Tài nguyên biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.7. Tài nguyên biển

km. Vùng biển này đã mang lại cho tỉnh nhiều thế mạnh, nguồn lợi, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển.

Tiềm năng du lịch biển là một trong những thế mạnh của tỉnh. Với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ cùng hàng chục các hang động khác nhau đã tạo nên những cảnh quan vô cùng hấp dẫn khách du lịch.

Vùng biển Quảng Ninh có 2078 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cả nước), tập trung chủ yếu trong vịnh Hạ Long với 1969 hòn đảo. Có thể kể đến một số đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ti - tốp, Ngọc Vừng… Trong lòng núi đá vôi trên vịnh Hạ Long còn có nhiều hang động đẹp, nổi tiếng như hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Bồ Nông, động Thiên Cung, động Mê Cung, động Tam Cung…

Trên vùng biển Quảng Ninh có nhiều nơi có phong cảnh đẹp có thể xây dựng các khu nhà điều dưỡng, nghỉ mát. Ngoài Bãi Cháy, Tuần Châu và Trà Cổ thì các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô… đều có thể trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn. Các bãi tắm ở Bãi Cháy, Tuần Châu, đảo Ti - tốp, Quan Lạn, Minh Châu, Cô Tô, đặc biệt là bãi tắm Trà Cổ, đều là những bãi tắm đẹp, hấp dẫn du khách. Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (về cảnh quan và cấu trúc địa hình đá vôi trên biển). Năm 2012, vịnh Hạ Long lại được công nhận là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Điều này càng làm tăng thêm giá trị cho tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

Hiện nay, Hạ Long và các vùng biển đảo đang được chú ý khai thác và là một trong những trọng điểm phát triển của du lịch cả nước. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch mới chỉ tập trung ở Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ. Tiềm năng du lịch cảnh quan sinh thái còn rất lớn, đòi hỏi tỉnh cần có những biện pháp nhằm khai thác tối đa những lợi thế về du lịch mà tỉnh hiện có, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Quảng Ninh.

Quảng Ninh có tiềm năng lớn thuận lợi cho phát triển cảng biển và dịch vụ hàng hải. Đây là một lợi thế so sánh và là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của tỉnh.

Bờ biển Quảng Ninh khúc khuỷu, có nhiều vụng vịnh ăn sâu vào đất liền, nhiều luồng lạch sâu, ít bị sa bồi và bên ngoài lại được bao bọc bởi hệ thống các đảo và vòng cung đảo… Có thể kể đến các khu vực như Cái Lân, Hòn Gai, Cửa Ông, Tiên Yên, Vạn Gia, đảo Con Quạ, Hòn Buôn, Hòn Nét... rất thuận lợi cho xây dựng các cảng biển. Đặc biệt khu vực Cái Lân (trong vụng Cửa Lục), có vùng đất và mặt nước rộng rãi, ít bị sa bồi nếu giữ được mảnh rừng ngập mặn ở đỉnh vụng Cửa Lục. Cũng là một trong những địa điểm tốt nhất ở miền Bắc để xây dựng cảng nước sâu quy mô lớn, có thể tiếp nhận tàu 5 vạn DWT.

Việc phát triển các cảng biển trong tỉnh, nhất là các cảng nước sâu sẽ tạo ra sự mở cửa lớn cho tỉnh, miền Bắc nước ta cũng như các nước lân cận để thông thương với bên ngoài. Đồng thời, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng… Tuy nhiên, việc phát triển các cảng biển trong tỉnh, nhất là cảng Cái Lân và các cảng ở khu vực Hạ Long – Bãi Tử Long cần tính toán quy mô hợp lý nhằm bảo vệ Khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch.

Tài nguyên sinh vật biển của tỉnh cũng khá phong phú. Với vùng biển rộng trên 6.000 km2 thuộc vịnh Bắc Bộ, có nhiều bãi cá, bãi tôm thuộc ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng, một trong 4 ngư trường lớn của vùng biển nước ta, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản đã xác định được ở Quảng Ninh có 186 loài hải sản trong tổng số 555 loài động vật vùng biển. Ở đây có mặt hầu hết các loại hải sản ở vịnh Bắc Bộ, chiếm 25,3% (186/733), trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, sò huyết, tu hài, hải sâm…

Với ngư trường rộng và tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển mạnh ngành đánh bắt thủy sản, nhất là nghề đánh bắt cá biển.

Các bãi triều, cồn rạn, chương bãi, đảo gần bờ, các vũng vịnh là những địa bàn thuận cho ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Quảng Ninh, có

thác cho nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như biển lặng, ít bị ảnh hưởng của gió bão, môi trường nước sạch, độ mặn cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp… thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các nhóm sinh vật. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ góp phần quan trọng trong việc bổ sung cho nguồn thủy sản tự nhiên và tạo nên những đặc sản quan trọng cho lợi thế về du lịch và công nghiệp chế biến của tỉnh.

Ngoài ra, vùng biển Quảng Ninh còn có tiềm năng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ (cát, titan…) và trong tương lai có thể thăm dò, tìm kiếm nguồn tài nguyên dầu, khí dưới thềm lục địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)