, khu du lịch… nhằm bảo vệ và việc giữ gìn môi trường sinh thái.

2.3.2.3. Hệ thống thủy lợi

Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho diện tích lúa và rau màu, giải quyết tiêu úng, chống lũ nhằm phòng chống thiên tai, góp phần bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

2.4. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực

Dưới yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và quá trình phát triển kinh tế của tỉnh thì nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng và là động lực chính trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Theo dự báo đến năm 2020, dân số toàn tỉnh 1.237.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 680.500 người chiếm 55% dân số. Do đó, tỉnh cần chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào các ngành như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất nông – lâm – thủy sản và các ngành kinh tế biển có lợi thế.

Đối với ngành công nghiệp, tỉnh cần quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao phục vụ cho các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp dịch vụ cảng biển…

Về thương mại, cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực am hiểu pháp luật, nhất là luật pháp quốc tế, biết ngoại ngữ, đủ phẩm chất và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với nhân lực các ngành dịch vụ, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nhân lực cho du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, nhân lực phục vụ cho các trung tâm du lịch lớn của tỉnh; quan tâm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, bảo hiểm chuẩn bị cho việc Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn của đất nước trong tương lai.

Đồng thời, có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm thu hút người tài góp sức cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú trọng nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục đào tạo trong tỉnh.

2.5. Định hƣớng phát triển các lãnh thổ động lực

Tập trung phát triển nhanh một số KKT, KCN quan trọng, liên kết với các đô thị lớn tạo thành một dải các lãnh thổ động lực, các khu vực trọng điểm mang tính đột phá dọc ven biển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cả nước.

2.5.1. Khu kinh tế Vân Đồn

Phát triển KKT Vân Đồn với chức năng là khu du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ cao cấp và đầu mối giao thương quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tập trung phát triển nhanh du lịch sinh thái, hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch cả trên đảo và trên biển. Phát triển các ngành công nghiệp sạch hướng ra xuất khẩu. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại phục vụ du lịch, phát triển nuôi trồng hải sản trên biển phục vụ xuất khẩu kết hợp với du lịch. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao. Bảo vệ và phát triển rừng trên các đảo nhằm bảo vệ môi trường, kết hợp

2.5.2. Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà

Phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, thu hút mạnh đầu tư, tạo hạt nhân thúc đẩy giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Là trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước. Trung tâm dịch vụ cảng và vận tải biển, đồng thời là cửa mở lớn của vùng Bắc Bộ. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng hoàn chỉnh KCN – cảng biển Hải Hà gắn với thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái thành trung tâm công nghiệp, cảng biển, trung tâm tài chính, khu mậu dịch tự do lớn và hiện đại trong khu vực.

2.5.3. Thành phố Hạ Long

Phát triển xứng đáng là một đô thị trung tâm của tỉnh và là “cực tăng trưởng” mới của KKT Bắc Bộ. Hướng phát triển của Hạ Long là lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trung tâm để thúc đẩy các ngành khác. Trước hết tập trung phát triển mạnh du lịch, xây dựng Hạ Long thành trung tâm du lịch, vui chơi giải trí biển hiện đại của cả nước và quốc tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng du lịch, nhất là các công trình vui chơi giải trí cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 48 - 61)